Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Kinh nghiệm của huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Đầm Hà là một huyện miền núi ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh. Từ một huyện miền núi thiếu trường, thiếu lớp, ít học sinh, đến nay giáo dục huyện Đầm Hà không ngừng đổi mới, đạt nhiều thành tích nổi bật. Năm học 2022-2023, huyện đã đầu tư nâng cấp, xây dựng 10 công trình cho các trường học, tổng kinh phí trên 51 tỷ đồng; mua sắm, bổ sung bàn, ghế, trang thiết bị trên 2,4 tỷ đồng; đầu tư bổ sung cơ sở vật chất và xây dựng trường chất lượng cao trên 200 tỷ đồng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đến nay, huyện có 29 trường học với 58 điểm trường lẻ; 377 lớp với 10.895 học sinh; 26 trường công lập đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (Phòng GD&ĐT huyện Đầm Hà, 2023).
Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của huyện Đầm Hà được thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Trước bối cảnh trong nước và quốc tế hiện đang có nhiều thay đổi trong hệ thống giáo dục, nhất là trong quản lý giáo dục. Đây là những thách thức, khó khăn
đặt ra cho các nhà lãnh đạo và quản lý cơ sở giáo dục phải thích nghi và nâng cao chất lượng các hoạt động để đáp ứng nhu cầu của người học, của cộng đồng và xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, huyện Đầm Hà có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm mục đích để có thể phát huy vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục, được thể hiện qua các văn bản như: Báo cáo công tác phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên các cơ sở giáo dục theo từng năm học, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm,…
Thứ hai: Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Những năm qua, đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện nhà ngày càng nhận thức tốt hơn về vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tính đến hết 12/2022 số cán bộ QLGD của huyện là 77 người chiếm khoảng 10% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, trong đó khoảng 18% ở giáo dục mầm non, 65% ở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, 6% cao đẳng, đại học, 11% ở cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Đến nay, cán bộ quản lý cấp mầm non có trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt 97,8%; cấp tiểu học là 78,6%; cấp THCS là 92,2% (Phòng GD&ĐT huyện Đầm Hà, 2023).
Phần lớn CBQLGD là những nhà giáo khá, giỏi được bổ nhiệm, được điều động từ nhà giáo sang làm công tác quản lý. Đa số đội ngũ CBQLGD của ngành là những người năng động, thích ứng luôn coi trọng đạo đức người thầy và thích ứng nhanh với sự đổi mới.
Đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục từng bước được sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý, đảm bảo chỉ tiêu biên chế theo quy định, hiện tượng vừa thừa, thiếu cục bộ giáo viên đã từng bước đã được khắc phục. Công tác nhận xét, đánh giá ngày càng đi vào thực chất, đảm bảo phản ánh được năng lực của đội ngũ.
Chế độ chính sách đối với nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện kịp thời. Đổi mới công tác quản lý chuyên môn, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy ở tất cả các môn, đổi mới nâng cao công tác quản lý của nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đạt nhiều kết quả. Cán bộ, nhà giáo đạt
chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý và giảng dạy.
Thứ ba: Công tác kiểm tra, giám sát
Thực hiện đổi mới công tác quản lý, kiểm tra; giám sát tích cực kiểm tra, giám sát, rà soát các vấn đề trong toàn ngành. Chủ động trong chỉ đạo quản lý các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác. Tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên môn ở các cấp học và công tác kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục. Giai đoạn 2020 - 2022 không có trường hợp CBQLGD vi phạm và xử lý kỷ luật.
Có được những kết quả như trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; các cấp các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo điều kiện cho ngành giáo dục và đào tạo huyện hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Sự đoàn kết, đồng lòng, nhất trí cao của tập thể cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo trong toàn ngành, vượt khó vươn lên, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao, có tay nghề vững vàng và yên tâm công tác.
Kinh nghiệm của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ 80 km về phía Đông Bắc. Toàn huyện có 15 xã và 2 thị trấn với 124 thôn, bản, khu phố (trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn, 108 thôn đặc biệt khó khăn của xã vùng II).
Năm học 2021- 2022, ngành giáo dục huyện Sơn Động đạt được những kết quả nổi bật. Quy mô trường, lớp tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập. Toàn huyện hiện có 51/60 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 85% cao hơn năm học trước 3,4%; tỷ lệ kiên cố hóa lớp học đạt 95,51% (cao hơn năm học trước 1,61%); thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của các nhà trường.
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục vẫn luôn được coi là
“nguồn nhân lực của nguồn nhân lực”. Trong những năm qua, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông mới, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tham mưu UBND huyện ban hành Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo thống kê, toàn ngành GD&ĐT huyện Sơn Động có 01 tiến sỹ, 01 nghiên cứu sinh, 42 thạc sỹ. Về tỉ lệ cán bộ quản lý đạt chuẩn, bậc Mầm non có 94,24% cán bộ quản lý đạt trình độ từ cao đẳng trở lên; bậc Tiểu học có 60,61% cán bộ quản lý đạt trình độ từ đại học trở lên; bậc Trung học cơ sở có 83,63% cán bộ quản lý đạt trình độ đại học trở lên; bậc Trung học phổ thông có 100% cán bộ quản lý đạt trình độ đại học trở lên. Như vậy, đa phần đội ngũ CBQL cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn, đủ khả năng lĩnh hội, thực hiện nhiệm vụ theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Phòng GD&ĐT huyện Sơn Động, 2023).
Thứ hai: Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD, huyện đã tập trung thực hiện một số giải pháp như: đưa ra một số giải pháp trọng tâm như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với GD&ĐT; rà soát, đánh giá thực trạng về quy mô phát triển giáo dục, nhu cầu về đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng và cân đối về cơ cấu; xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại và nâng trình độ chuẩn cho đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Có giải pháp phù hợp trong bố trí, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên không đáp ứng yêu cầu; ban hành chính sách ưu tiên đối với nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Thứ ba: Công tác kiểm tra, giám sát
Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới công tác đánh giá, phân loại nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo hướng lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của huyện Đầm Hà và Sơn Động, luận văn rút ra cho huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục như sau:
Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục: Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý cần đảm bảo tính kế thừa, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đảm bảo tính ổn định lâu dài. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, thử thách ngành, lựa chọn cán bộ quản lý có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để bổ nhiệm các chức danh quản lý.
Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ chuyên môn đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục giữ vững được lập trường tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống chuẩn mực.
Đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục: Công tác khảo sát, đánh giá, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ là việc làm thường xuyên trên cơ sở làm tốt công tác thanh, kiểm tra kết hợp với công tác nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ quản lý hàng năm. Bố trí cán bộ quản lý phù hợp với năng lực chuyên môn và thực tiễn từng đơn vị, có ý thức tự học để nâng cao trình độ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới. Đưa cán bộ quản lý dự nguồn đi đào tạo trên chuẩn về chuyên môn, đạt chuẩn về lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý giáo dục để kịp bổ sung, thay thế khi có nhu cầu.
Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục:
chính sách thu hút, tạo nguồn nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; chính sách tiền lương, phụ cấp cho nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; sửa đổi định mức lao động, chế độ làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; chính sách ưu đãi, chế độ nhà công vụ đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Chương 2