Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC
3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm
3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bám sát chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên mầm non học tập, nâng cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, đáp ứng được yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, góp phần vào sự nghiệp: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”
trong thời kỳ đổi mới.
Lập kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên một cách hợp lý sẽ giúp cán bộ quản lý chủ động trong công tác bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo tính khoa học, liên tục và hệ thống, thực hiện tốt các nội dung trọng tâm cần bồi dưỡng trong từng thời gian và thống nhất các lực lượng tham gia bồi dưỡng NLGD cho đội ngũ giáo viên mầm non.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Hiệu trưởng nắm rõ thực trạng, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non huyện Ba Chẽ để bồi dưỡng đạt hiệu quả cao, tránh lãng phí và mang lại hiệu quả thấp.
Trường Mầm non huyện Ba Chẽ cần điều tra tình hình đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo cả về số lượng và chất lượng.
Sau khi điều tra nắm chắc tình hình giáo viên ở trường mầm non về số
NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non trên cơ sở nhiệm vụ năm học, nhu cầu của giáo viên và tình hình thực tế của nhà trường.
Kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non cần xác định rõ: Mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng, thời gian thực hiện và phương thức thực hiện; Dự kiến nguồn lực thực hiện và Dự kiến kết quả đạt được.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường các trường mầm non huyện Ba Chẽ cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Phân tích bối cảnh và nhận diện các vấn đề bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
Bước 2: Xác định các liên đới, các con người, nhân vật, yếu tố tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch.
Bước 3: Phân tích môi trường, điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với hoạt động bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
Bước 4: Rút ra và khắc họa những vấn đề tồn đọng nhất, những khâu yếu nhất, những vấn đề ưu tiên nhất cần tập trung giải quyết trong kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp.
Bước 5: Xác định các định hướng chiến lược, mục đích trọng tâm và các mục tiêu cụ thể của hoạt động bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
Bước 6: Xác định các chiến lược hoạt động và hành động cụ thể bao gồm các chiến lược hành động, các biện pháp bồi dưỡng NLGD mà trường đã và đang làm hiệu quả để tiếp tục duy trì, phát huy các chiến lược hành động, các biện pháp mới được đề xuất bồi dưỡng NLGD phù hợp với bối cảnh và tình hình mới.
Bước 7: Theo dõi tiến triển của kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp, xem xét giải quyết những vấn đề nảy sinh (nếu có).
Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, trước tiên cần tiến hành điều tra nhu cầu bồi dưỡng NLGD của giáo viên.
Hàng năm, vào dịp cuối năm học, nhà trường tiến hành rà soát trình độ, nhu cầu bồi dưỡng NLGD của giáo viên bằng hệ thống biểu mẫu và phiếu trưng cầu ý kiến. Đồng thời, thông qua việc tiến hành thường xuyên trò chuyện, phỏng vấn giáo viên trong các hội thi, hội giảng hoặc trong chính các đợt bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên.
Xử lý số liệu điều tra và các thông tin để xác định đúng nhu cầu thực tế của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Khi xử lý số liệu cần phân loại trình độ đào tạo, phân loại tuổi nghề tuổi đời, phân loại nội dung bồi dưỡng theo nguyện vọng cá nhân và chú ý những đề xuất của giáo viên trong nhà trường.
Sau khi có kết quả điều tra, cán bộ quản lý cần tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non. Việc xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở: kế hoạch bồi dưỡng NLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Chẽ, điều kiện thực tế của nhà trường, cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng…
Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên cần tăng cường khâu sinh hoạt chuyên môn của giáo viên trong nhóm, tổ chuyên môn. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân từ đầu năm học bằng cách: Giáo viên trực tiếp nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, phát hiện những vấn đề mới, những vấn đề khó, những vấn đề giáo viên còn lúng túng trong giờ thực hành, những vấn đề giáo viên hay mắc trong việc sử dụng công nghệ thông tin… để có kế hoạch khi sinh hoạt tổ nhóm chuyên
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Công tác kế hoạch hóa là một công tác quan trọng của cán bộ quản lý nhà trường. Muốn làm tốt công tác kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên việc đầu tiên là cán bộ quản lý nhà trường cần nắm chắc tình hình giáo viên, điều kiện của nhà trường từ đó đềr a phương án bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phù hợp và sát thực. Kế hoạch bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp được xây dựng phù hợp sẽ quyết định tốt đến hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng, kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện một cách thuận lợi.
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLGD tại chỗ cho GVMN theo đúng những gì đã viết trong kế hoạch. Điều này giúp cho quản lý và GV luôn ở thế chủ động, có thêm sự bình tĩnh, tự tin và có điều kiện nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLGD tại chỗ cho GVMN theo đúng những gì đã viết ra trong kế hoạch. Chú ý nội dung tổ chức cần bám sát kế hoạch, bám sát chủ đề bồi dưỡng. Chọn thời điểm bồi dưỡng phù hợp, phương pháp bồi dưỡng nhanh gọn, sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động của GV.
- Đổi mới tổ chức thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của Hiệu trưởng trường MN theo cách “làm theo tất cả những gì đã viết”
với nội dung: Quản lý hoạt động bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm cho GV (dạy học theo hướng tích hợp nhiều môn học, các môn học, các lĩnh vực khác nhau).
Khi sử dụng việc tích hợp các nội dung dạy học GV cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài dạy. Khi sử dụng các nội dung dạy học chính phải được thể
hiện rõ không nên quá coi trọng những nội dung tích hợp mà quên kiến thức cần truyền đạt đến trẻ. Chính vì vậy, tích hợp nội dung dạy học và hướng nghiệp là một nội dung quan trọng cần được các nhà giáo quan tâm và chú ý đến.
+ Phương pháp dạy học hướng vào trẻ: GV nên dựa vào kiến thức, kinh nghiệm sống của trẻ, mong muốn của trẻ để xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học và GD phù hợp.
+ Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề: ứng dụng dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề có nghĩa là không đưa đến cho trẻ những tri thức có sẵn một cách trực tiếp mà tổ chức nêu các tình huống có vấn đề, trong đó sẽ xuất hiện các nhiệm vụ nhận thức, giúp trẻ tự mình tìm ra phương thức giải quyết các nhiệm vụ đó và kết quả là tìm ra tri thức mới. Dạy học nêu vấn đề giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và hoạt động sáng tạo là phẩm chất quan trọng nhất của người lao động trong thời đại hiện nay.
+ Phương pháp dạy học tình huống ứng dụng trong GDMN: GV dùng ngôn ngữ thiết kế và sử dụng hệ thống tình huống và vấn đề thực tiễn có thật và cụ thể. Học sinh tích cực giải quyết vấn đề sau đó GV chính xác hoá, khái quát hoá kiến thức, kỹ năng hình thành, phát triển trí tuệ và hứng thú học tập của học sinh, đồng thời phát triển lòng yêu nghề và năng lực sáng tạo của GV.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
- Tổ chức bộ máy hoạt động bồi dưỡng NLGD tại chỗ cho GVMN:
+ Tăng cường vai trò của chủ thể trong tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLGD tại chỗ cho GVMN.
+ Trước khi bồi dưỡng NLGD tại chỗ cho GVMN cần có sự chuẩn bị, phân công công việc tới từng thành viên tham gia.
+ Phân công các tổ chuyên môn chuẩn bị CSVC như: phòng học, bàn ghế, máy tính, máy chiếu, bảng....
+ Giảng viên: Giảng viên là các GV chuyên môn Âm nhạc, tin học hoặc là CBQL của trường, chuyên viên PGD&ĐT.
+ Học viên: là 100% CBGV trong trường.
- Thực hiện:
+ Cần đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng NLGD tại chỗ cho GV, tạo sự liên kết, phối hợp giữa các phương thức để tạo thành một kế hoạch tổng thể.
+ Trước khi tiến hành bồi dưỡng NLGD tại chỗ cho GV, BGH cần khảo sát năng lực, nhu cầu của GV, yêu cầu của cha mẹ học sinh, của nhà trường, của ngành.
- Tổ chức huấn luyện:
Hiệu trưởng tổ chức tập huấn cho GV cách sử dụng các thiết bị hiện đại như camera, băng, đĩa, đàn, một số phần mềm dạy học...Hình thức huấn luyện khá linh hoạt theo đặc trưng từng hoạt động CS&GD trẻ MN (có lúc huấn luyện cho đội ngũ GV kém về sử dụng CNTT, có lúc tổ chức theo tổ, có lúc tổ chức kèm cặp riêng cho cá nhân GV) Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy GVMN tự tin, mạnh dạn,tích cực bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, phát huy năng lực sư phạm của mình.
Đổi mới tổ chức thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên cho GV của Hiệu trưởng trường mầm non theo cách: Làm theo tất cả những gì đã viết, là thực hiện các việc sau:
+ Triển khai từng công việc tháng cụ thể trong kế hoạch vào buổi họp chuyên môn đầu tháng.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng GV theo năng lực, trình độ chuyện môn, NLGD.
+ Tổ chức, chỉ đạo GV thực hiện từng nội dung bồi dưỡng kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn đã đề ra tại kế hoạch tháng mà đầu tháng đã triển khai.
+ Dự giờ, thăm lớp đột xuất. Kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện và rút kinh nghiệm trực tiếp cho GV.
+Tổ chức hội giảng, thi nấu ăn cho những GV theo tháng vào các dịp ỷ niệm những ngày lễ.
+Thực hiện thưởng phạt theo quy nghị quyết để kích thích những người làm tốt sẽ tốt hơn.
+ Tổ chức cho GV giỏi, GV lâu năm phổ biến những kinh nghiệm chuyên môn hay về kiến thức và kỹ năng để GV có cơ hội học tập, trau rồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho mình.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Điều kiện để thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan, kinh phí chi cho hoạt động bồi dưỡng NLGD tại chỗ cho GV của nhà trường...Sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, sự tuân thủ và ý thức của mỗi GV.
3.2.3. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh với những tiêu chí và thang đánh giá được xây dựng dựa theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp
3.2.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Chỉ đạo kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhằm giúp cán bộ quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh theo hướng đạt được mục tiêu chung đã đề ra của kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường đáp ứng tốt yêu cầu về phát triển quy mô và đội ngũ đã xây dựng và hoạch định.
Việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá từng công đoạn sẽ giúp khẳng định được tính đúng đắn của kế hoạch và kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót. Việc kiểm tra, đánh giá theo định kỳ sẽ giúp cán bộ quản lý và giáo viên nhìn nhận hiệu quả của công tác bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, xác định trách nhiệm của cán bộ quản lý và bản thân giáo viên phát huy mặt mạnh, uốn nắn điều chỉnh sai sót cho phù hợp với mục tiêu đề ra.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Cán bộ quản lý trường mầm non căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường để tổ chức kiểm tra. Các tổ chuyên môn trực tiếp kiểm tra giáo viên theo hình thức thường xuyên, định kỳ hay đột xuất.
Quán triệt để các cấp lãnh đạo, đội ngũ giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá, từ đó có nhận thức đúng về nguyên tắc kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
Xây dựng quy chế kiểm tra đánh giá giáo viên theo thang điểm chi tiết để
lượng hóa các nội dung kiểm tra đánh giá, xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với thực tiễn của giáo viên về kỹ năng NLGD.
Định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chuyên môn của giáo viên. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thông qua phiếu điều tra, phiếu thăm dò hoặc phiếu trao đổi trực tiếp. Thu thập thông tin bằng nhiều hình thức, lập thống kê theo biểu mẫu để có đánh giá khách quan về hoạt động bồi dưỡng NLGD của giáo viên.
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên mầm non, kết quả kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng NLGD của năm học trước… Cán bộ quản lý trường mầm non tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trong nhà trường.
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra được cụ thể về thời gian và nội dung. Bên cạnh kiểm tra cụ thể về việc thực hiện nội dung, hình thức bồi dưỡng NLGD của giáo viên còn phải thanh tra, kiểm tra các yếu tố, các điều kiện để giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng như điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, sự quản lý tổ chức lớp bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ giảng dạy, bồi dưỡng.
Hiệu trưởng cần ban hành các văn bản hướng dẫn các tổ chuyên môn kiểm tra trong nội bộ đơn vị, đánh giá theo từng nội dung bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp đã được triển khai theo kế hoạch.
Hiệu trưởng cần thu thập các nguồn thông tin cần thiết, có hướng xử lý khoa học, phù hợp với từng hoàn cảnh của mỗi giáo viên để có sự đánh giá đúng đắn, khách quan kết quả hoạt động từng giáo viên và cả đội ngũ. Từ đó, hiệu trưởng có sự điều chỉnh trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị nói chung và hoạt động bồi dưỡng NLGD nói riêng và giúp cho đội ngũ giáo viên nhìn nhận được những hạn chế, có điều chỉnh dể phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện bản thân và phát huy những điểm mạnh, mặt mạnh, ưu điểm của bản thân, góp phần cùng tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Tập thể lãnh đạo hà trường đoàn kết, thống nhất và nhận thức đúng về vai trò của công tác kiểm tra, đánh giá. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLGD theo chuẩn nghề nghiệp phải căn cứ vào các quy định, văn bản hiện hành của nhà nước và các cấp quản lý giáo dục.
3.2.4. Tạo điều kiện cho giáo viêncác trường mầm non huyện Ba Chẽ trong quá trình họ tham gia các hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục
3.2.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Việc tạo ra môi trường giáo dục đồng thuận, tích cực là góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng đạt hiệu quả và bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN. Để làm tốt công tác trên thì hơn hết bất cứ người lao động nào cũng mong được đảm bảo cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy việc tạo ra một tập thể học tập và làm việc tốt cũng cần đi song hành với việc đảm bảo các chế độ, chính sách làm động lực thúc đẩy tính sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm của ĐN. Khi mọi thành viên trong tập thể đều cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với những lợi ích cá nhân trong lợi ích tập thể, họ sẽ gắn kết, nhất trí cùng đồng tâm, hiệp lực phục vụ vì mục tiêu bồi dưỡng năng lực của nhà trường.