Khái quát đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện Bình Liêu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 58)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Khái quát điều kiện kinh tế xã hội và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

3.1.4. Khái quát đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện Bình Liêu

Để phát triển sự nghiệp giáo dục, trong những năm qua huyện Bình Liêu đã triển khai nhiều biện pháp phát triển đội ngũ CBQL của ngành, do đó đội ngũ này được tăng cường về số lượng, phát triển về chất lượng và cơ cấu; tuy nhiên trước sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước cũng như ở địa phương trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đội ngũ CBQL của huyện cũng còn những bất cập.

Do đó yêu cầu lúc này cần phải phát triển đội ngũ CBQL để đáp ứng nhu cầu đủ số lượng, đảm bảo đạt chuẩn để bổ nhiệm bổ sung cho các trường còn thiếu tại các trường của huyện, cơ bản đáp ứng yêu cầu về công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục; song trước sự phát triển và đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục thì đội ngũ này còn phải phấn đấu nhiều hơn về mọi mặt.

Một là phân theo giới tính, độ tuổi

Theo số liệu thống kê tại Bảng số 3.2 cho thấy tổng số cán bộ QLGD của huyện Bình Liêu năm 2020 là 64 người, năm 2022 tăng lên 67 người. Cơ cấu cán bộ QLGD phân theo giới tính của huyện Bình Liêu giữ ổn định trong những năm gần đây. Tính đến hết năm 2022 cán bộ nam có 30 người chiếm tỷ lệ 44,78%, nữ có 37 người chiếm tỷ lệ 55,22%.

Độ tuổi của cán bộ QLGD làm việc tại các trường trên địa bàn huyện Bình Liêu được phân bố ở các độ tuổi khác nhau, cụ thể: năm 2020 ở độ tuổi dưới 30

có 1 người (chiếm 1,56%), độ tuổi từ 31 - 40 có 24 người (chiếm 37,5%), độ tuổi từ 41 - 50 có 28 người (chiếm 43,75%) và ở độ tuổi từ 51 - 60 có 11 người (chiếm 17,19%). Năm 2022 độ tuổi từ 31 - 40 có 26 người (chiếm 38,81%), độ tuổi từ 41 - 50 có 26 người (chiếm 38,81%) và ở độ tuổi từ 51 - 60 có 15 người (chiếm 22,39%).

Bảng 3.2: Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện Bình Liêu phân theo độ tuổi và giới tính ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)

Tổng số 64 100,00 66 100,00 67 100,00

Theo giới tính - - -

Nam 28 43,75 30 45,45 30 44,78

Nữ 36 56,25 36 54,55 37 55,22

Theo độ tuổi - - -

Dưới 30 tuổi 1 1,56 0 - 0 -

Từ 31 đến 40 tuổi 24 37,50 26 39,39 26 38,81

Từ 41 đến 50 tuổi 28 43,75 27 40,91 26 38,81

Trên 50 tuổi 11 17,19 13 19,70 15 22,39

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu) Như vậy, sự phân chia lứa tuổi khá hợp lý này là tiền đề xây dựng đội ngũ hợp lý về cơ cấu độ tuổi, vấn đề là quan tâm phát triển về chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuẩn đáp ứng theo chuẩn hiệu trưởng. Trong quy hoạch đội ngũ CBQL các trường chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi hiện đang giữ các chức vụ:

Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư đoàn thanh niên, thư ký hội đồng trường. Như vậy việc quy hoạch cán bộ quản lý các trường đã dựa trên các yếu tố về độ tuổi, vùng miền và trên thực tế của ngành. Tuy nhiên do cơ cấu cán bộ QLGD trẻ tuổi chiếm 38,81%, nên trong Ban Giám hiệu của hầu hết các trường đều có độ tuổi này, đòi hỏi các trường phải tăng cường bồi dưỡng, truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bởi CBQL trẻ thường chủ quan, ít kinh nghiệm quản lý, xử lý các tình huống khó gặp khó khăn.

Hai là phân theo kinh nghiệm công tác

Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nhân lực là kinh nghiệm công tác được thể hiện bởi số năm tham gia công tác trong ngành của cán bộ. Nếu số năm tham gia công tác trong ngành của cán bộ càng lớn chứng tỏ chất lượng cán bộ càng cao và ngược lại.

Bảng 3.3: Kinh nghiệm công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện Bình Liêu năm 2022

Kinh nghiệm công tác

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

≤ 5 năm 21 31,34

6 - 10 năm 35 52,24

11 - 15 năm 10 14,93

> 15 năm 0 0

Tổng 67 100,00

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu)

Đội ngũ cán bộ QLGD các trường trên địa bàn huyện đều phát triển từ đội ngũ giáo viên giảng dạy các bộ môn; kết quả tổng hợp trên cho thấy: số cán bộ QLGD có thâm niên quản lý nhà trường từ 1 đến 5 năm chỉ chiếm tỷ lệ 31,34%; từ 6 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 52,24%; từ 11 đến 15 năm chiếm tỷ lệ 14,93%; trên 15 năm chiếm tỷ lệ 0,00%.

Khó khăn trong công tác quản lý nhà trường ở các trường là ở chỗ CBQL lâu năm (trên 15 năm) không có, cùng với đội ngũ CBQL trẻ kinh nghiệm quản lý từ 1 đến 5 năm chiếm 31,34%. Vì vậy tỷ lệ phân bố thâm niên CBQL đan xen tại các trường cần được xem xét bố trí hợp lý, tránh tình trạng trường nhiều CBQL trẻ ít kinh nghiệm; có trường tập trung CBQL có thâm niên quản lý; cần có sự điều động, điều tiết các bộ cho hợp lý, nếu không làm tốt điều này dễ dẫn đến tình trạng ùn tắc cán bộ, hoặc thiếu sự xen kẽ giữa cán bộ quản lý lâu năm với ít năm để học hỏi kinh nghiệm của nhau.

Ba là phân theo trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn là văn bằng chứng minh trình độ đã được đào tạo.

Những văn bằng này cũng dùng để phân biệt các cấp bậc đào tạo, hiện là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của nhân lực nói chung, cán bộ công chức nói riêng. Đồng thời, trình độ chuyên môn cũng là căn cứ có ý nghĩa quyết định đến việc tuyển dụng, bố trí công việc và trả lương cho người lao động trong tổ chức. Hiện nay tại Việt Nam trình độ chuyên môn được thể hiện bởi các cấp đào tạo như sau đại học (Tiến sỹ, Thạc sỹ), Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp.

Về trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ từ kết quả tổng hợp cho thấy đội ngũ cán bộ QLGD các trường trên địa bàn huyện Bình Liêu 100% đạt chuẩn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định về cán bộ của Trung ương và tỉnh, trong đó trình độ đại học chiếm tỷ lệ 100%; thạc sĩ chiếm 34,33% hiện tại có 10 CBQL đang theo học các lớp thạc sỹ chiếm 26,32%. Tuy nhiên đối chiếu với thông tư 14/2018/TT- BGDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông thì đội ngũ CBQL các trường tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thêm về ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ.

Bảng 3.4: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

ĐVT: Người Chỉ tiêu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)

Tổng số 64 100,00 66 100,00 67 100,00

Sau đại học 15 23,44 18 27,27 23 34,33

Đại học 47 73,44 48 72,73 44 65,67

Cao đẳng 2 3,13 0 - 0 -

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu) Hiện tại 100% cán bộ QLGD các trường được đào tạo và bồi dưỡng các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ QLGD trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; do điều kiện phần lớn các trường xa trung tâm thành phố nên số cán bộ tham gia học tập, bồi dưỡng cũng gặp những khó khăn nhất định.

Qua bảng tổng hợp cho thấy trình độ học vấn của cán bộ QLGD tại các trường trên địa bàn huyện Bình Liêu có sự thay đổi tích cực, số lượng cán bộ có trình độ trên đại học năm 2022 tăng so với năm 2020. Để tạo nên sự đổi thay mạnh mẽ về chất lượng, huyện Bình Liêu còn chú trọng phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu dạy học trong tình hình mới. Nhiều thầy cô giáo đã vượt mọi khó khăn để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy và quản lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hết lòng vì học sinh thân yêu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của huyện có chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, học sinh trúng tuyển vào các trường chất lượng, vào đại học ngày càng tăng cao. Khả năng tiếng Việt của học sinh có nhiều tiến bộ, các em mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động giao tiếp và học tập.

Bốn là về trình độ chính trị

Chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ của nhân lực nhất là nhân lực làm việc tại các cơ quan Nhà nước là trình độ chuyên môn và trình độ chính trị. Trình độ chính trị được hiểu là những kiến thức về hệ thống những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởng chính trị của dân tộc và nhân loại. Nó phản ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là công cụ quan trọng cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Căn cứ theo Quy định 12- QĐ/TC-TTVHTW ngày 09/01/2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương về việc xác định trình độ chính trị, và được thay thế bằng Quy định số 256-QĐ/TW ngày 16/9/2009 của Ban Bí thư thì trình độ chính trị của CBCC được chia thành các cấp như: trình độ cao cấp, trình độ trung cấp và tương đương, trình độ sơ cấp và tương đương. Hiện nay trình độ chính trị cũng là chỉ tiêu quan trọng để xem xét, đánh giá, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch cán bộ, cán bộ nói chung theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Trình độ chính trị của cán bộ QLGD tại các trường trên địa bàn huyện Bình Liêu được thể hiện tại Bảng 3.5 dưới đây:

Tính đến hết năm 2022 trình độ chính trị của cán bộ QLGD tại các trường trên địa bàn huyện Bình Liêu có 100% cán bộ có trình độ trung cấp. Tuy nhiên ở đội ngũ quản lý và một số cán bộ thuộc diện quy hoạch trong tương lai chưa có cán bộ có trình độ cao cấp chính trị.

Bảng 3.5: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tại các trường huyện Bình Liêu năm 2022

Trình độ Số lượng (Người) Cơ cấu (%)

Cao cấp 0 0

Trung cấp 67 100,00

Sơ cấp 0 0

Tổng 67 100,00

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu)

Năm là trình độ tin học, ngoại ngữ Số liệu trong bảng 3.6. cho thấy:

Về trình độ ngoại ngữ:

Tỷ lệ cán bộ QLGD các trường trên địa bàn có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) từ bậc 1 đến bậc 6 có 51 người chiếm 76,12%; trình độ ĐH tiếng Anh: 04 người = 5,97%. Trong đó cụ thể, theo 6 bậc như sau: Trình độ bậc 1 là 26,87%; trình độ bậc 2 là 40,30%; trình độ bậc 3 là 7,46%; trình độ bậc 4 là 1,49%.

Qua số liệu thống kê về trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CBQL cho ta thấy có 55 CBQL có chứng chỉ ngoại ngữ, còn 12 CBQL chưa có chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ, trong số này được thay thế bằng tiếng dân tộc thiểu số. Như vậy trình độ ngoại ngữ của đội ngũ vẫn còn thiếu, trong số đã có chứng chỉ nhưng thực tế để sử dụng được ngoại ngữ (Tiếng Anh) trong giao tiếp và đọc hiểu văn bản thì còn rất hạn chế. Do đó khẳng định rằng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CBQL chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, cần phải tiếp tiếp được đào tạo lại, bồi dưỡng thêm.

Về trình độ Tin học:

Cán bộ, viên chức đạt chuẩn về trình độ tin học phải có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, hoặc cao hơn. Nếu đang có chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C cấp trước ngày 10 tháng 8 năm 2016 thì được công nhận tương đương với chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Bảng 3.6: Trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tại các trường huyện Bình Liêu năm 2022

Trình độ Số lượng (Người) Cơ cấu (%) 1. Tin học

Chưa đạt chuẩn 15 22,39

CNTT CB 52 77,61

CNTT nâng cao 0 0

2. Ngoại ngữ -

Bậc 1 18 26,87

Bậc 2 26 40,30

Bậc 3 5 7,46

Bậc 4 1 1,49

Bậc 5 0 -

Bậc 6 0 -

Đại học 4 5,97

3. Tiếng dân tộc thiểu số -

Tày 15 22,39

Dao 11 16,42

Khác -

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu) Kết quả thống kê cho thấy có 52/67 CBQLGD (chiếm 77,61%) đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản. Điều đó cho thấy: đội ngũ cán bộ QLGD các trường rất tích cực học tập vươn lên để có thể ứng dụng được công nghệ thông tin,… trong quản lý trường học cũng như trong giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn.

Tuy nhiên, còn 15 CBQL chưa đạt chuẩn về kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.

Như vậy trình độ Tin học của đội ngũ vẫn còn thiếu, tuy nhiên trong thực tế vẫn sử dụng tương đối thành thạo CNTT trong việc soạn thảo văn bản, lập bảng biểu, khai thác thông tin từ mạng Internet, cổng thông tin điện tử, các phần mềm… Do đó để có các chứng chỉ về trình Tin học đội ngũ CBQL phải tiếp tục được đào tạo, học thêm các lớp về CNTT mới đáp ứng dược theo chuẩn.

Trên cơ sở các thông tin, số liệu thống kê đã nêu ở trên chúng ta đã hình dung thực trạng đội ngũ CBQL các trường trên địa bàn huyện Bình Liêu về trình độ đào tạo, các văn bằng, chứng, chuyên môn nghiệp vụ cần theo chuẩn cơ bản đáp ứng; về độ tuổi, cơ cấu có những tiến bộ phù hợp với yêu cầu của các quy định hiện nay về bố trí, sử dụng cán bộ. Nhưng thể thể hiện và phản ánh được một cách toàn diện hơn cần phải dựa vào kết quả đánh giá hằng năm theo các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cụ thể là: Từ năm học 2017-2018 trở về trước việc đánh giá theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về Ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; từ năm học 2018-2019 thực hiện đánh giá CBQL các trường theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.

Từ những kết quả trên cho thấy đội ngũ cán bộ QLGD các trường trên địa bàn huyện Bình Liêu có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức tốt, đa số tinh thần trách nhiệm cao;

tận tuỵ với công việc, có tính trung thực và tính nêu gương là đặc điểm nổi bật của đội ngũ.

Đội ngũ cán bộ QLGD các trường 100% đạt chuẩn đào tạo, một số cán bộ quản lý trưởng thành từ giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn tương đối tốt, có khả năng trong công tác quản lý; hầu hết cán bộ quản lý gương mẫu trước giáo viên học sinh được trường lớp tín nhiệm.

Số lượng cán bộ quản lý được giao đủ về biên chế theo định mức hạng trường (thực tế phần lớn trường còn thiếu, do tỉnh sắp xếp lại đội ngũ, dồn trường, dồn lớp

nên những năm qua đang tạm dừng bổ sung). Một số cán bộ quản lý được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà trường qua các đợt tập huấn, tạo điều kiện mở rộng tầm nhìn và phương pháp quản lý.

Bên cạnh một số Hiệu trưởng, Phó Hiệu phó có thâm niên và kinh nghiệm quản lý là đội ngũ Phó Hiệu phó trẻ mới được bổ sung; hầu hết những cán bộ QLGD các trường được bổ nhiệm là giáo viên giỏi, trước khi bổ nhiệm đã kinh qua công tác quản lý như tổ trưởng chuyên môn, Bí thư đoàn trường, Chủ tịch Công đoàn và có uy tín ở trường.

Bên cạnh những ưu điểm trên, đội ngũ cán bộ QLGD các trường còn tồn tại những hạn chế bất cập sau:

Tinh thần say mê học tập sáng tạo để phát triển và thích ứng với sự thay đổi còn thụ động; ý thức hợp tác với cộng sự, các cấp quản lý, sự khiêm tốn lắng nghe ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, ý thức tiết kiệm bảo vệ tài sản, tài chính của Nhà trường và một các kỹ năng khác còn có hạn chế nhất định.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ QLGD các trường còn yếu về kỹ năng thu nhận và xử lý thông tin, các mối quan hệ và phối hợp với các cấp các ngành của địa phương, với các bậc phụ huynh; nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng với điều kiện xã hội… chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, còn thiếu những tri thức cập nhật về quản lý nhà trường trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục và hội nhập quốc tế.

Một số bộ phận cán bộ công tác quản lý đã lâu năm nhưng hiệu quả quản lý còn thấp do không chịu tìm tòi, cải tiến, năng lực không theo kịp để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mà chưa được luân chuyển hoặc thay thế. Một số cán bộ quản lý trường học mang nặng tư tưởng ỷ lại thụ động trông chờ vào cấp trên; kỹ năng lập kế hoạch công tác còn nhiều hạn chế; có cán bộ quản lý do ngại va chạm, thiếu sâu sát, thiếu tính chủ động nên chưa chú trọng chức năng kiểm tra đánh giá thường xuyên tại đơn vị, dẫn tới hiệu quả quản lý chưa cao.

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp của mộ số cán bộ QLGD còn nhiều hạn chế; Ý thức tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ còn thấp; đặc biệt là những hiểu biết

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)