Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 80)

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

3.3.1. Các yếu tố khách quan

* Cơ chế, chính sách của nhà nước

Huyện ủy và các cấp ủy Đảng luôn quan tâm nâng cao chất lượng CBQL nói chung và CBQLGD nói riêng. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp thấy rằng để thực

hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu KT- XH, an ninh, quốc phòng và công tác xây dựng đảng đã đề ra thì việc quan tâm đến yếu tố con người là yếu tố trọng tâm và mang tầm quyết định. Chính vì vậy đối với việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL nói chung và CBQLGD nói riêng các cấp ủy Đảng đã thể hiện rõ quan điểm của mình, tạo điều kiện để công chức nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực quản lý… được phát triển bản thân để cống hiến hết mình vì sự phát triển của đơn vị. Đầu nhiệm kỳ các cấp ủy Đảng đã có Nghị quyết về phát triển KT- XH, trong đó có đề ra mục tiêu về bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL nói chung và CBQLGD nói riêng.

Nghị quyết được xây dựng trên tinh thần chỉ đạo xác định nhiệm vụ “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD là khâu then chốt”; “Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ GV”; “Đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD”; “Đào tạo con người phát triển toàn diện, chú trọng đến kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; coi trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc”.

Cơ chế, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và CBQLGD của tỉnh từng bước được bổ sung, hoàn thiện và thực hiện đầy đủ, kịp thời đúng quy định, góp phần hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, động viên, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và CBQLGD yên tâm, tận tâm với nghề và cống hiến cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo đất nước. Có thể kể đến như:

Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Quyết định số 38/2019/QĐ- UBND ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng; Nghị

quyết số 96/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh phát triển giáo dục mầm non và phổ thông Quảng Ninh đến năm 2025;…

Chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo. Hầu hết đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ, viên chức giáo dục các cấp học, bậc học có lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đổi mới sáng tạo, vận dụng các phương pháp giảng dạy mới theo hướng chuẩn hóa để tổ chức các hoạt động giáo dục ngày càng thiết thực, hiệu quả. Nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội khó khăn, biên giới, hải đảo đã nỗ lực vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đội ngũ CBQLGD phần lớn là những nhà giáo có trình độ, năng lực quản lý tốt. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã có chuyển biến tốt, hoạt động tại các cơ sở giáo dục và đào tạo đã phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới đặc biệt với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất chiếm khoảng 96% chủ yếu là dân tộc Tày, dân tộc Dao và dân tộc Sán Chỉ. Đây là địa bàn trọng yếu về an ninh - quốc phòng với 06/07 đơn vị hành chính có đường biên giới trên đất liền và tổng chiều dài đường biên giới dài gần 43 km. Điều kiện tự nhiên, khí hậu mát mẻ, trong lành, địa hình cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp là nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện thuận lợi để huyện Bình Liêu phát triển du lịch mang bản sắc riêng. Trong một thời gian dài kinh tế của huyện Bình Liêu chậm phát triển do địa hình nơi đây phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cộng đồng dân tộc thiểu số sống khép kín. Tính đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là địa phương khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Kết quả rà soát đầu năm 2022, huyện còn 1.571 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn đa chiều, chiếm 20,4% tổng số hộ dân toàn huyện; 1.226 hộ còn thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh...

Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển CBQLGD của huyện:

Thứ nhất, với điều kiện KT - XH đang trên đà phát triển, đội ngũ CBQLGD của các đơn vị hành chính cũng được củng cố, kiện toàn, từ đó có điều kiện tuyển

dụng, lựa chọn những công chức trẻ, có trình độ nhất định vào đảm nhận các vị trí công tác, do đó, động lực làm việc cũng sẽ được nâng lên;

Thứ hai, cũng trong điều kiện mới, chính quyền huyện có thể áp dụng các chính sách mới để phát triển kinh tế, tạo sự phát triển nhảy vọt, rút ngắn thời gian phát triển so với các đơn vị khác trong Tỉnh. Sự phát triển về kinh tế mang lại nguồn thu ngân sách, giúp cho huyện có thể tăng phụ cấp, các chế độ phúc lợi khác cho CBQLGD, giúp nâng cao động lực làm việc cho CBQLGD;

Thứ ba, do huyện đang trên đà phát triển nên công việc nhiều, áp lực lớn, dẫn đến CBQLGD muốn chuyển công tác sang các vị trí khác, do đó ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBQLGD;

Thứ tư, đặc thù địa phương gắn với nhiều dân tộc thiểu số, nhiều văn hoá địa phương vì vậy trong xử lý công việc của đội ngũ CBQLGD gặp phải nhiều khó khăn, phức tạp… nên ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBQLGD.

Chính những điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Bình Liêu như vậy đã tác động không nhỏ đến chất lượng đội ngũ CBQLGD của huyện. Vấn đề nâng cao năng lực CBQLGD là một việc làm cấp thiết đối với các cấp, các ngành của huyện.

Một trong những việc cần làm đó là chú trọng đào tạo và thu hút những công chức có trình độ cao về công tác tại cơ sở để đáp ứng yêu cầu QLNN ở cấp cơ sở của huyện Bình Liêu.

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

* Quan điểm của bộ máy lãnh đạo đơn vị

Trong những năm qua, ngành đã quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, xem đây là khâu then chốt nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Đã có nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ, trước hết là công tác quy hoạch cán bộ, quy hoạch đội ngũ và biên chế;

chú trọng cả 3 mặt: bố trí-sử dụng, đánh giá-sàng lọc, đào tạo - bồi dưỡng. Hàng năm trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển lớp, học sinh, Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu đã chủ động cân đối đội ngũ về số lượng, trình độ, cơ cấu bộ môn để xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện chặt chẽ việc đào tạo, đào tạo lại; tham mưu UBND huyện điều động, thuyên chuyển, tuyển dụng, từng bước đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu và nâng cao chất lượng.

Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD giai đoạn 2020 - 2022. Qua đó, khuyến khích CBQLGD học tập, cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của CBQLGD trong việc lựa chọn chương trình, địa điểm và thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh và vị trí công tác.

Tuy nhiên, trong những năm qua công tác đề bạt, bổ nhiệm CBQLGD còn nhiều bất cập dẫn đến một số CBQLGD chủ chốt ở các trường năng lực lãnh đạo, điều hành còn yếu, kỹ năng xử lý tình huống chưa khoa học, hợp lý, kỷ luật chưa cao. Việc nắm bắt các chính sách, pháp luật để giải quyết công việc chưa đúng dẫn đến sai phạm, thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Sở trường công tác chuyên môn của một số cán bộ chưa được phát huy tốt, vì vậy đã ảnh hưởng đến nề nếp thực thi nhiệm vụ.

* Môi trường làm việc

Thời gian qua, Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu đã chú trọng công tác rà soát, nắm bắt nhu cầu xây mới, sửa chữa các điểm trường, đảm bảo cơ sở vật chất cho từng năm học. Tại các trường học còn tích cực trang trí lớp học, khuôn viên xanh - sạch - đẹp, góp phần làm đẹp thêm cảnh quan sư phạm của nhà trường, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, an toàn. Nhờ đó, đến nay toàn huyện đã có 21/24 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 87,5%, trong đó có 3/24 trường đạt chuẩn mức độ 2 (đạt 12,5%).

Bảng 3.18. Tổng hợp cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn huyện Bình Liêu ĐVT: Phòng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Phòng công vụ CBQL 43 45 49

Phòng học thông thường 106 113 118

Phòng phục vụ học tập: thư viện, nhà đa năng, … 26 29 32 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu) Việc quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở làm việc đã mang lại được môi trường làm việc khang trang, sạch sẽ, góp phần tạo dựng văn minh công sở, tạo môi trường công tác tốt đáp ứng yêu cầu làm việc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ của CBQLGD.

Bảng 3.19: Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu,

tỉnh Quảng Ninh

TT Nội dung/Tiêu chí Trung bình

1 Cơ chế, chính sách của nhà nước 4,01

2 Điều kiện kinh tế - xã hội 3,86

3 Quan điểm của bộ máy lãnh đạo đơn vị 4,30

4 Môi trường làm việc 4,12

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra) Qua kết quả khảo sát cho thấy các đối tượng đều đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Trong đó yếu tố được đánh giá rất ảnh hưởng là “Quan điểm của bộ máy lãnh đạo đơn vị” với 4,3 điểm; “Môi trường làm việc”

với 4,12 điểm.

Các yếu tố được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng gồm “Cơ chế, chính sách của nhà nước” với 4,01 điểm và “Điều kiện kinh tế - xã hội” với 3,86 điểm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)