Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 35)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

1.1.4.1. Các yếu tố khách quan

* Cơ chế, chính sách của nhà nước

Đảng và Nhà nước đã từng bước đổi mới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề. Nghị quyết TW nhấn mạnh: “đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho

phát triển”; thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục - đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương, lương giảng viên phải được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất của công việc, theo vùng do Chính phủ quy định”.

Các tư tưởng và quan điểm trên đã từng bước được thể chế hóa và cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước, đặc biệt trong Bộ luật lao động, Luật giáo dục, Luật dạy nghề…cũng như các văn bản dưới luật.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì chính sách hiện hành đối với CBQLGD còn những hạn chế sau:

+ Các chính sách hiện hành chưa đủ mạnh để tạo động lực khuyến khích CBQLGD nhằm làm thay đổi căn bản tình hình.

+ Chưa hoàn thiện để thực hiện hiệu quả chính sách thu hút được những CBQLGD giỏi.

+ Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, nghiên cứu khoa học chưa tạo động lực để CBQLGD không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, đội ngũ CBQLGD có kiến thức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, nhưng các chính sách đãi ngộ cho đội ngũ CBQLGD chưa tương xứng, vì vậy chưa tạo được động lực để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, việc duy trì và phát triển đội ngũ CBQLGD đủ về số lượng và chất lượng giai đoạn hiện nay là vô cùng khó khăn.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là tấm gương phản chiếu chính xác, trung thực mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển chất lượng CBQLGD. Chất lượng CBQLGD là sự phản ánh, tích hợp của mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố tạo nên thuộc tính bên trong quy định chất lượng CBQLGD, phản ánh trình độ văn minh của một quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cư của một quốc gia. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao

chất lượng CBQLGD từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh, khoản ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn kinh tế dư thừa trong gia đình nói riêng không ngừng tăng lên, con người có điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao động thông qua vai trò giáo dục. Khi giáo dục và đào tạo phát triển, hệ quả tất yếu kéo theo là sự gia tăng hàm lượng trí tuệ được mã hóa nhiều hơn ở đội ngũ giáo viên, tức là chất lượng đội ngũ giáo viên được cải thiện và nâng cao. Vì thế, đội ngũ CBQLGD có chất lượng trở thành động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại, nền kinh tế - xã hội phát triển đòi hỏi nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD và giáo dục Quốc gia (Đặng Thành Hưng, 2010).

1.1.4.2. Các yếu tố chủ quan

* Quan điểm của bộ máy lãnh đạo đơn vị

Lãnh đạo là yếu tố quyết định tới các chính sách nói chung của nhà trường trong đó có chính sách về quản trị nhân lực. Việc nhận thức về tầm quan trọng của nâng cao chất lượng CBQLGD từ phía các cấp lãnh đạo trong nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động quản trị nhân lực của trường đó. Trước đây hoạt động nâng cao chất lượng CBQLGD trong nhiều trường chưa được đội ngũ lãnh đạo đánh giá đúng mức mà chỉ coi nó đơn giản là sự kết hợp hữu cơ của các hoạt động về tiền lương và nhân sự. Cho đến nay, đã có sự thay đổi lớn trong nhận thức của lãnh đạo trong nhà trường, hoạt động nâng cao chất lượng CBQLGD đang cần phải được tách riêng, nâng cao chất lượng CBQLGD không chỉ là nhiệm vụ của một một nhóm hay một phòng ban riêng lẻ mà cần phải được cả bộ máy quản trị của ngành giáo dục thực hiện một cách đồng bộ (Vũ Ngọc Tân, 2020).

* Môi trường làm việc

Môi trường sư phạm, bầu không khí dân chủ cởi mở trong nhà trường có tác động đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Tác động đến tâm tư, tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên nhà trường. Bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là phát triển đội ngũ giáo viên.

Uy tín, thương hiệu của nhà trường càng tốt thì càng thu hút được cán bộ gặp thuận lợi. Uy tín, thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp trường thuận lợi trong công tác

tuyển sinh góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách lương, thưởng, đãi ngộ đối với tập thể nhà trường đặc biệt là đội ngũ CBQL và giáo viên tốt hơn, tạo động lực khiến đội ngũ CBQL và giáo viên tự giác gắn bó với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên.

Việc xây dựng bộ máy quản lý hợp lý, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả có vai trò quan trọng đối với việc phát triển môi trường giáo dục trong đó có công tác phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên.

Đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà trường.

Cán bộ quản lý phải là những người đứng đầu trong giảng dạy, nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, biết chỉ đạo, tổ chức giảng dạy học tập có hiệu quả, là trung tâm thu hút đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)