Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH
4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
4.2.3. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa
xuyên. Cách học một lần để dùng cho suốt đời không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay luôn có sự thay đổi về mọi mặt. Do đó việc bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ CBQL các trường đang trở thành yêu cầu có tính cấp thiết, do phần đông đội ngũ chưa được đào tạo bài bản, kỹ năng quản lý nhà trường còn hạn chế.
Tổ chức bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa cho đội ngũ CBQLGD để nâng cao chất lượng đội ngũ. Mặt khác, biện pháp nhằm khai thác tiềm lực sẵn có của địa phương theo phương châm địa phương hóa hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL, gắn nhiệm vụ của các trường đại học, trường bồi dưỡng CBQL giáo dục với công tác bồi dưỡng CBQL giáo dục ở địa phương.
Công tác bồi dưỡng CBQLGD phải căn cứ vào tiêu chuẩn, tiêu chí và phù hợp với quy hoạch cán bộ của ngành giáo dục của tỉnh.
- Xác định nhu cầu cần bồi dưỡng CBQLGD
Muốn nhận biết nhu cầu bồi dưỡng cần tổ chức đánh giá năng lực đội ngũ CBQL. Phân loại đội ngũ CBQL theo số năm làm quản lý, điều tra nhu cầu bồi dưỡng. Xác định được những gì CBQL đã có và những gì chưa có; những gì CBQL tự bồi dưỡng được, những gì CBQL cần phải được trang bị và xếp theo trình tự ưu tiên để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.
Với đối tượng là dự nguồn chức danh CBQL các trường, cần phân loại theo các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản lý…
từ đó nhận biết nhu cầu bồi dưỡng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đối tượng dự nguồn này.
Với đối tượng là CBQLGD hiện đang chưa đạt chuẩn, để nâng chuẩn, phòng GD&ĐT cần phân loại theo các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản lý… từ đó nhận biết nhu cầu bồi dưỡng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đối tượng dự này.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục trong việc xây dựng chương trình, hình thức bồi dưỡng; phương pháp giảng dạy của giảng viên, thời điểm mở lớp, các điều kiện cần thiết để bồi dưỡng.
Về chương trình bồi dưỡng: Chất lượng đội ngũ CBQL phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng bồi dưỡng mà trước tiên là chất lượng chương trình bồi dưỡng.
Chương trình bồi dưỡng đội ngũ CBQL theo hướng chuẩn hóa đặt ra chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thiết như:
+ Bồi dưỡng về chính trị: Những quan điểm, định hướng chung về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển GD&ĐT thời kỳ đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo đắp ứng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; quan điểm định hướng phát triển giáo dục.
+ Những thông tin mới nhất về khoa học QLGD, giáo dục phổ thông.
+ Bồi dưỡng về tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà trường.
+ Bồi dưỡng về ngoại ngữ (tiếng Anh): Sử dụng ngoại ngữ trong quản lý giáo dục và quản lý nhà trường ở huyện Bình Liêu rất ít (hầu như không sử dung, bởi ít hợp tác với nước ngoài…). Tuy nhiên theo chuẩn cũng cần phải có mới đáp ứng chuẩn (hoặc sử dựng tiếng dân tộc thiểu số thay thế). Do vậy vẫn phải bồi dưỡng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số mà cán bộ đó đang công tác ở vùng có dân tộc thiểu số chiếm đa số.
+ Dạy tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ CBQL tham gia làm công tác quản lý tại trường ở vùng dân tộc thiểu số (Tiếng Tày, tiếng Dao).
+ Bồi dưỡng những kiến thức kỹ năng nền tảng về quản lý trường; kiến thức thực thi luật pháp, điều lệ và quy chế giáo dục; kỹ năng quản lý hanh chính và hệ thống thông tin; quản lý tài chính, tài sản nhà trường; tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giao dục; xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường; kiểm tra đanh giá nội bộ trường; quản lý tổ chức bộ máy,cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; phân tích các tình huống quản lí nảy sinh trong trường và khả năng vận dụng các kiến thức để xử lý có hiệu quả trong các tình huống; kỹ năng giao tiếp, tham mưu làm việc với cấp trên và các lực lượng xã hội; kỹ năng làm việc với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; kỹ năng đánh giá hiệu quả công việc.
+ Đối với lớp cán bộ dự nguồn cần phải đặc biệt chú trọng đến bồi dưỡng nhận thức và tầm nhìn của một lãnh đạo, quản lý. Ngoài truyền đạt lý thuyết, có thể mời các Hiệu trưởng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trao đổi, phổ biến kinh nghiệm, hoặc các chuyên gia QLGD trao đổi theo cách “cầm tay chỉ việc” cho các
học viên về cách thức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý cũng như các kỹ năng giải quyết tình huống cụ thể.
Chương trình bồi dưỡng cần chú trọng xây dựng bài tập thực hành vì bài tập là phương tiện chủ yếu để hình thành kỹ năng cho người học, không có bài tập, không có quá trình luyện tập thì kỹ năng sẽ không bao giờ được hình thành. Bài tập thực hành đòi hỏi người dạy phải cung cấp cho người học các tri thức cần thiết về lĩnh vực hình thành kỹ năng, giải thích và hướng dẫn các thao tác hành động đểhình thành kỹ năng, cho người học luyện tập một số lượng bài tập nhất định và kiểm tra, đánh giá mức độ hình thành kỹ năng. Người học phải được luyện tập giải các bài tập thực hành, có tri thức, hiểu mục đích hình thành kỹ năng, hiểu và biết cách thực hiện các thao tác hành động, tự giác và vận dụng có ý thức, có suy nghĩ các tri thức, các phương tiện hành động vào việc giải các bài tập thực tế. Các bài tập phải được xây dựng theo một hệ thống nhất định: Bài tập kích thích người học tiếp thu tri thức, bài tập củng cố tri thức, bài tập vận dụng kiến thức hình thành kỹ năng, bài tập đánh giá mức độ hình thành kỹ năng.
Về đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên: Giảng viên giảng dạy theo phương pháp mới, nêu vấn đề và tổ chức trao đổi, thảo luận tạo cho người học chủ động phát huy tính độc lập, sáng tạo. Dạy học bằng phương tiện và thiết bị hiện đại cũng là một yêu cầu quan trọng, đòi hỏi giảng viên phải có trình độ nhất định về công nghệ thông tin.
Về đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng: Đa dạng hóa các loại hình và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu công tác của từng cán bộ: tập trung, tại chức, bồi dưỡng theo chuyên đề, tham quan thực tế, đẩy mạnh hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ CBQLGD.
Về thời điểm bồi dưỡng: Có lịch bồi dưỡng ổn định để CBQL chủ động bố trí công việc. Tránh sự chồng chéo về thời gian bồi dưỡng giữa CBQL của cùng 1 đơn vị. Không nên mở lớp bồi dưỡng vào thời điểm đầu năm học.
Về đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả:
+ Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và tài liệu tham khảo Muốn có những tài liệu tốt cần chú ý đầu tư một khoản kinh phí thoả đáng để người
viết tập trung viết, tài liệu có nghiệm thu và đánh giá. Tài liệu nên viết đơn giản dễ hiểu và rõ ràng, viết dưới dạng cầm tay chỉ việc. Chủ động mời những người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và am hiểu lĩnh vực chuyên môn và có tâm huyết với giáo dục viết những nội dung đã lựa chọn để bồi dưỡng.
Các tài liệu phải có trước khi đợt bồi dưỡng bắt đầu, hoặc có thể phát trước cho CBQL nghiên cứu. Nếu bồi dưỡng theo hình thức từ xa thì tài liệu phải thật đầy đủ và phát trước nhiều ngày.
+ Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng
Việc bồi dưỡng cần có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dường, do đó, khi bồi dưỡng cho CBQL các điều kiện về phòng học, phương tiện, thiết bị phải được chuẩn bị trước và đầy đủ phù hợp với hình thức bồi dưỡng.
- Áp dụng một số chính sách khuyến khích như hỗ trợ học phí, khen thưởng Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBQL tham gia bồi dưỡng, đặc biệt là CBQL công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhằm tạo động lực để đội ngũ CBQL nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
- Đánh giá kết quả bồi dưỡng
Là hoạt động thiết thực để đánh giá hiệu quả bồi dưỡng đồng thời đanh giá ý thức học tập của người học vì lâu nay công tác bồi dưỡng không được coi trọng đúng mức: một bộ phận không nhỏ cán bộ đi học để có bằng, có chứng chỉ, chứ không phải học để có kiến thức làm việc.
Phòng GD&ĐT Bình Liêu cần thực hiện tốt quy trình bồi dưỡng gồm năm bước cơ bản là: Rà soát đội ngũ; xác định nhu cầu; lập kế hoạch; thực hiện kế hoạch và đánh giá chất lượng bồi dưỡng.
Bồi dưỡng không nên chạy theo hình thức mà phải đi vào thực chất. Kết quả bồi dưỡng là một đội ngũ CBQL có khả năng, có đầy đủ năng lực, phẩm chất, để đảm nhận tốt vị trí được bổ nhiệm, lấy đó làm cơ sở, căn cứ để bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ.