Con người và những quan niệm sống mới

Một phần của tài liệu Đề tài hà nội trong văn xuôi đỗ phấn (qua dằng dặc triền sông mưa và mùi trần) (Trang 62 - 69)

CHƯƠNG 2: HÀ NỘI QUA NÉT VẼ CỦA NHÀ VĂN ĐỖ PHẤN TRONG DẰNG DẶC TRIỀN SÔNG MƯA VÀ MÙI TRẦN

2.2. Hà Nội trong Mùi trần

2.2.1. Con người và những quan niệm sống mới

Viết về văn hóa Hà Nội, không thể bỏ qua nét đẹp đặc trưng của con người Hà Nội. Suy cho cùng, con người vừa là chủ thể văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa. Văn hóa là tổng thể hài hòa các thành tố do con người sáng tạo ra và cũng là để phục vụ con người. Văn hóa là sự ứng xử của con người trước môi trường tự nhiên, đời sống sản xuất, đời sống xã hội và tinh thần. Vì thế, với mỗi vùng miền, mỗi vùng đất đặc điểm thiên nhiên khí hậu thổ nhưỡng đã ảnh

hưởng đến cách lựa chọn ứng xử của con người, góp phần hình thành nên đặc trưng riêng biệt của con người và văn hóa vùng miền đó. Nét chấm phá của bức tranh đô thị Hà Nội được thể hiện qua tác phẩm Mùi trần với những con người mang trong mình những quan niệm sống mới mẻ, hiện đại của thời kì xã hội những năm đổi mới.

Nếu đặt Mùi Trần trong tương quan với Dằng dặc triền sông mưa, độc giả có thể nhận thấy nhịp sống, văn hoá và chất Hà Nội đều được thể hiện rất khác nhau trong hai tác phẩm. Dằng dặc triền sông mưa khai thác hình ảnh con người với những nét đẹp chân chất, gần gũi, thương mến cùng tuổi thơ tươi đẹp của cậu bé An xuyên suốt thời gian Hà Nội còn bom đạn. Những nét đẹp văn hoá đều được lưu giữ lại trên trang sách qua góc nhìn của An. Nhưng khi đến Mùi Trần, tác giả xoáy sâu vào hình ảnh con người với những quan niệm sống mới mẻ. Tuy nhiên, không phải tất cả những tính cách liên quan đến chất Hà Nội đều không còn trong các nhân vật như Hiến, mà nó tô đậm thêm tính chất giao thoa giữa con người truyền thống và hiện đại. Ở các nhân vật trong Mùi Trần, họ vẫn có nếp nghĩ, nếp sống theo truyền thống lâu đời như thói quen thưởng thức món ăn cầu kì, những nếp nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức con người Hà thành. Từ món lòng lợn, phở, tiết canh đến thói quen nhậu bia hơi vỉa hè bàn chuyện phiếm đến hương vị chai Lúa mới mậu dịch năm nào đều được tác giả gắn với kí ức của nhân vật Hiến. Ở Hiến, độc giả vừa mường tượng đến Hà Nội xưa với những thói quen, câu chuyện cũ gắn với truyền thống, văn hoá; vừa được chạm đến tâm hồn, tính cách của con người thời hiện đại với nhiều quan niệm sống mới mẻ.

Trong Mùi trần, tác giả đã khắc hoạ quan niệm sống mới mẻ của nhiều người trẻ Hà thành như Hiến. Đó là cách sống cho bản thân, sống tự do hết mình, sống độc thân không theo lối mòn cũ: “Tôi chưa lấy vợ bởi biết chắc sẽ không có khoản thu nhập nào để lo lắng cho cả một gia đình. Chị em đến với tôi hình như đều căn cứ vào cách ăn mặc và cư xử có phần thoáng đãng ban đầu.

Để nhanh chóng thất vọng vào quãng vài tháng sau….” [43, tr.27]. Dù là một công chức bình thường hai mươi năm trời cứ làm những điều luẩn quẩn: nhưng

Hiến đại diện cho người trẻ vẫn luôn cố gắng thoát khỏi cái vòng an toàn của mình, để tìm kiếm một cuộc sống mới mẻ hơn. Đây được coi là một quan niệm sống mới mẻ khi đa số đàn ông Hà Nội đều chuộng cuộc sống ổn định và lập gia đình từ sớm. So sánh với Dằng dặc triền sông mưa, Đỗ Phấn đã cho thấy sự khác biệt khi tác phẩm Dằng dặc triền sông mưa chỉ tập trung miêu tả cảnh sum vầy của gia đình thuần nông ở ngoại thành Hà Nội cũng như những truyền thống văn hoá tốt đẹp mà gia đình cậu bé An vẫn luôn gìn giữ như gói bánh trưng, đốt pháo tết, thả bồ câu dịp năm mới,…Còn trong Mùi Trần, không gian sống của nhân vật thiếu vắng đi sự sum họp, sự gắn kết của gia đình. Hình ảnh gia đình đoàn tụ chỉ còn là hoài niệm trong tiếc nuối của các nhân vật “Chợt nhiên mình xúc động muốn trào nước mắt. Cảm giác về một bữa cơm gia đình đã biến mất nhiều năm nay” [43, tr.166].

Nhân vật Hiến là thị dân gốc gác trên phố cổ nhưng anh lại không hề giống người phố cổ gốc. Anh sống chậm rãi, cần mẫn và không ham hố, bon chen. Thế nhưng, sự nhàn nhạt trong đời sống và công việc cũng khiến cuộc đời của Hiến buồn tẻ vô cùng. Bởi chán ngán chính mình nên Hiến cũng sớm kết thúc đời sống công chức của mình và rơi vào vòng xoáy của những mối tình chớp nhoáng. “Cơ quan khoán việc thì tôi hoàn thành một cách nhẹ nhàng. Cơ quan đòi quản lý giờ hành chính thì tôi đi về đúng giờ nhưng âm thầm lãn công.

Sống đủ lâu với công chức nhà nước, tôi biết rằng lãn công không phải là đặc quyền của riêng mình…. Gần hai mươi năm cắm cúi bỗng một ngày trở thành người tự do.” [43, tr.27]. Đỗ Phấn khai thác hình ảnh con người hiện đại với đời sống tình cảm phức tạp bên trong sự biến chuyển liên tục của tâm sinh lý nhân vật. Độc thân nhưng Hiến luôn có những người tình kế tiếp nhau chi phối đời sống tình cảm. Lan là người tình cuối cùng trước khi Hiến mắc bệnh ung thư.

Cuộc sống của Hiến đại diện cho một hướng suy nghĩ mới của người Hà Nội mới, không chấp nhận những rào cản cũ mà hướng đến những cách sống mới, hiện đại hơn, bứt phá khỏi những lề thói cũ.

Hiến là một công chức mang trong mình ước mơ trở thành người bình thường với cuộc sống ổn định, nhạt nhoà: “Như thế gọi là ổn định tình hình nội

bộ. Và nội bộ đoàn kết chính là một nội bộ phải luôn có người tự nhận phần thiệt thòi…Ít nhất thì tôi cũng đã có thời gian dài cho rằng như thế. Tôi vẫn có phòng riêng trong biệt thự gia đình. Tôi có xe đạp riêng và đủ tiền mua lốp cho nó ở Chợ Giời. Thực ra cán bộ nhà nước thời tôi đi làm chỉ phải nuôi mỗi cái xe đạp thì cũng không đến nỗi chật vật lắm. Tôi không cần bổ sung kiến thức bởi những gì tôi học được ở đại học chưa bao giờ dùng hết. Lại càng không bao giờ muốn trở thành lao động tiên tiến.” [43, tr.22]. Nhưng chính mong muốn rất bình thường ấy, đặt trong hoàn cảnh mọi thứ đều được kì vọng vào sự phi thường, thì Hiến lại trở thành một cá nhân lạ thường. Anh đã ngoài năm mươi tuổi, không gia đình, không vợ con, chỉ qua lại với vài ba mối quan hệ chóng vánh. Anh sống trong cô đơn không chỉ vì thiếu đi hơi ấm của một người bầu bạn, mà còn vì trong vòng xoáy thời gian, Hiến cũng như những người Hà Nội khác, là nhân chứng cho sự đổi mới của thành phố này. Đó là sự thay đổi của những ngôi nhà, của tầng lớp thị dân mà nhà văn Đỗ Phấn đã rất có ý thức và nhãn quan tinh tế khi cảm nhận về văn hóa, con người Hà Nội. Sự đổi mới của con người gắn liền với sự chuyển dịch của xã hội và kinh tế thị trường. Họ tiếp nhận những điều mới mẻ, gắn liền với những đổi mới của xã hội. Qua những trang văn viết bằng ngòi bút tinh tế, chân thật của nhà văn, người đọc cảm nhận được con người Hà Nội có cái nhìn tinh nhạy, thay đổi theo thời thế thị trường.

Sự phong phú, sự thay đổi tinh tế của đời sống đã khiến con người đất Bắc có sự phong phú trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần.

Nhân vật Lan là cán bộ một cơ quan văn hóa. Lan ly hôn chỉ hơn năm sau cưới khi phát hiện chồng mình có vấn đề về giới tính. Đỗ Phấn đã đưa thêm hai khái niệm mới mẻ về con người thời đại mới. Người phụ nữ không chấp nhận sự hi sinh truyền thống mà quyết liệt muốn trải nghiệm những xu hướng tình dục và trải nghiệm tình cảm mới mẻ. Nàng là “đứa không thể thiếu đàn ông dù chỉ một ngày. Phải tìm ra cách nào đó. Và đã tìm ra. Không khó lắm. Chỉ là biến cái nhìn thành cái nghe mà thôi. Những người sau mình thẳng thừng tuyên bố trước, tuyệt đối không ngắm nhìn. Nói luôn cả lí do. Thế là yên chuyện.” [43, tr.23]. Những người phụ nữ như Lan, họ không quan tâm dư luận hay những giá

trị cũ áp chế tinh thần mà luôn hướng đến giá trị bản ngã cũng như cảm xúc cá nhân và để cho cuộc đời mình phiêu lưu với những mối tình chớp nhoáng nhằm thoả mãn cảm xúc bên trong: “Những cuộc làm tình đến rã rời thân thể của mình phần lớn là trong bóng tối. Kể cả ban ngày. Dĩ nhiên để đạt được điều đó với một người đàn ông tò mò là không dễ. Mình chia tay lão bồ thứ nhất cũng vì chuyện ấy…” [43, tr.23]. Lan tự do đánh giá những gã bạn tình, xem họ như một thú vui thể xác để thoả mãn cảm xúc chứ không phải là chuyện gắn kết hôn nhân bền lâu như suy nghĩ truyền thống. Dù là mẹ đơn thân, nhưng Lan không chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt của đời sống tình cảm mà phiêu lưu tình ái cùng những người tình khác nhau. Họ đều là rổ rá cáp lại, gặp nhau khi tuổi đã xế chiều. Đến khi gặp Hiến, sự tương đồng về quan điểm sống đã khiến Lan tưởng rằng đây là hạnh phúc cuối cùng nhưng tiếc thay, Hiến mắc bệnh hiểm nghèo.

Mệt mỏi, cô độc, Lan tìm ra nước ngoài ở với vợ chồng con gái thể hiện sự đứt gãy của một bộ phận con người Hà Nội di dân, hướng ngoại. Đỗ Phấn đã tái hiện hình ảnh những con người mới bên trong đời sống thị dân đang trên đà phát triển. Họ luôn khao khát tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, khao khát vượt thoát khỏi cảm giác lạc lõng, đặc biệt là những người sống trong sự chuyển giao ấy. Con người đô thị với cuộc sống hòa nhập và mở rộng tầm nhìn ra thế giới nhưng cũng bắt đầu đối diện với những cơ hội và thử thách mới. Không gian sống không còn chỉ là những phố xưa và làng quê yên bình ven đô mà còn mở rộng ra những vấn đề mang tính toàn cầu. Toàn cầu hóa được đẩy mạnh vào cuối thế kỉ XIX khi sự phát triển vượt trội của giao thông vận tải, dẫn đến những cuộc di dân trên diện rộng diễn ra trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam lại đi sau thế giới trong giai đoạn này nên đến cuối thế kỉ XX, Việt Nam mới bước vào giai đoạn đổi mới. Cuộc sống của những con người như Lan tại hải ngoại là một phần đề tài mới mà Đỗ Phấn cũng đã nhắc đến, mở ra hình tượng con người thời kì đổi mới trong làn sóng di cư cùng những chấn thương tinh thần và khó khăn vật chất khi sống xa xứ.

Nhân vật trong Mùi trần được tác giả xây dựng công phu và đại diện cho những con người thời đại mới. Nhân vật nào cũng sống động và nổi bật tính

cách. Mỗi nhân vật lại đại diện cho một quan niệm sống mới đầy lạ kì của Hà Nội mới. Họ không chấp nhận sống cuộc đời cũ, tạo ra quan điểm sống mới nhưng lại luôn hoài niệm trong những kí ức quá khứ. Bởi nhiều cá thể muốn vượt thoát khỏi những cổ hủ, lạc hậu đã in sâu vào đời sống xã hội và buộc họ vào khuôn khổ bằng sợi dây của “truyền thống”. Họ muốn bứt phá, hòa mình vào dòng đổi thay của xã hội thời kì mới để khẳng định cái tôi của mình nhưng họ lại luôn có nỗi lo sợ vô hình bủa vây. Đỗ Phấn là người có kiến thức sâu rộng và một bề dày từng trải về phố thị Hà Nội xưa và nay. Ông nhận thấy tình người là “thứ đã bắt đầu trở nên hiếm hoi ở thành phố này” [43, tr71], “Người Hà Nội bây giờ lãnh đạm hơn nhiều. Tưởng rằng hoạt náo tươi vui nhưng kỳ thật ra đầy ngờ vực và phòng thủ. Có một nỗi sợ hãi mơ hồ nào đó trong giao tiếp khiến cho họ khó lòng có thể trò chuyện được với người lạ, kể cả trẻ con. Đi trên phố rất đông người mà cảm giác như chẳng có ai là thế.” [57] Thế nên, đọc Mùi trần nếu là người phố thị gốc cũng sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao con người thế hệ mới lại muốn vượt thoát để tiệm cận với những cách sống mới. Đó chính là đời sống thật sự đa diện với nhiều chiều kích của những lớp người đang tồn tại ở phố và sự vận động cần có của xã hội. Những gì cũ xưa đang dần mai một và một đời sống hiện đại trỗi dậy mạnh mẽ phủ lấp xưa cũ.

Một quan điểm sống mới mẻ mà Đỗ Phấn thể hiện rõ trong Mùi trần còn là quan niệm về hôn nhân và hạnh phúc, về tự do và nhu cầu thỏa mãn các giá trị. Nếu người Hà Nội xưa xem tình dục là một điều cấm kị, nhạy cảm, tránh sự nhắc đến thì quan điểm sống mới của người Hà Nội, tính dục là nhu cầu bản năng cần được xem trọng bên trong khao khát hạnh phúc và muốn thoát khỏi cuộc sống tù túng cũ. Tác giả mô tả nhiều cảnh ân ái tình tự giữa các nhân vật:

Nàng uyển chuyển bước ra. Loã lồ. Bước chân chậm rãi rất phù hợp với trạng thái vẫn còn lơ mơ của tôi. Hai bầu vú sóng sánh đưa ngang hay con mắt ngả nghiêng của tôi thấy thế cũng chẳng biết nữa. Cái bụng thon phẳng lì kết thúc bằng đám long lơ thơ dán sát. Thượng đế đã cho người đàn bà những điểm nhấn nhá thu thút cái nhìn thần diệu trên cơ thể. Không có điểm đen lờ mờ dán sát ấy hẳn là con mắt sẽ trôi tuột vào vùng hoang mang vô giới hạn.” [43,

tr.85]. Từng hình ảnh phác thảo vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ được nhà văn ưu ái thể hiện. Tác giả miêu tả kĩ càng những phần liên quan đến tình dục giữa các nhân vật được coi là phần tô đậm thêm những đổi mới hiện đại của con người trong thời kì đổi mới. Tác giả không ngần ngại khoả lấp các trang viết bằng những hình ảnh tính dục vừa quyến rũ, trần trụi, vừa đầy nên thơ, gợi nhắc: “Tôi ngồi thẳng dậy đón nàng vào trong vòng tay cuống quýt. Nàng từ từ ngả xuống mình tôi. Nhẹ như một đám mây. Một mùi hương loáng thoáng tê cay lan toả dịu dàng như mật ong. Tôi biết mùi hương ấy từ đâu mà ra rồi…” [43, tr.85]. Cảnh giường chiếu xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng không hề dung tục, những cuộc nhậu được miêu tả triền miên nhưng không toát lên sự sa đà trụy lạc mà đó dường như chỉ là cách thức thể hiện những khát vọng của con người muốn vượt thoát khỏi những mệt mỏi của cuộc sống phố thị gò bó bên trong của tầng lớp thị dân nhiều vấn đề.

Cùng với nhịp sống của xã hội mới, con người hình thành quan niệm mới về hôn nhân, họ đề cao lối sống đơn thân. Những bà mẹ đơn thân giờ đây “nhan nhản” trong thành phố. Họ đều là những người đã từng trải qua đỗ vỡ của hôn nhân nên họ lựa chọn cách sống “hiện đại hơn”, “ít ràng buộc hơn.” Nếu trước đây phần nhiều họ phải che giấu thân phận của mình thì nay “họ có thể ngẩng cao đầu kiêu hãnh với khái niệm hoàn toàn mới. Tôi single mom chẳng cần phải có một đàn ông nào cả”. Trong tác phẩm, người đọc bắt gặp Minh Châu, Nhung - chủ quán rượu và Lan đều là những bà mẹ đơn thân. “Họ đã dám sống đúng như mong muốn của mình”.[43, tr.224]

Mùi trần là một cuốn sách viết riêng về con người Hà Nội và cuộc sống thị dân trong thời đại mới. Thế nên, nó không chỉ mới mẻ trong việc khắc họa những yếu tố mới trong quan điểm sống mà còn tạo nên sức hút về hành trình phát triển của đô thị nhiều vấn đề của Hà Nội. Còn trong Dằng dặc triền sông mưa, Đỗ Phấn lại tạc nên trước mắt người đọc một không gian của ngoại thành Hà Nội với những triền sông, bờ đê lộng gió, câu chuyện về tuổi thơ tươi đẹp của lứa học trò thời bom đạn. Các quan niệm mới về hạnh phúc, về tình yêu, gia đình, quan hệ xã hội, công việc, cái tôi cá nhân, nền nếp gia phong... của các

Một phần của tài liệu Đề tài hà nội trong văn xuôi đỗ phấn (qua dằng dặc triền sông mưa và mùi trần) (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)