CHƯƠNG 1: ĐỖ PHẤN TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI HÀ NỘI
1.2. Đỗ Phấn – nhà văn của Hà Nội
1.2.1. Từ họa sĩ trở thành nhà văn và hành trình sự nghiệp của Đỗ Phấn
Ông sinh năm 1956 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống cách mạng.
Đỗ Phấn tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1980. Sau đó ông về làm công tác giảng dạy mỹ thuật tại Khoa Kiến trúc Đại học Xây dựng Hà Nội từ 1980-1989. Ông cùng từng tham gia kháng chiến vào giai đoạn vừa mới trở
thành giảng viên, công tác tại tiểu đoàn 28 Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên).
Bén duyên với nghệ thuật từ khi còn là sinh viên ngành mỹ thuật, ông đã dùng nét vẽ của mình tái hiện lại cuộc sống bình dị của người dân, những chi tiết nhỏ nhặt trong đời sống qua đôi mắt tinh tế và bàn tay tài hoa. Ông vẽ con người Hà Nội rồi lại vẽ tranh con giáp, lại tự hoạ chính mình. Theo ông: "Tôi có khả năng ghi chép hiện thực bằng hình vẽ hoặc ảnh chụp nhiều hơn là khả năng ghi chép chữ nghĩa. Đó chính là nghề nghiệp tôi được đào tạo. Dùng tài liệu mĩ thuật để viết một quyển sách với tôi dễ hơn so với việc đọc và ghi chép hàng ngày.' [47]. Đỗ Phấn luôn dành khát vọng, niềm đam mê nghề cháy bỏng để gửi gắm vào những bức tranh vẽ, "Với một bức tĩnh vật kích thước nhỏ thì chỉ như một ứng xử tình cảm kĩ thuật thực hiện trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với tôi thì một bức tranh dù nhỏ nhất cũng buộc phải khác với những thứ mình từng vẽ ra rồi. Tôi rất coi trọng tính độc bản của những tranh mình vẽ ra.” [47]. Trong các bức tranh của mình, họa sĩ Đỗ Phấn luôn dùng cách vẽ đơn giản nhưng làm sinh động hơn, thổi hồn thêm cho bức tranh nhờ vào sắc màu, sự phô diễn của khả năng hoà trộn màu sắc nhằm chạm đến cảm xúc của người xem. Có thể nói, hội hoạ vẫn là niềm đam mê và nguồn cảm hứng bất tận bên trong của Đỗ Phấn và đã trải dài xuyên suốt 40 năm cuộc đời của tác giả.
Niềm đam mê hội hoạ đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự nghiệp thơ văn của Đỗ Phấn. Tác giả có mối quan tâm sâu sắc đối với sự liên kết giữa nghệ thuật hội hoạ và văn học thông qua việc miêu tả hình ảnh chỉn chu bằng góc nhìn đa dạng của một hoạ sĩ có nghề. Ông đã tạo ra nhiều tác phẩm thơ văn lấy cảm hứng từ hội hoạ, thể hiện sự nhạy bén trong việc sử dụng hình ảnh và màu sắc trong thơ văn của mình. Đỗ Phấn thường thể hiện sự sáng tạo đa chiều trong tác phẩm của mình bằng cách sử dụng cả hình ảnh và ngôn ngữ để tạo ra những bức tranh tinh thần và thể hiện tâm hồn của con người và cuộc sống. Sự kết hợp giữa thơ văn và hội hoạ đã giúp tạo ra một phong cách riêng biệt cho Đỗ Phấn trong nghệ thuật sáng tạo.
Đỗ Phấn bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương với tác phẩm đầu tay là Chuyện vãn trước gương. Lần đầu đến với mảnh đất văn chương, ông chỉ xem đây là cuộc dạo chơi bởi vẫn yêu hội hoạ vô cùng. Thế nhưng sau đầu sách thứ 8 được xuất bản trong 3 năm liên tiếp thì giới văn nghệ sĩ phải trầm trồ trước sức viết và khả năng sáng tạo của Đỗ Phấn. Tuy vậy, chính Đỗ Phấn cũng tự nhận, với ông, vẽ vẫn là nghề chính, viết văn là “tay ngang". Thế nhưng gã tay ngang này lại thành công vang dội trong mảng văn học với nhiều đầu sách được tái bản liên tục. Về lĩnh vực văn chương, ông mang cách nhìn, cách cảm nhận về con người và xã hội của một hoạ sĩ vào trong trang văn, để chọn lọc, phác hoạ những khía cạnh độc đáo nhất về Hà Nội. Điểm thú vị là văn chương của ông nhận được sự ủng hộ nhiều từ phía những người trẻ, bởi tính chất thời sự của vấn đề ông đặt ra trong các tác phẩm văn học. Ông không ngại nhìn thẳng vào sự thật đời sống và tái hiện những khía cạnh mới mẻ, bằng góc nhìn vừa khách quan vừa chủ quan. Đến với văn chương muộn hơn những người cùng thế hệ rất nhiều, nhưng những trang viết của Đỗ Phấn luôn bám sát đời sống đương đại, dễ nhận được sự đồng cảm của nhiều thế hệ đã từng yêu tranh vẽ của ông và nối tiếp cho thế hệ trẻ yêu văn nghệ, thích khám phá những cái mới. Vì thế, dù bén duyên ở lĩnh vực sáng tác văn học khá muộn nhưng Đỗ Phấn vẫn đạt nhiều thành công nhất định, nổi tiếng với các tác phẩm đã giới thiệu đến công chúng và đi sâu vào lòng bạn đọc.
Bút danh Mộ Thanh được sử dụng khi ông làm tờ báo “Suối reo” cùng với Tổng biên tập Xuân Thủy. Bài thơ “Nói với ngục” của ông nhiều năm in sách giáo khoa của hệ thống giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau hòa bình. Khi về công tác tại báo Tiền Phong, ông dịch sách tiếng Trung và tiếng Pháp. Sau chuyển sang làm Tổng biên tập Nhà xuất bản Thanh Niên và chuyển cơ quan lần cuối sang Ban liên lạc đối ngoại Trung ương. Ông về hưu và có thêm niềm đam mê cổ vật Hà Thành.
Đỗ Phấn đã sống và sáng tác nghệ thuật ở nhiều vị trí khác nhau, thể hiện một nghệ sĩ đa tài, giàu lòng đam mê với nghệ thuật và hoạt động bền bỉ, nhiệt thành: "Đỗ Phấn từng là một thầy giáo đạo mạo niêm nót đứng trên bục giảng
Đại học. Một binh nhất ôm súng nơi tiền đồn vẫn mải mê ghi chép. Một họa sỹ bài bản, tìm thành công trong khó khăn chứ nhất quyết không chịu đi tắt, đón đầu. Một nhà văn ể oải giễu nhại đủ thâm trầm. Một nhà báo cá tính, trường lực giữ chuyên mục “Tản mạn hàng ngày” của báo Lao Động, bảy tám năm liền với những phát hiện vấn đề khái quát các hiện tượng xã hội." [55]
Đỗ Phấn đã viết văn trước khi trở thành sinh viên Mỹ thuật, tuy nhiên, lúc ban đầu ông chỉ viết cho chính mình, không xuất bản. Sau khi chính thức bén duyên cùng văn học từ năm 2005, Đỗ Phấn đã cho ra đời nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại đa dạng từ tản văn, truyện ngắn cho đến tiểu thuyết. Các sản phẩm đều được tác giả dày công rèn dũa câu chữ, bút lực dồi dào và phần nào chiếm được sự ủng hộ của độc giả. Ngoài ra, ông còn tự vẽ minh họa bìa sách cho các tác phẩm của mình.
Từ năm 2005 đến năm 2010, Đỗ Phấn lần lượt cho ra mắt một tập tản văn và ba tập truyện ngắn. Nhưng chỉ trong hai năm 2010 và 2011, ông công bố liền ba tiểu thuyết: Vắng mặt, Rừng người và Chảy qua bóng tối. Khi nhắc đến Đỗ Phấn ở cương vị một nhà văn, người ta hình dung đến một nhà văn đã dành tâm huyết của phần đời còn lại thầm lặng sáng tác văn học. Mặc dù số lượng tác phẩm của nhà văn đến thời điểm hiện tại không quá đồ sộ nhưng Đỗ Phấn cũng đã gây được tiếng vang lớn trong văn chương với lối viết nhẹ nhàng, dung dị.
Các tác phẩm của ông dễ đi vào lòng người và tạo được những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Từ khi cầm bút đến nay, Đỗ Phấn đã sáng tác được gần ba mươi đầu sách đủ thể loại. Ông hoạt động văn chương vô cùng sôi nổi tạo nên nhiều thành tựu không kém cạnh các bậc tiền bối. Cuốn tiểu thuyết “Dằng dặc triền sông mưa”
của ông từng được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng ở hạng mục Văn xuôi (năm 2014). Năm 2020, ông khởi động Tủ sách “Hà Nội trong mắt một người”
với bốn tập sách dày hơn 1.000 trang: “Đi chơi Bờ Hồ”, “Bâng quơ một thời Hà Nội”, “Ngẫm ngợi phố phường” và “Ngồi lê đôi mách với Hà Nội”. Năm nay, lại vừa thấy nhà văn Đỗ Phấn ra thêm hai đầu sách mới: Tiểu thuyết “Mùi trần”
và tập tạp văn “Hát mãi một mình”, do NXB Trẻ ấn hành. Một ấn tượng khác
mà Đỗ Phấn đã từng xây dựng được là viết hai tác phẩm vào năm 2017 với dung lượng gần 1000 trang.
Đỗ Phấn có một bệ phóng tốt khi tác phẩm đầu tay ra đời và gây được tiếng vang lớn. Trong suốt hành trình sáng tác, sức viết của ông rất bền bỉ, nhiệt thành và mang đến cho độc giả nhiều tác phẩm chất lượng:
TỔNG HỢP SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG CỦA ĐỒ PHẤN
STT Tên tác phẩm Thể loại Năm xuất bản
1. Chuyện vãn trước gương tản văn Nxb Hội Nhà văn, 2005 2. Đêm tiền sử truyện ngắn Nxb Hội nhà văn, 2009 3. Kiến đi đằng kiến truyện ngắn Nxb Phụ nữ, 2009
4. Thác hoa truyện ngắn Nxb Quân đội nhân dân,
2010
5. Vắng mặt tiểu thuyết Nxb Hội nhà văn, 2010
6. Chảy qua bóng tối tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2011
7. Rừng người tiểu thuyết Nxb Phụ Nữ, 2011
8. Ông ngoại hay cười tản văn Nxb Trẻ, 2011
9. Dằng dặc triền sông mưa truyện dài Nxb Trẻ, 2013 10. Gần như là sống tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2013
11. Con mắt rỗng tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2013
12. Hà Nội thì không có tuyết Nxb Trẻ, 2013
13. Ruồi là ruồi tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2014
14. Ngồi lê đôi mách với Hà Nội tản văn Nxb Trẻ, 2015 15. Ngẫm ngợi phố phường tản văn Nxb Trẻ, 2016 16. Rong chơi miền Ký ức tản văn Nxb Trẻ, 2016
17. Vết gió tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2016
18. Đi chơi bờ hồ tản văn Nxb Trẻ, 2018
19. Bâng quơ một thời Hà Nội tản văn Nxb Trẻ, 2018 20. Hát mãi một mình tản văn Nxb Trẻ, 2019
21. Mùi trần tiểu thuyết Nxb Trẻ, 2019
22. Hà Nội - chút bụi trên vai người
tản văn Nxb Trẻ, 2020
23. Miên man phố lạ truyện ngắn Nxb Văn học, 2020 24. Hà Nội Trong Mắt Một Người
- Lan Man Nghìn Năm Phố
tản văn Nxb Trẻ, 2022
Đỗ Phấn không phân vân, giới hạn mình ở bất kì thể loại nào, từ tạp văn, truyện ngắn đến tiểu thuyết. Có lẽ, quãng thời gian sống, trải nghiệm cuộc sống và nghệ thuật hội họa trước đó chính là sự tích lũy, ươm mầm rất cần thiết cho Đỗ Phấn sáng tác văn chương sau này. Mỗi năm, ông xuất bản đều đặn một cuốn sách. Sức viết bền bỉ của Đỗ Phấn đã cho thấy tinh thần trách nhiệm và tình yêu, niềm say mê với nghề của ông. Đỗ Phấn cũng không kén chọn đề tài.
Ông viết mọi thứ về đời sống một cách ngẫu nhiên. Thế nhưng hơi thở Hà Nội vẫn là cảm hứng chủ đạo trong văn chương của ông. Đỗ Phấn tái hiện lại cuộc sống đô thị với những mặt tiêu cực - tích cực được thể hiện vô cùng tinh tế, qua đôi mắt của một hoạ sĩ.
Nhà nghiên cứu - phê bình Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cũng đã từng nhận xét về văn chương Đỗ Phấn như sau: "những trang viết của Đỗ Phấn ăm ắp chi tiết và phảng phất một nỗi buồn. Chúng vẽ nên một Hà Nội chênh vênh, “ẩm ương” giữa những nét thanh lịch của quá khứ và vẻ xù xì, gồ ghề của một đô thị đang chuyển mình liên tục hiện nay. Ở đó, tác giả trằn trọc, day dứt với ước vọng gợi lên, làm sống dậy những giá trị truyền thống."
[53]. Thông qua nhận xét của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu thêm về con người Đỗ Phấn. Đó là một con người đam mê hơi thở nghệ thuật, ham làm, ham sáng tác văn chương, luôn ước mong được viết và sáng tạo nghệ thuật. Đỗ Phấn rất có trách nhiệm với công việc và con đường văn chương của mình.
Về đề tài văn chương, Đỗ Phấn có một nỗi ám ảnh bất định về Hà Nội.
Ấn tượng sâu đậm nhất trong trí nhớ của Đỗ Phấn là hình ảnh về Hà thành của một thời đã xa - thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Đỗ Phấn từng chia sẻ: “Khi đó, Hà Nội trật tự và người Hà Nội mang phong thái điềm đạm, lịch lãm hơn bây giờ. Phố Hà Nội hồi ấy đẹp với những gánh hàng hoa, nếp sinh hoạt chậm rãi, người Hà Nội thong dong ngắm phố. Nó khác xa với nhịp sống vun vút, phố xá bụi bặm, tắc nghẽn, con người chen lấn, xô đẩy nhau để sống như hiện nay.”[53]. Đỗ Phấn không ngừng đau đáu về Hà Nội và đi theo hành trình thay đổi của vùng đất này như từng hơi thở. Ông trăn trở với từng đổi thay của Hà Nội: “Cũng như bao người con sinh ra ở mảnh đất kinh kỳ này những năm 50,
60 của thế kỷ trước, tuổi thơ của tôi gắn liền với bờ bãi sông Hồng và cây cầu lịch sử ấy,” [53]. Điều đó cho thấy, nếu nhắc đến văn chương Đỗ Phấn, không thể không nhắc đến đề tài viết về Hà Nội vì nó như sợi chỉ đỏ luôn vương vấn, xuất hiện không ngừng xuyên suốt hành trình sáng tác của nhà văn.
Nhìn lại tất cả các tác phẩm của Đỗ Phấn người đọc sẽ thấy một bức tranh thật phong phú và chân thực về Hà Nội, Hà Nội xưa và nay… PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã nhận định: “Với Hà Nội, Đỗ Phấn không viết về những gì to tát, lớn lao, những công trình gắn với các sự liện lịch sử kinh thiên động địa, anh viết toàn về những gì bình thường, bé mọn, nhưng chính chúng làm nên tâm hồn Hà Nội.” [65] Tác giả luôn chú trọng thể hiện chân thật những chặng đường lịch sử đã qua. Tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa đã thể hiện rõ nét quan điểm nghệ thuật của nhà văn này khi viết về hiện thực xã hội Hà Nội. Quay lại thời kì Hà Nội xưa cũ liên kết với tuổi thơ của một người đàn ông. Trong 15 chương sách, kí ức về Hà Nội xưa được tái hiện cùng tất cả những gì gần gũi thân thương nhất của Hà Nội thời xưa cũ ấy. Tác giả đã mang đến một câu chuyện sống động đầy ắp chi tiết, thật trừu mến và dịu dàng về tuổi thơ lấp lánh với tất cả những gì quý báu trong cuộc đời. Đó là thời kì Hà Nội những năm đầu chiến tranh, những cuộc sơ tán, chia ly và đoàn tụ. Mùi trần lại tái hiện hình ảnh môt Hà Nội mới với đời sống thị dân đang trên đà phát triển. Câu chuyện trong tác phẩm hướng đến đời sống hiện đại của lớp thị dân thành phố xoay quanh hai nhân vật chính là Hiến và Lan. Cuộc sống phố thị ngồn ngộn chi tiết với nhiều sắc thái được tác giả khắc họa thật rõ nét. Những gì xưa cũ của Hà Nội đang dần bị mai một và một đời sống hiện đại đang trỗi dậy mạnh mẽ phủ lấp hình ảnh Hà Nội xưa cũ.
Với nhiều trăn trở, say mê, tìm tòi và sáng tạo, coi sáng tác là cách để nối dài, mở rộng tầm kích đa chiều của cuộc sống ngắn ngủi và khép kín, Đỗ Phấn đã tiếp cận, khai thác hiện thực muôn màu của đời sống bằng nhiều cách tân nghệ thuật khá ấn tượng khi sáng tác. Điều đó khiến tác phẩm của ông luôn cuốn hút người đọc, thật sự tạo ra những dấu ấn quan trọng và ý nghĩa đối với văn học Việt Nam. Trong hành trình sáng tạo của mình, Đỗ Phấn luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng để đổi mới, cách tân trong cách viết. Ông xứng đáng là nhà
văn cần được các nhà nghiên cứu quan tâm khai thác, tìm hiểu trên nhiều phương diện văn chương trong nhiều năm tới.