Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH
3.2. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Quyết định 2099/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định 332/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đề cương Đề án Phát triển giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành.
Đề án Phát triển GDĐT góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Liêu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Thực trạng số lượng đội ngũ CBQLGD huyện Bình Liêu đạt ở mức 89,33% do hiện tại một số vị trí quản lý tại các trường chưa đủ theo quy hoạch.
Bảng 3.7: Thực trạng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện Bình Liêu
Nội dung ĐVT Số lượng (Người)
Số CBQLGD theo quy hoạch Người 75
Số CBQLGD hiện có Người 67
Hệ số trung bình so với quy hoạch % 89,33
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu)
Theo quy định mỗi vị trí được quy hoạch từ 02 đến 03 người. Như vậy việc thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL đã theo lộ trình.
Qua quan sát và trao đổi trực tiếp với một số CBQLGD cho thấy:
- Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD đều nằm trong quy hoạch cán bộ quản lý nói chung, trong đó có quy hoạch riêng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường.
- Việc quy hoạch đã căn cứ trên những thuận lợi, khó khăn, trình độ và năng lực, phẩm chất của đội ngũ quy hoạch, căn cứ quy mô phát triển các trường trên địa bàn.
- Việc nhận định về cơ hội, thách thức đối với hoạt động quy hoạch đội ngũ CBQL nhằm đạt được mục tiêu, cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng và năng lực quản lý…đối với việc phát triển đội ngũ CBQL của các cấp quản lý giáo dục còn những bất cấp, hạn chế nhất định.
Chính từ những hạn chế bất cấp đó hằng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở ngành có liên quan tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập trung; Bồi dưỡng thường xuyên; Bồi dưỡng theo chuyên đề và nghiên cứu học tập điển hình cho đội ngũ CBQL song còn một số ít CBQL chưa thực sự quan tâm đến việc tự đào tạo, bồi dưỡng, việc đầu tư thời gian, tâm sức để cập nhật kiến thức quản lý mới còn rất hạn chế. Số CBQL tham gia nghiên cứu khoa học ít, ít quan tâm tìm hiểu, cập nhật các thông tin về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, lãnh đạo.
Nguyên nhân là do các cấp quản lý chưa có kế hoạch tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng theo Chuẩn; Các chế độ, chính sách khuyến khích người tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu; năng lực, kiến thức ngoại ngữ và tin học của đa số CBQL còn hạn chế do đó việc tự học cũng gặp khó khăn.
Công tác xây dựng chiến lược nguồn nhân lực thực hiện theo các bước sau:
Sơ đồ 3.1: Hoạch định nguồn nhân lực của phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu Bước 1: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại qua nhiều tiêu chí như trình độ chuyên môn, độ tuổi, thâm niên nghề nghiệp, cơ cấu giới tính để xem có
Bước 1: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại
Bước 2: Đưa ra các kế hoạch về nguồn nhân lực trong thời gian tới
những hạn chế, có những ưu điểm gì với tình hình phát triển của GD&ĐT huyện Bình Liêu trong thời gian tới.
Bước 2: Đưa ra các kế hoạch về nguồn nhân lực trong thời gian tới:
Bảng 3.8. Tổng hợp tình hình xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện Bình Liêu
Năm Số lượng Nội dung chi tiết
2020 11
- Chiến lược phát triển GD&ĐT huyện Bình Liêu đến năm 2025
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và tiêu chuẩn ngạch công chức; đào tạo chuyển đổi nhóm cán bộ có liên quan đến thay đổi nhiệm vụ.
- Quy hoạch cán bộ giai đoạn 2020 - 2022
2021 14
- Kế hoạch bồi dưỡng quản lý giáo dục theo Chiến lược phát triển GD&ĐT huyện Bình Liêu đến năm 2025 - Kế hoạch thực hiện công tác kiện toàn tổ chức bộ máy mới.
2022 12
- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo các chương trình bồi dưỡng ban hành tại quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/1/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu) Hiện nay, GD&ĐT huyện Bình Liêu đưa ra các kế hoạch nguồn nhân lực là:
Đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận có trình độ cao; Tuyển dụng nhân sự có chất lượng cao; Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có năng lực; Nâng cao đời sống của cán bộ, công chức trong đơn vị.
Nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ QLGD trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, phát hiện giới thiệu nguồn, đảm bảo cơ cấu, tính kế thừa và phát triển trong quy hoạch nguồn đã được chú ý đúng mức. Cấp ủy các cấp và các cơ quan tham mưu đã chủ động lựa chọn cán bộ nguồn
vào vị trí chủ chốt của một số sở, ban, ngành và UBND huyện, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên trong diện quy hoạch phấn đấu hoàn thiện tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quản lý, do vậy khi bổ nhiệm cán bộ về cơ bản đã đáp ứng tốt yêu cầu của ngành; số lượng và chất lượng cán bộ QLGD các trường đưa vào quy hoạch có chuyển biến khá so với thời gian trước đây. Bởi hằng năm phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, trên cơ sở quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đáp ứng chuẩn theo quy định tại Thông tư Số: 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phục vụ cho sự nghiệp phát triển là yêu cầu cấp thiết và là một đòi hỏi khách quan. Chiến lược phát triển CBQL sẽ đề ra những định hướng và mục tiêu, đảm bảo cho GD&ĐT có CBQL đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu, giúp cho đơn vị hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững; đồng thời, chiến lược phát triển CBQL là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch đội ngũ nhân lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Điểm nổi bật nhất trong công tác phát triển CBQL những năm gần đây là việc đào tạo, bồi dưỡng luôn gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, gắn với yêu cầu nhân lực của đơn vị. Nếu như trước đây, tình trạng cử cán bộ đi học tràn lan thì nay việc cử cán bộ đi đào tạo được xét duyệt kỹ lưỡng, căn cứ vào nhu cầu thực tế của các đơn vị giáo dục trên địa bàn.
Qua nghiên cứu số liệu trong bảng 3.9 cho thấy:
Mức độ phù hợp của các hoạt động xây dựng quy hoạch ở mức trung bình, bao gồm 2 tiêu chí được đánh giá ở mức khá và 4 tiêu chí trung bình. Vậy mức độ phù hợp công tác quy hoạch đối với đội ngũ CBQL là phù hợp, tuy nhiên để tăng thêm mức độ phù hợp thì cần phải tiến hành các nội dung, các hoạt động, trong thời gian tới có hiệu quả hơn, các biện pháp sẽ được trình bày tại chương 4 của luận văn này.
Nội dung được đánh giá ở mức khá gồm “Thực hiện dự báo về quy mô phát triển để xác định được nhu cầu số lượng CBQL” và “Đề ra được mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL”. Do đó công tác quy hoạch đối với đội ngũ CBQL cơ bản đáp ứng
với yêu cầu nhiệm vụ. Để công tác đào tạo lại, bồi dưỡng tốt hơn, trong thời gian tới phải quan tâm nhiều hơn, có biện pháp đồng bộ hơn mới đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đội ngũ đạt chuẩn.
Bảng 3.9: Đánh giá hoạt động quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
TT Nội dung/Tiêu chí Trung bình
1 Thực hiện dự báo về quy mô phát triển để xác định được nhu cầu
số lượng CBQL 3,45
2 Đề ra được mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL 3,41
3
Đánh giá đúng CBQL trước khi đưa vào quy hoạch bao gồm tiêu chuẩn chung của cán bộ và tiêu chuẩn cụ thể của CBQL của Bộ ngành và tỉnh
3,25
4
Quản lý và thực hiện quy hoạch theo lộ trình thực hiện từng hoạt động phát triển đội ngũ CBQL để đạt được các mục tiêu
của quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
3,29
5 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ
CBQL theo lộ trình quy hoạch. 3,33
6 Có các quyết định quản lý kịp thời để điều chỉnh quy hoạch phát
triển đội ngũ CBQL cho phù hợp với các kết quả dự báo 3,22 (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Các nội dung quy hoạch được đánh giá ở mức trung bình gồm: “Đánh giá đúng CBQL trước khi đưa vào quy hoạch bao gồm tiêu chuẩn chung của cán bộ và tiêu chuẩn cụ thể của CBQL của Bộ ngành và tỉnh”, “Quản lý và thực hiện quy hoạch theo lộ trình thực hiện từng hoạt động phát triển đội ngũ CBQL để đạt được các mục tiêu của quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng”, “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL theo lộ trình quy hoạch”, “Có các quyết định quản lý kịp thời để điều chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL cho phù hợp với các kết quả dự báo”.
Từ các số liệu trên và nghiên cứu tình hình thực tế về công tác quy hoạch tuyển chọn nguồn cán bộ QLGD còn bộc lộ một số hạn chế như: Công tác quy
hoạch chưa được chú ý đầy đủ, nghĩa là chưa chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với công tác phát triển nhà trường, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ. Công tác quy hoạch còn thiếu tầm nhìn, chiến lược phát triển… để đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ địa phương, cán bộ đủ tiêu chuẩn theo quy định, đủ về số lượng, cơ cấu, chất lượng ngành giáo dục phải quyết tâm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tích cực tham mưu với tỉnh để triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển.
Quá trình triển khai công tác quy hoạch nguồn cán bộ QLGD đòi hỏi cán bộ thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phải có tầm nhìn bao quát, nhìn thấy được những mặt mạnh, yếu của từng cán bộ nguồn quy hoạch để tham mưu cho lãnh đạo đúng và trúng, lựa chọn được con người đủ về trình độ, năng lực, có trách nhiệm, có tâm huyết và tầm nhìn. Việc thực hiện tốt phương châm “động và ‘’mở”, đôi khi còn bị ảnh hưởng của biểu hiện khép kín, cục bộ; việc phát hiện giáo viên trẻ đưa vào nguồn còn hạn chế; việc quản lý, đánh giá theo dõi đối với cán bộ trong diện nguồn chưa được quan tâm đúng mức và chưa làm tốt công tác dự báo nên tính chính xác chưa cao trong phát triển cán bộ QLGD các cấp nói chung và ở huyện nói riêng.