PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 45)

- Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh?

- Cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những dữ liệu đã được công bố từ các nguồn khác nhau.

Đây là các công trình nghiên cứu và các báo cáo có liên quan và được lựa chọn để sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa cho nội dung nghiên cứu. Nguồn dữ liệu thứ cấp này bao gồm:

Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện; niên giám thống kê huyện; các báo cáo chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã được công bố và các thông tin, tài liệu do các phòng Giáo dục - đào tạo huyện Bình Liêu và tỉnh Quảng Ninh cung cấp như: Báo cáo tổng kết năm học và phương hướng nhiệm vụ các năm 2021 - 2022, 2022 – 2023; Thống kê số lượng cán bộ các trường trên địa bàn huyện,…

Các giáo trình, luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ, đề tài khoa học, sách báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông internet.

Các tài liệu trên giúp đề tài có cái nhìn tổng quan về tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập thông tin sơ cấp luận văn sử dụng hình thức khảo sát, mẫu khảo sát được thiết kế như sau:

- Mục đích khảo sát: Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

- Đối tượng khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát với 2 nhóm đối tượng là (i) cán bộ có liên quan đến công tác tổ chức cán bộ tại phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu và (ii) CBQLGD các trường.

- Xác định quy mô mẫu

+ Đối với cán bộ tại phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu. Hiện tại số cán bộ có liên quan đến công tác tổ chức cán bộ tại phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu là 10 người. Do số lượng ít nên tác giả thực hiện khảo sát toàn bộ. Như vậy tổng số cán bộ khảo sát là 10 người.

+ Đối với CBQLGD các trường. Theo số liệu từ Phòng GD&ĐT tổng hợp, tính đến thời điểm hiện tại (tháng 12/2022) tổng số CBQLGD tại các trường trên địa bàn huyện Bình Liêu là 67 người. Luận văn thực hiện khảo sát toàn bộ.

Như vậy cỡ mẫu khảo sát là 77 mẫu.

- Thời gian và phương pháp khảo sát Thời gian điều tra, khảo sát: 5/2023

- Phương thức khảo sát: Phiếu được gửi trực tiếp tới đối tượng khảo sát.

- Nội dung khảo sát

Bảng khảo sát được xây dựng cho 2 đối tượng là cán bộ có liên quan đến công tác tổ chức cán bộ tại phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu và (ii) CBQLGD các trường. Trong đó, mỗi bảng khảo sát được thiết kế thành hai phần như sau:

- Phần I: Thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

- Phần II: Nội dung khảo sát được cụ thể bằng các câu hỏi nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát về mức độ đồng ý với các nội dung liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD huyện Bình Liêu (theo chuẩn Hiệu trưởng trường PT với 05 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí Tại Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn hiệu

trưởng cơ sở giáo dục phổ thông) và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBQLGD huyện Bình Liêu. Các câu hỏi trong bảng khảo sát dựa theo thang đo Likert với 5 mức độ, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Thang đo Likert

STT Giá trị trung bình Ý nghĩa

1 1,0 - 1,8 Kém

2 1,81 - 2,6 Yếu

3 2,61 - 3,4 Trung bình

4 3,41 - 4,2 Tốt

5 4,21 - 5,0 Rất tốt

(Nguồn: Vũ Cao Đàm, 2008) 2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra được mã hoá và đưa vào máy tính để xử lý, tính toán theo mục đích nghiên cứu của luận văn bằng công cụ phần mềm máy tính Excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi xử lý số liệu luận văn tiến hành phân tích số liệu theo phương pháp cụ thể như sau:

* Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp này được dùng để nghiên cứu những đặc trưng về mặt lượng (quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, trình độ phổ biến) của đối tượng được khảo sát, kết hợp với việc đối chiếu các chỉ tiêu nhằm tiếp cận nội dung chất lượng đội ngũ CBQLGD trong điều kiện cụ thể ở đơn vị nghiên cứu.

* Phương pháp thống kê so sánh

- Phương pháp thống kê so sánh là một trong những kỹ thuật thống kê phổ biến được sử dụng để so sánh các nhóm dữ liệu khác nhau và đưa ra kết luận về sự khác biệt hoặc liên quan giữa chúng. Phương pháp này được vận dụng để so sánh sự biến động theo thời gian về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ CBQLGD làm căn cứ đánh giá chất lượng đội ngũ CBQLGD trong giai đoạn 2020 - 2022 tại đơn vị nghiên cứu.

- Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ thống kê, còn được gọi là phương pháp phân loại thống kê, là một kỹ thuật trong thống kê dùng để tổ chức, phân loại và phân tích dữ liệu thu thập từ một nghiên cứu hay khảo sát. Phương pháp này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các biến trong dữ liệu và cho phép tạo các bảng và biểu đồ giúp trực quan hóa thông tin.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia về các vấn đề có liên quan nhằm thu thập thêm luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp và một số phương pháp nghiên cứu khác.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục thường được sử dụng để đánh giá và theo dõi hệ thống giáo dục. Gồm các chỉ tiêu như:

Tỷ lệ giáo viên - cán bộ quản lý: Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ giữa số lượng giáo viên và số lượng cán bộ quản lý trong hệ thống giáo dục. Tỷ lệ này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và hỗ trợ giáo viên.

Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục: Chỉ tiêu này thể hiện sự phân bổ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo cấp bậc và chức vụ. Ví dụ: số lượng giám đốc, phó giám đốc, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, quản lý hành chính...

Tỷ lệ giữa CBQLGD nam và nữ: Chỉ tiêu này cho thấy sự cân bằng giới tính trong số lượng CBQLGD trong hệ thống giáo dục.

Những chỉ tiêu này giúp cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá hiệu quả và cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục trong huyện. Các dữ liệu và thông tin từ những chỉ tiêu này cũng thường được sử dụng để đưa ra quyết định và chính sách liên quan đến giáo dục.

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

* Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng CBQLGD như:

+ Số lượng, cơ cấu nhân lực được quy hoạch.

+ Số lượng nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch.

+ Số lượng các chương trình tập huấn theo quy hoạch.

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh tình hình quy hoạch phát triển CBQLGD trong dài hạn của tổ chức và sự chuyển hoá mục tiêu tổng quát thành những mục tiêu cụ thể và những chương trình hành động thực tế.

* Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng CBQLGD như:

- Tuyển dụng CBQLGD

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tuyển dụng CBQLGD: Số lượng CBQLGD được tuyển dụng, thời gian tuyển dụng, kinh phí tuyển dụng… phản ánh kết quả của việc tìm kiếm, lựa chọn và thu hút các ứng viên phù hợp về làm việc cho tổ chức, góp phần phát triển quy mô nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của tổ chức

- Bố trí sử dụng đội ngũ CBQLGD

Các chỉ tiêu phản ánh tính hình bố trí sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả CBQLGD: Số lượng CBQLGD được bố trí công việc, số lượng được đề bạt, thuyên chuyển. Phản ánh kết quả tích cực từ quá trình tuyển dụng hay đào tạo nhân lực được chứng minh và phát huy một cách mạnh mẽ.

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho CBQLGD: Số lượng CBQLGD được đào tạo, kinh phí đào tạo, kết quả sau đào tạo, số lớp đào tạo trong năm, trình độ chuyên môn hàng năm, chuyên ngành đào tạo, trình độ tiếng anh, chính trị,… Phản ánh các giải pháp trọng tâm và bền vững nhất để phát triển CBQLGD về mặt chất trong các tổ chức.

- Đánh giá và thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ CBQLGD như: Đãi ngộ vật chất: Tiền lương, thưởng, phúc lợi,…

* Chỉ tiêu phản ánh công tác kiểm tra, giám sát - Kết quả đánh giá, phân loại CBQLGD

- Số lượt kiểm tra, giám sát - Số lượng CBQLGD vi phạm Tỷ lệ CBQLGD vi phạm (%)

=

Số lượng CBQLGD vi phạm

x100 Tổng số CBQLGD

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)