Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON, ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
1.6.2. Các yếu tố chủ quan
Bên cạnh những yếu tố khách quan, công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáoviên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cũng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố mang tính chủ quan như:
* Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Vì vậy, nhận thức của CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nguồn nhân lực và cụ thể hơn là công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ nhằm đáp ứng cácmục tiêu chung của nhà trường, của ngành đã đề ra.
*Phẩm chất, năng lực quản lý của đội ngũ CBQL
Phẩmchất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác xây dựng và bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên. Cán bộ quản lý giáo dục trước hết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, các qui định của ngành, có lòng yêu nghề, tận tụy, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý giáo dục phải gương mẫu trong lối sống đạo đức, năng lực chuyên môn, tác phong làm việc bài bản, khoa học. Trong quản lý điều hành phải dân chủ, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp để điều hành các hoạt động đạt hiệu quả cao, phải tạo điều kiện để đồng nghiệp có điều kiện phát huy năng lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cán bộ quản lý giáo dục phải có kiến thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và biết vận dụng linh hoạt kiến thức đó vào thực tế. Cán bộ quản lý cần không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xu thế bồi dưỡng năng lực chung của đất nước và thế giới.
Người cán bộ quản lý phải tạo môi trường làm việc của đội ngũ GV, quan trọng nhất đó là xây dựng được một bầu không khí dân chủ, cởi mở. Trong đó mối quan hệ đoàn kết phải có tính hợp tác giữa các đồng nghiệp, giữa Ban giám hiệu với GV, NV nhà trường, mối quan hệ giữa GV với học sinh, phụ huynh học sinh và giữa nhà trường với các tổ chức xã hội khác ở địa phương. Sự khiêm tốn học hỏi, sống chan hoà với đồng nghiệp trong nhà trường là phẩm chất cao đẹp của người Thầy. Trong thời đại ngày nay, xu hướng hoà bình, hợp tác là xu hướngchung của toàn cầu, ở ngay một đơn vị nhỏ xu hướng ấy càng cần thiết để tạo ra cộng đồng tập thể vững mạnh giúp cho mỗi thành viên có điều kiện vươn lên. Thực tế hiện nay mộtsố GV sống ích kỉ, tự coi mình là hơn đồng nghiệp, chính họ đã đánh mất mình trước tập thể, kiến thức tay nghề chuyên môn bị tụt hậu.
* Phẩm chất và năng lực sư phạm của giáo viên trong công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN
Trước những yêu cầu của xã hội và sự đổi mới của ngành, để nâng cao chất lượng giáo dục của ngành học, đáp ứng với nhu cầu bồi dưỡng năng lực của xã hội, thì mỗi giáo viên MN cần khẳng định vai trò và vị trí của mình, cần không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp GVMN đã quy định.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã tập trung phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: đội ngũ GVMN;
quảnlý; quản lý giáo dục; quản lý nguồn nhân lực; bồi dưỡng năng lực; bồi dưỡng năng lực đội ngũ GV; các vấn đề về chuẩn; chuẩn hóa; chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Đồng thời chương 1 đã khẳng định vị trí tầm quan trọng của Bậc học mầm non và đội ngũ GVMN trong hệ thống GD quốc dân;
mục tiêu và nội dung của GDMN trong chiến lược bồi dưỡng năng lực GD nói chung và của bậc học mầm non trong việc hình thành và bồi dưỡng năng lực nhân cách cho thế hệ trẻ. Đề tài đã xây dựng các yêu cầu bồi dưỡng năng lực ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Đặc biệt, đề tài đã vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng năng lực nguồn nhân lực vào bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN trên các khía cạnh: Kế hoạch hóa, bồi dưỡng năng lực ĐNGVMN, tuyển dụng, sử dụng ĐGVMN, đào tạo và bồi dưỡng ĐNGVMN, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non.
Bên cạnh đó chương 1 đã đề cập đến những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN hiện nay. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng giúp cho tác giả luận văn, khảo sát đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP