Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường mầm non huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 38 - 41)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON, ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

1.5.1. Tầm quan trọng của quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay thì việc dạy học giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và bồi dưỡng năng lực nhân cách của trẻ. Thông qua hoạt động dạy-học nhận thức về trí tuệ và hành vi của trẻ được bồi dưỡng năng lực.

Điều này chứng tỏ việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non là hết sức cần thiết.

Chất lượng đội ngũ nâng cao, tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh an tâm gửi con đến trường. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em bồi dưỡng năng lực về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; Hình thành và bồi dưỡng năng lực ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và bồi dưỡng năng lực tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Trước mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhiệm vụ đặt lên cho đội ngũ nhà giáo những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học và giáo dục… Mỗi GV theo yêu cầu đổi mới không những phải là người giỏi về

chuyên môn mà còn cần phải có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và lối sống, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm. Đồng thời có trách nhiệm cao trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy việc xây dựng, bồi dưỡng và bồi dưỡng năng lực đội ngũ cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới bồi dưỡng năng lực chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng GDMN nói riêng, là mục tiêu hàng đầu, là nhiệm vụ then chốt trong công cuộc đổi mới, toàn diện giáo dục.

1.5.2. Những yêu cầu đối với bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

* Về số lượng

Theo thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thì định mức giáo viên mầm non tại các đơn vị mầm non công lập:

- Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;

- Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;

- Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.

Yêu cầu trong giáo dục nói chung và trong GDMN nói riêng là phải đảm bảo số lượng GV để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường trước yêu cầu đổi mới GDMN.

* Về cơ cấu

Cơ cấu ĐNGVMN được hiểu là cấu trúc bên trong của đội ngũ, là một thể

hoàn chỉnh, thống nhất, thể hiện ở các cơ cấu thành phần sau:

- Cơ cấu theo trình độ chuyên môn đào tạo, loại hình đào tạo.

- Cơ cấu độ tuổi: Đây là cơ cấu lao động phục vụ thay thế (già, trẻ) là đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ.

* Về chất lượng ĐNGVMN

Chất lượng ĐNGVMN là tổng hòa chất lượng của GVMN ở trong đội ngũ GVMN. Bồi dưỡng năng lực chất lượng đội ngũ GVMN phải dựa trên chất

lượng của GVMN.Chất lượng giáo viên được xác định trong Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 về chuẩn nghề nghiệp GVMN của Bộ GD&ĐT trước yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.5.3. Lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Đánh giá năng lực giáo dục của GV mầm non trước bồi dưỡng.

Để có được đánh giá của các phương pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục của giáo viên mầm non, cần thiết cós ự so sánh với khả năng, năng lực giáo dục của giáo viên mầm non trước bồi dưỡng. Khả năng giáo dục tại thời điểm này là sự phản ánh chân thật nhất về năng lực giáo dục của giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Trên cơ sở năng lực giáo dục được ghi nhận trước thời điểm bồi dưỡng,

1.5.4. Quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng giáo viên mầm non

Mục đích chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáoviên mầm non nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên mầm non; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổc hức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non.

Khi tiến hành chương trình bồi dưỡng năng lực giáo viên mầm non, cần thiết đưa ra mục tiêu của chương trình bồi dưỡng một cách cụ thể. Điều này góp phần quan trọng trong việc quản lý mục tiêu bồi dưỡng giáo dục giáo viên mầm non một cách chặt chẽ hơn.

1.5.5. Quản lý thực hiện nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non

Nội dung bồi dưỡng gồm có 03 chương trình: chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục mầm non áp dụng trong cả nước; chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của mỗi địa phương,…

Nhận thức rõ ràng và chi tiết nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non góp phần quan trọng trong việc định hướng quá trình bồi dưỡng đối tượng là giáo viên mầm non. Căn cứ nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non, việc quản lý chất lượng năng lực giáo viên mầm non cũng được tiến hành một cách hiệu quả hơn.

1.5.6. Quản lý thực hiện hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên mầm non Để triển khai nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng năng lực giáo dục như đã được nêu trên đây, cần thiết triển khai đúng các hình thức và phương pháp bồi dưỡng giáo viên mầm non.

Các hình thức và phương pháp bồi dưỡng giáo viên mầm non góp phần quan trọng và tăng quá trình quản lý quá trình bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo việc ở các trường mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

1.5.7. Quản lý đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên mầm non

Đánh giá cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch bảo đảm về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với thực tiễn.

Cần thiết thiết lập khung đánh giá năng lực giáo dục của giáo viên mầm non để tạo sự thuận lợi trong việc quản lý năng lực bồi dưỡng giáo dục cho giáo viên ở các trường mầm non.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường mầm non huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)