CHƯƠNG 2: HÀ NỘI QUA NÉT VẼ CỦA NHÀ VĂN ĐỖ PHẤN TRONG DẰNG DẶC TRIỀN SÔNG MƯA VÀ MÙI TRẦN
2.1. Hà Nội trong Dằng dặc triền sông mưa
2.1.3. Hà Nội với những nét đẹp văn hóa cổ truyền
Hà Nội ngàn năm văn hiến, với những con người mộc mạc, lịch thiệp, truyền thống… và không thể không nhắc đến nét đẹp văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc. Hà Nội với lớp bụi vàng của đất kinh kì được mệnh danh là vùng đất của những ngôi làng văn hiến, kiến trúc tôn giáo, dân gian, kiến trúc Pháp,… Hà Nội dù có thay đổi trong thời đô thị hoá, nhưng những giá trị văn hóa xưa vẫn “sống mãi” trong lòng thủ đô. Trong Dằng dặc triền sông mưa, tác giả đã khắc hoạ những thói quen sinh hoạt đã thành ổn định, những thú chơi đã quen thuộc của người Hà Nội, ví dụ thói quen uống trà buổi sáng, thói quen chơi hoa thủy tiên, thói chơi đào, đánh tổ tôm...Những nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt của người Hà Nội như sinh hoạt gia đình, chợ búa, ăn uống hàng ngày, ăn mặc, giặt giũ... cũng được thể hiện rõ nét trong sáng tác của Đỗ Phấn.
Người Hà Nội lâu năm đều cố gắng gìn giữ những thói quen cố hữu từ năm này sang năm khác. Đó còn là thói quen đi xem tuồng hát vào dịp lễ, uống rượu nhạt, ăn chè vào hạ, đánh tam cúc, thưởng trà tuyệt kỹ: "Bàn tam cúc vừa
giải tán thì đồng hồ điểm mười hai giờ. Cái đêm tháng hai ở Hà Nôi kỳ ảo lắm.... Các cụ sành trà thường bảo muốn thưởng thức trà tuyệt kỹ thì phải là cái thứ trà mộc không ướp hoa gì, nhưng mình có phải là tay sành đâu mà phải theo khuôn sáo ấy!". Đời sống sinh hoạt của con người Hà Nội được độc giả khám phá quá kiểu cách trong cách thưởng thức món ăn dù dân dã: “ Khi thì vài củ khoai lang mót được trên những vồng đất hăng mùi dây khoai mới dỡ. Lúc lại mấy bắp ngô non bẻ trộm ngoài cánh đồng bãi làng trên.” [41, tr.57].
Cuộc sống thời bao cấp với nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng có lẽ cũng là kí ức tươi đẹp trong lòng người khi nhớ về tuổi thơ. Dù chỉ là “vài củ lang, bắp ngô non” nhưng là cả một miền kí ức đậm màu sắc Bắc Bộ quen thuộc, gần gũi. Đời sống sinh hoạt cố hữu của người Hà Nội luôn phải có bàn đánh tam cúc và những câu chuyện phiếm: "Ngồi đánh tam cúc hay rút bất với nhau, những người bạn của chồng xưa nay ăn trầu vẫn kêu cay đắng thấy vợ bạn nhai ngon quá cũng "xin" một miếng ăn cho ấm người, mà cũng là để lấy may vì "mười bốn ván liền rút toàn nhị tống cửu, tam tống bát". Một cảnh thanh bình thú vị diễn ra thấp thoáng ở ngoài vườn, sân gác" [41, tr.60]. Thói quen đánh tam cúc của người Hà Nội đã có từ thời bao cấp và kéo dài mãi đến hiện đại, như một nét đẹp văn hoá truyền thống ăn sâu vào nguồn cội, để nhớ nhung và ghi hình tạc ý. Mùa hè thì lại cứ phải có thói quen ăn chè, "Ăn như thế mà khát thì uống một ly chanh muối hay chén đậu đỏ bỏ rất nhiều nước đá; ai muốn mát ruột mà lành thì uống một chén "sinh sâm" hoặc một ly sữa đậu nành, còn các cô gái dậy thì, ăn thịt nhiều xót ruột, mua một vài đồng "tầm ruột" hay "cốc" chấm mắm nêm ớt, ngon đáo để, giòn rau ráu". Cuộc sống thường nhật của người Hà Nội đơn giản thế đó, chỉ quanh đi quẩn lại những thói quen và thú giải trí đơn sơ. Họ kiểu cách cũng vì ăn uống, sinh hoạt phải đúng theo quy tắc, món này phải kết hợp với thứ kia. Người Hà Nội tính ra vừa xuề xoà vừa quy tắc. Chính cách sống có phần phóng khoáng lại giữ gìn thói quen cố hữu lâu đời đã tạo nên không gian sống "đậm đặc" chất Hà Nội riêng.
Khám phá nét đẹp văn hoá cổ truyền trong tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa phải nhắc đến văn hoá tết với truyền thống gói bánh chưng: "Buổi sáng 28
tết, chị Suốt đãi gạo và đỗ xong thì mẹ cũng vừa về đến nơi. Cả nhà xúm vào gói bánh trên chiếc chiếu trải kín thềm nhà tổ. Mẹ gói theo lối bánh khuôn không cần khuôn. Bà gói vo xếp lá hình chữ thập. Cậu làm nhiệm vụ cắt lá đúng chiều dài và gấp đôi lại cho mẹ. Chị Suốt dùng dao sắc rọc những sống lá cứng cho bà. Ba đứa em cậu ngồi trên phản ngó nghiêng xem xét. Đối với chúng nó thì đây là lần đầu tiên được xem gói bánh bánh chưng. Nhưng với cậu thì là công việc khá quen thuộc năm nào cũng diễn ra ở nhà ông bà nội. Vẫn chỉ có bà và mẹ gói bánh.[41, tr.74]. Trong kí ức tuổi thơ về Hà Nội xưa, hình ảnh gia đình quay quần bên gói bánh chưng là một hình ảnh đẹp khó thể nào thay thế.
Dù cuộc sống hiện đại vần xoay, những nét đẹp văn hoá truyền thống đó vẫn luôn hiện diện trong trí nhớ của những con người Hà Nội, như một thói quen để nhớ về. Văn chương của ông khi đặc tả những món ăn truyền thống trong trí nhớ của người con đất Bắc trở nên trôi chảy lạ thường, cảm như độc giả đang thưởng thức món ăn như bánh chưng, mứt tết được bày ra trên trang giấy, cũng nhận thấy vị tan trên đầu lưỡi, hương thơm dậy nơi sống mũi. Tác giả am hiểu sâu sát từng loại rau, gia vị, cách nấu để làm sao ra được món ăn thuần vị truyền thống mà ngon lành, chỉn chu nhất. Đó cũng thể hiện cái tài quan sát và khả năng miêu tả đặc sắc mà chỉ có Đỗ Phấn mới thực hiện được.
Tác giả nhắc nhớ về những thuần phong mỹ tục này của người Việt đã gìn giữ bao đời và rất ưu ái cho ngày Tết cổ truyền, dành hẳn một chương để miêu tả Tết truyền thống, như quang cảnh pháo ngày tết: "Buổi sáng, bố mang bánh pháo ra bên ngoài cổng chùa đốt. Chính tiếng pháo của bố đã đánh thức cậu dậy. Bánh pháo nổ một mình giữa tĩnh lặng vang xa gấp bội. Tiếng pháo giòn tan dội lại từ mặt sông rất gần. Nếu bánh pháo được đốt đêm qua thì chắc chắn cũng hòa vào tiếng pháo cả làng không thể nhận biết." [41, tr.77]. Những trận pháo giòn tan đã in sâu vào kí ức của cậu bé An cũng như bao người dân Hà Nội xưa và nay. Mỗi một mùa Tết về, thiếu đi tiếng pháo nổ hay dòng người huyên náo lại là một thiếu vắng lớn trong lòng người dân Hà thành. Họ vẫn luôn ấp iu, giữ gìn kí ức truyền thống đó như một điểm tựa để níu giữ kí ức xưa và truyền thống văn hoá của dân tộc. Hay tập tục đi chùa đầu năm, mừng thọ người lớn, lì
xì trẻ em: "Các bà các cô lên chùa cúng mồng một trong những bộ cánh sạch sẽ. Lễ vật là những hoa quả sơ sài. Quả bưởi bôi vôi trên núm, nải chuối nửa chín nửa xanh, quả phật thủ vàng thơm phức và những quả dứa xanh còn lâu mới ăn được. Tiếng chuông mõ đều đều giống nhau mười đám như một. Những người làng khi ra về đều ghé qua nhà tổ chúc tết ông bà nội.”
Ở Hà Nội, đến Tết, nhà nào cũng phải có một cành đào hay cành mai để cho vui cửa vui nhà, rồi tục lệ lễ nghi truyền thống mà nhà nào cũng coi trọng:
"Bữa cơm trưa mồng một tết quây quần nhà ông nội khi còn ở phố Huế cũng ngần ấy gương mặt….Xé lẻ những bánh pháo tép ra đốt từng quả một. Dùng những đồng 5 xu mừng tuổi mua thêm pháo về đốt. Đi bộ lên cầu Thê Húc trước đền Ngọc Sơn xem những người già mang chim bồ câu đến thả. Chen vào ngắm đàn chim in bóng trong chậu nước. Quay về cây đa cuối phố Hàng Khay nhặt búp đa đỏ thổi bong bóng. Chơi chán quay về nhà đã có sẵn bánh chưng và giò thủ mẹ để trong mâm. Ngày tết sướng hơn ngày thường ở chỗ được ăn bất kì lúc nào thấy đói. Nhưng chẳng hiểu sao ngày tết lại ít khi thấy đói. Chỉ thèm đi chơi." [41, tr.78]. Khám phá nét đẹp văn hoá đầu tiên trong tác phẩm có lẽ là văn hoá tết với truyền thống lễ Phật, Tổ tiên. Tác giả khơi gợi lại truyền thống lâu đời của người Việt gốc Bắc luôn trọng đạo hiếu, hướng đến Phật pháp như một cách giữ lễ nghĩa, "vẹn đạo làm người".
Tác giả nhắc nhớ chính những thuần phong mỹ tục này của người Việt đã làm nên bản tính đạo đức "chớ có thấy giàu mà ham, chớ vì sang mà bỏ nghĩa, chớ vì cầu an mà làm tôi mọi cho người ngoài" mà người Bắc Việt đã gìn giữ bao đời, tác giả còn rất ưu ái cho ngày Tết cổ truyền. Trong cảm thức văn hoá của người Việt, Tết là một biểu tượng đại diện thiêng liêng cho phong tục tập quán bản địa. Tết là không gian sum vầy, hội tư, là những ngày yên bình với những lễ nghi bao đời: “đốt pháo tết, thả bồ câu ở cầu Thê Húc, thổi bong bóng bằng búp đa đỏ,…”. Những lễ nghi đó chỉ những con người đã gắn bó lâu bền với nguồn cội mới có thể nhớ rõ đến vậy. Đó còn là lễ hội cầu đúc - cầu xin sự may mắn và bình an cho năm mới, hay đến Đền Ngọc Sơn và đền Quán Thánh cầu một năm bình an. Người người nhà nhà đi trẩy hội xuân, đem không khí
sum vầy, hân hoan khắp chương sách. Dịp tết là dịp nhắc nhở con cháu đoàn tụ về quê cha đất tổ, hướng về ông bà, cha mẹ, tổ tiên, nguồn cội để quây quần chia sẻ về một năm lao động vừa qua và tận hưởng tình yêu thương ấm áp nơi quê nhà. Từng phong tục ngày tết được ghi nhớ trong tiềm thức và tác giả là người gom nhặt từng mảnh vụn kí ức, cảm xúc để thể hiện trên trang văn. Có thể thấy, ngày tết cổ truyền đã trở thành một điều thiêng liêng trong tâm tưởng tác giả và là nét đẹp văn hoá bình dị gắn liền với đời sống dân dã của con người địa phương. Tác giả yêu thương khoảng khắc ngày Tết cổ truyền đến mức chỉ mong nhớ mãi kí ức xưa, bởi nguồn kí ức ấy chạm được sâu lắng nhất bên trong tâm thức, linh hồn người Việt, đánh thức tình cảm huyết thống thiêng liêng bên trong bất kể người dân Việt nào. Vì thế, khám phá nét đẹp văn hoá Tết cổ truyền được xem là thành công lớn nhất của Đỗ Phấn trong hành trình khám phá văn hoá dân tộc. Khám phá nét đẹp văn hoá đầu tiên trong tác phẩm có lẽ là văn hoá tết với truyền thống lễ Phật, Tổ tiên, tác giả đã khơi gợi lại truyền thống lâu đời của người Việt gốc Bắc luôn trọng đạo hiếu, hướng đến Phật pháp như một cách giữ lễ nghĩa, "vẹn đạo làm người".
Tác giả còn rất ưu ái cho ngày Tết cổ truyền, dành nhiều thời gian cho việc miêu tả không gian văn hoá của gia đình Bắc Việt. Trong cảm thức văn hoá của người Việt, Tết là một biểu tượng đại diện thiêng liêng cho phong tục tập quán bản địa. Dịp tết là dịp nhắc nhở con cháu đoàn tụ về quê cha đất tổ, hướng về ông bà, cha mẹ, tổ tiên, nguồn cội để quây quần chia sẻ về một năm lao động vừa qua và tận hưởng tình yêu thương ấm áp nơi quê nhà. Đối với Đỗ Phấn, từng phong tục ngày tết được ghi nhớ trong tiềm thức và tác giả là người gom nhặt từng mảnh vụn kí ức, cảm xúc để thể hiện trên trang văn. Có thể thấy, ngày Tết cổ truyền đã trở thành một điều thiêng liêng trong tâm tưởng tác giả và là nét đẹp văn hoá bình dị gắn liền với đời sống dân dã của con người địa phương. Đỗ Phấn yêu thương khoảng khắc ngày Tết cổ truyền đến mức chỉ mong nhớ mãi kí ức xưa. Tết cổ truyền là kí ức chạm được sâu lắng nhất bên trong tâm thức, linh hồn người Việt, đánh thức tình cảm huyết thống thiêng liên bên trong bất kể người dân Việt nào. Vì
thế, khám phá nét đẹp văn hoá Tết cổ truyền được xem là thành công lớn nhất của Đỗ Phấn trong hành trình khám phá văn hoá dân tộc.
Văn hoá bản địa cũng được thể hiện cụ thể trong các lễ hội văn hoá cộng đồng, thể hiện tâm nguyện của nhân dân bao đời trong việc khẩn cầu thần linh cho họ mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi. Các lễ hội này cũng được tổ chức tại các không gian văn hoá sinh hoạt cộng đồng như đền chùa, đình làng,...tạo nên không gian văn hoá cổ kính cho các lễ hội. Thêm vào đó, những thú vui tao nhã của nam nữ tham gia xuyên suốt lễ hội cũng thể hiện sự đóng góp, duy trì nét đẹp truyền thống của thế hệ trẻ. Vì thế, nhà văn Đỗ Phấn không chỉ là người ghi chép, tái hiện một cách đơn thuần các nét đẹp văn hoá của lễ hội mà ông còn góp phần biểu hiện, khám phá những nét phong tục tập quán truyền thống của dân tộc.
Trong cảm thức văn hoá của người Việt, Tết là một biểu tượng đại diện thiêng liêng cho phong tục tập quán bản địa. Dịp tết là dịp nhắc nhở con cháu đoàn tụ về quê cha đất tổ, hướng về ông bà, cha mẹ, tổ tiên, nguồn cội để quây quần chia sẻ về một năm lao động vừa qua và tận hưởng tình yêu thương ấm áp nơi quê nhà. Chính vì là người con giành tình yêu vô cùng cho Hà Nội, thế nên, Đỗ Phấn coi Tết cổ truyền quê hương là một nét văn hoá cổ truyền cần được gìn giữ. Có thể thấy, ngày tết cổ truyền đã trở thành một điều thiêng liêng trong tâm tưởng tác giả và là nét đẹp văn hoá bình dị gắn liền với đời sống dân dã của con người địa phương. Đối với tác giả, Tết cổ truyền là kí ức chạm được sâu lắng nhất bên trong tâm thức, linh hồn người Việt, đánh thức tình cảm huyết thống thiêng liêng bên trong bất kể người dân Việt nào. Vì thế, khám phá nét đẹp văn hoá Tết cổ truyền được xem là thành công lớn nhất của Đỗ Phấn trong hành trình khám phá văn hoá dân tộc.
Không gian văn hoá trong tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa còn được xây dựng từ hình ảnh văn hoá tâm linh. Trong tâm khảm của người gốc kinh thành, việc duy trì việc thờ cúng tâm linh truyền thống là một hình thức bắt buộc, mang ý nghĩa tinh thần. Cũng giống như thờ Phật pháp là trao gửi niềm tin vào tôn giáo, mỗi một vị thần tướng tượng trưng cho một chỗ dựa tinh thần
mà nhân dân kính trọng, biết ơn. Đỗ Phấn đã miêu tả lại ngôi chùa và không khí cúng bái tại chùa với thói quen, tư duy cố hữu thờ thần linh của người Hà Thành bao đời: "Phải đi qua một cái sân gạch Bát Tràng nóng rẫy lăn lóc mấy chiếc cối đá đại thủng trôn để vào nhà tổ. Hiên nhà tổ rộng rãi có thể trải vừa chiếc chiếu ngay cạnh những tấm dại che nắng bằng tre bạc màu mưa nắng. Ba gian chính giữa có bệ tượng thờ các vị sư tổ đầu tiên xây dựng nên ngôi chùa này.
Họ giống nhau đến kinh ngạc ở đôi tai dài gần chấm vai. [41, tr.34]. Con người Hà Nội sống thiên về tâm linh nên đây cũng là một nét đẹp truyền thống đã ghi dấu ấn trong góc nhìn của Đỗ Phấn khi tái hiện lại Hà Nội xưa với hình ảnh duy tâm tượng trưng của con người vùng đất kinh kì.
Tác giả còn khám phá nét đẹp văn hoá chốn cố đô thông qua nghệ thuật, mà nổi bật nhất có lẽ là văn học đọc. Người đời thường ví người nho sĩ xưa bao chứa cả nền văn học, lịch sử, văn hoá của dân tộc; là người gìn giữ những giá trị truyền thống bằng góc nhìn sâu rộng về cố đô. Tác giả đã tạo nên không gian nghệ thuật mang đậm văn hoá xứ sở trong từng chi tiết liên quan đến kí ức tuổi thơ của Đỗ Phấn khi nhìn thấy ông nội dịch thơ chữ Hán và kí ức: "thỉnh thoảng ông phạt cậu lỗi gì đó thường hay bắt ngồi chép lại một hai truyện ông đã dịch trong cuốn sách." [41, tr.63]. Từ trải nghiệm cá nhân, tác giả đã khám phá ra nét đẹp văn hoá ngay trong chính cuộc sống bình dị.
Tác giả ghi chép lại không gian văn hoá nghệ thuật đậm đặc bản sắc dân tộc trong các tác phẩm và tái hiện nó một cách chân thực, sinh động ở nhiều khía cạnh. Điểm tương đồng trong cách thể hiện văn hóa dân tộc trong các tác phẩm của Đỗ Phấn là tác giả vẫn giữ được những nét văn hóa đã xưa cũ, từ truyền thống hiếu học của ông cha đến lịch sử được ghi chép trong những Hán văn lưu truyền qua bao đời, đến những cách cư xử, hành động đậm nét dân gian.
Tùy theo từng đề tài mà ở mỗi tác phẩm, Đỗ Phấn lại có cách triển khai riêng.
Đỗ Phấn cũng thể hiện văn hoá đặc trưngcủa phố cổ trong tác phẩm Ngồi lê đôi mách. Với giọng văn hóm hỉnh , câu chuyện trong Ngồi lê đôi mách khắc hoạ chuyện trang phục, lối sống, cư xử, thái độ, giao tiếp… Tác giả lật lại lịch sử ngày trước với hình ảnh thời trang “tứ chiếng” (cách đọc trại đi của “Tứ trấn”