Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 73)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH

3.2. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

3.2.2. Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

* Bố trí sử dụng đội ngũ CBQLGD

Hàng năm việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ QLGD về cơ bản đã thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy định; việc bố trí cán bộ QLGD ở các trường đảm bảo yêu cầu công tác, phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ phát huy khả năng, nâng cao trình độ và yên tâm công tác.

Trong giai đoạn 2020 - 2022, Phòng đã thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 15 người, trong đó:

- 06 người bổ nhiệm lại chức danh Hiệu trưởng và tương đương.

- 09 người bổ nhiệm mới chức danh Phó Hiệu trưởng và tương đương

Trong đó, độ tuổi dưới 35 tuổi: 05 người, từ 35 đến 40 tuổi: 06 người; từ 41 đến 50 tuổi: 4 người; tuổi bình quân 42 tuổi, trong đó nữ 05 người, chiếm 20,83%.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học 15 người.

+ Trình độ chính trị: cao cấp 02 người

Bảng 3.10: Đánh giá hoạt động bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

TT Nội dung/Tiêu chí Trung bình

1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bổ

nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL 3,32

2 Thực hiện công khai các tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình, thủ tục bổ

nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL 3,63

3

Tổ chức đánh giá đội ngũ CBQL đương chức theo Chuẩn để nhận biết khả năng đáp ứng về năng lực của CBQL để bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển

3,55 4 Thực hiện thường xuyên rà soát, đánh giá để lựa chọn người kế cận

CBQL trong các trường 3,36

5 Hoàn thiện hồ sơ, lý lịch của người được được bổ nhiệm,luân chuyển

và miễn nhiệm 3,68

6 Công khai danh sách cán bộ bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm

CBQL để nhận ý kiến phản hồi từ các tổ chức, cá nhân. 3,76 7

Xử lý các thông tin phản hồi (nếu có), có ý kiến tiếp thu hoặc giải thích với các tổ chức, cá nhân để có sự đồng thuận về bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL

3,42 8 Ban hành quyết định bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn

nhiệm CBQL 3,81

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Mức độ phù hợp của các hoạt động bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển ở mức khá với 6/8 tiêu chí được đánh giá khá và 2/8 tiêu chí đánh giá ở mức trung bình.

Vậy mức độ phù hợp công tác bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển đối với đội ngũ CBQL trong các hoạt động nêu trên là phù hợp, tuy nhiên để tăng thêm mức độ phù hợp thì cần phải tiến hành các nội dung, các hoạt động, trong thời gian tới phải phát huy nhiều hơn các hoạt động mang lại hiệu quả tốt hơn.

Điều này cho thấy những năm qua việc quản lý cán bộ QLGD đã đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng phân cấp và phát huy được tính chủ động và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, hồ sơ cán bộ được quản lý chặt chẽ; việc phân cấp quản lý gắn chặt với công tác kiểm tra, giám sát.

Thực tế việc bố trí sử dụng cán bộ QLGD có trường tập trung vào một môn học, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn, vì có trường cả hiệu trưởng và hiệu phó đều là giáo viên của mộ tmôn; do vậy việc điều hành chuyên

môn đối với khối khác gặp khó khăn và có những hạn chế nhất định. Trong bố trí sử dụng cán bộ ở một số trường còn cảm tính, thiên về tình cảm, vì người bố trí việc, nể nang quan hệ bạn bè, hoặc do áp lực từ cấp trên và nhiều nguyên nhân khác, chưa thực sự vì nhu cầu công việc và tình hình nhiệm vụ cụ thể của nhà trường để bố trí sử dụng cán bộ cho hợp lý.

Về công tác luân chuyển cán bộ QLGD những năm qua về cơ bản đã thực hiện đúng theo các quyết định của UBND huyện, hướng dẫn của cấp trên; đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác này. Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng nỗ lực, thì công tác luân chuyển cán bộ những năm qua vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: còn tư tưởng cục bộ, khép kín, nên công tác này diễn ra chậm, số lượng luân chuyển còn ít và chưa được thực hiện một cách nền nếp, thường xuyên;

còn tâm lý ngại luân chuyển từ trường này sang trường khác, ngại đi xa không muốn thích ứng với môi trường mới. Có những trường hợp không thực hiện đúng theo quy định, có nghĩa là vẫn có cán bộ QLGD làm hiệu trưởng hoặc hiệu phó ở một trường trong 02 nhiệm kỳ liên tục.

* Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD

Công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, về lý luận chính trị… cho đội ngũ cán bộ QLGD được thực hiện tương đối tốt, do vậy trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ được nâng lên đáng kể, đảm bảo đủ trình độ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý nhà trường trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Bảng 3.11. Tổng hợp công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2020

Năm 2021

Năm 2022

1 Số CBQLGD được đào tạo Lượt 121 134 147

2 Tổng kinh phí đào tạo Triệu đồng 280,5 339,7 430,9 3 Chi phí đào tạo trung bình

1 người Triệu đồng 2,32 2,54 2,93

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu) Việc tổ chức đào tạo CBQLGD trong thời gian qua tại huyện Bình Liêu tập trung các vấn đề sau đây:

- Đào tạo lý luận chính trị cho các chức danh;

- Đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên ngành đối với từng chức danh cụ thể căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng chức danh;

- Tập huấn, hội thảo cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ;

Mức độ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ QLGD trên địa bàn huyện được đánh giá ở mức khá với điểm trung bình 3,49 (trong đó có 6 tiêu chí được đánh giá ở mức khá và 3 tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình). Do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBQL của huyện cơ bản đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Để công tác đào tạo lại, bồi dưỡng tốt hơn, trong thời gian tới phải quan tâm nhiều hơn, có biện pháp đồng bộ hơn mới đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đội ngũ đạt chuẩn.

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ QLGD ở huyện chủ yếu học tập nâng cao trình độ bằng hình thức đào tạo tại chức. Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với các nhà trường đã tạo mọi điều kiện để cán bộ QLGD, cán bộ được quy hoạch và giáo viên được học tập nâng cao trình độ, như tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề và tổ chức các hội thảo… Mục đích của các đợt học tập này nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ và giáo viên, giúp họ chuẩn hóa về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực quản lý nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình hiện nay.

Bảng 3.12: Đánh giá hoạt động tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

TT Nội dung/Tiêu chí Trung bình

1 Tổ chức đánh giá năng lực của CBQL theo chuẩn để nhận biết

nhu cầu bồi dưỡng 3,62

2 Tổ chức đánh giá cán bộ nguồn để biết tiềm năng và triển vọng

của đội ngũ này và yêu cầu cần bồi dưỡng. 3,43

3 Thực hiện phân loại hiệu trưởng và cán bộ nguồn chức danh quản lý 3,55 4 Tổ chức tìm hiểu nguyện vọng và hoàn cảnh của CBQL để lựa

chọn hình thức bồi dưỡng thích hợp. 3,29

5 Liên hệ với các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục để cử CBQL

đương chức và cán bộ nguồn đi bồi dưỡng. 3,63

TT Nội dung/Tiêu chí Trung bình

6

Phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục để góp ý về chương trình, hình thức bồi dưỡng; phương pháp giảng dạy của giảng viên, thời điểm mở lớp, các điều kiện

cần thiết để bồi dưỡng.

3,26

7 Xây dựng, thực hiện quy định hỗ trợ thời gian, kinh phí và chế độ

cho người tham gia bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng. 3,72 8 Đánh giá kết quả bồi dưỡng qua thực thi nhiệm vụ của CBQL,

tuyên dương, khen thưởng 3,51

9 Thực hiện gắn kết các kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng với việc

bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, luân chuyển. 3,38

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Tuy nhiên, thực tiễn công tác đào tạo và bồi dưỡng hàng năm của ngành giáo dục đối với cán bộ QLGD và giáo viên cũng còn bộ lộ một số hạn chế như: Chưa gắn công tác quy hoạch cán bộ với công tác đào tạo, bồi dưỡng họ; việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ có lúc chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ, trong thực hiện chưa chú ý đến đổi mới nội dung và phương pháp. Các hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, việc tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ và giáo viên còn hạn chế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu mới tập trung vào chuyên môn; còn các nội dung khác như: nghiệp vụ quản lý nhà trường, lý luận chính trị, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo chưa được chú trọng. Kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD và giáo viên chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận cán bộ QLGD chưa xác định đầy đủ động cơ học tập, bồi dưỡng, nên chưa dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ học tập.

* Đánh giá và thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ CBQLGD

Thực hiện Thông tư số 14/2018/TT-BGĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các trường thực hiện đánh giá CBQL theo các tiêu chí tại Thông tư ban hành. Dưới đây là kết quả đánh giá CBQL trên địa bàn huyện Bình Liêu năm học 2021 - 2022.

Bảng 3.13: Tổng hợp đánh giá theo từng tiêu chí đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện Bình Liêu năm học 2021-2022

TT Tiêu chí Mức đánh giá theo từng tiêu chí Chưa đạt Đạt Khá Tốt

1 Đạo đức nghề nghiệp 11 56

2 Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo,

quản trị nhà trường 15 37 15

3 Năng lực phát triển chuyên môn,

nghiệp vụ bản thân 20 28 20

4 Tổ chức xây dựng kế hoạch phát

triển nhà trường 31 29 7

5 Quản trị hoạt động dạy học, giáo

dục học sinh 19 34 14

6 Quản trị nhân sự nhà trường 21 36 10

7 Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường 19 33 15

8 Quản trị tài chính nhà trường 17 33 17

9

Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường

26 27 14

10 Quản trị chất lượng giáo dục trong

nhà trường 31 22 14

11 Xây dựng văn hóa nhà trường 25 23 19

12 Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường 33 22 12 13 Xây dựng trường học an toàn, phòng

chống bạo lực học đường 40 15 12

14

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

25 21 21

TT Tiêu chí Mức đánh giá theo từng tiêu chí Chưa đạt Đạt Khá Tốt

15

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

24 22 21

16

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường

37 21 9

17 Sử dụng ngoại ngữ 33 26 7 1

18 Ứng dụng công nghệ thông tin 4 36 16 11

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu)

Kết quả bảng trên cho thấy việc đánh giá theo các tiêu chí chuẩn đối với đội ngũ CBQLGD của huyện Bình Liêu chỉ mức trung bình, số phiếu đánh giá đạt mức khá, tốt không cao hơn mức đạt. Đặc biệt về trình độ ngoại ngữ của đội ngũ còn khá hạn chế, về công nghệ thông tin đa số CBQL đã sử dụng thành thạo nhưng một số CBQL có tuổi vẫn còn hạn chế về tin học.

Trên cơ sở đánh giá từng cán bộ quản lý theo các tiêu chí, dựa trên các mức độ đạt được (04 mức) tác giả tổng hợp kết quả đánh giá theo các mức độ của đội ngũ CBQL để biết được thực trạng, từ đó có các biện pháp đề xuất nâng cao chất lượng CBQLGD của huyện.

Ngoài những chính sách theo quy định, nhiều trường quan tâm tạo điều kiện về mặt kinh phí, thời gian cho CBQL tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Mặt khác, công tác thi đua, khen thưởng được quan tâm cũng góp phần tạo động lực phấn đấu cho cán bộ.

* Chế độ đãi ngộ

Giai đoạn 2020 - 2022, huyện Bình Liêu thực hiện đầy đủ, đúng quy định về việc nâng lương cho đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; việc chi trả lương đảm bảo đúng quy định của nhà nước. Việc nâng lương trước thời hạn thực hiện đảm bảo theo quyết định 55 của UBND tỉnh, hàng năm mỗi trường học có

khoảng 10% nhà giáo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đạt thành tích trong các năm học được nâng lương trước thời hạn. Đây là chủ trương đúng đắn nhằm khuyến khích đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nổ lực phấn đấu để đạt nhiều thành tích cao.

Bảng 3.14. Tổng hợp quỹ lương của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Chỉ tiêu

Năm Tốc độ phát triển

(%)

2020 2021 2022

21/20 22/21 BQ Lương theo hệ số 5.929.145 6.630.285 7.358.081 111,83 110,98 111,40 Tổng phụ cấp 3.438.906 4.625.176 5.345.829 134,50 115,58 125,04 Tổng thu nhập 9.368.051 11.255.461 12.703.910 120,15 112,87 116,51 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu) 100% nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục công lập được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi; chế độ phụ cấp ưu đãi được thực hiện đúng theo quy định của nhà nước đối với từng cấp học, bậc học và khu vực. Về chế độ phụ cấp thâm niên nghề nhà giáo được thực hiện theo đúng quy định, hiện có 668/668 nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. 100%

giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo; tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đổi mới phương pháp dạy học.

Thực hiện nghiêm túc chế độ lương, làm thêm giờ, chế độ ưu đãi và các chế độ khác đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên. Thực hiện tốt công tác tôn vinh, khen thưởng và các chế độ, chính sách nhằm tạo động lực, điều kiện để đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên chuyên tâm với nghề, đặc biệt là những giáo viên có sáng tạo trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục để nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, kinh phí của địa phương còn hạn chế nên chưa có chính sách riêng hỗ trợ cho CBQLGD và nhà giáo.

Kết quả khảo sát cho thấy chế độ, chính sách đối với CBQLGD được đánh giá ở mức trung bình, trong đó có 2/7 tiêu chí được đánh giá khá là “Xây dựng sự đồng thuận trong đội ngũ CBQL để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD” và “Tổ chức

hoạt động thi đua, khen thưởng và đánh giá đội ngũ CBQL gắn với các thành tích chung của đơn vị”; có 5/7 tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình, thấp nhất là nội dung “Tổ chức việc hợp lý hoá gia đình để CBQL yên tâm công tác”.

Bảng 3.15: Đánh giá về chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện Bình Liêu

TT Nội dung/Tiêu chí Trung bình

1 Xây dựng sự đồng thuận trong đội ngũ CBQL để nâng cao chất

lượng đội ngũ CBQLGD 3,42

2 Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đầu tư xây dựng cơ sở vật

chất để đội ngũ CBQL hoạt động hiệu quả. 3,36

3 Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, các phụ cấp chức vụ, nghề

nghiệp đối với đội ngũ CBQL 3,35

4 Tham mưu với các cấp quản lý thiết lập và triển khai các chính

sách ưu đãi riêng của mỗi địa phương đối với CBQLGD 3,21 5 Tổ chức hoạt động thi đua, khen thưởng và đánh giá đội ngũ

CBQL gắn với các thành tích chung của đơn vị 3,43 6 Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý

cho đội ngũ CBQL 3,26

7 Tổ chức việc hợp lý hoá gia đình để CBQL yên tâm công tác 3,19 (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Do đó công tác thực hiện chính sách đối với đội ngũ cơ bản đáp ứng với các chính sách hiện có. Để có chính sách khuyến khích tốt hơn, trong thời gian tới phải phát huy nhiều hơn việc thực hiện nội dung này.

Với sự tham mưu tích cực của phòng Giáo dục và Đào tạo, những năm gần đây UBND huyện Bình Liêu đã quan tâm đầu tư cho giáo dục, có những chính sách, chế độ phù hợp. Việc thực hiện chế độ chính sách của CBQL theo quy định như phụ cấp trách nhiệm theo hạng trường, tăng lương trước thời hạn, chế độ ưu đãi, phụ cấp thâm niên,...

Tuy nhiên, do kinh phí địa phương còn hạn chế, việc thực hiện chế độ chính sách cho CBQL đôi khi chưa thoả đáng. Một mặt, nguồn ngân sách có giới hạn; mặt khác, việc vận động, xã hội hóa để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, trong đó có

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)