Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của một số địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 36 - 41)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của một số địa phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vĩnh Phúc được xếp vào danh sách các tỉnh, thành phố có nền kinh tế phát triển năng động, trong đó ấn tượng nhất là ngành công nghiệp. Công nghiệp Vĩnh Phúc bao gồm đầu tư trong nước và nước ngoài, từ lúc bắt đầu tái lập tỉnh năm 1997 Vĩnh Phúc xếp thứ 41/61 tỉnh thành trong cả nước. Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển kinh tế cao, chỉ trong 03 năm, Vĩnh Phúc đã vươn lên đứng hàng thứ 7 so với 64 tỉnh thành trong cả nước. Từ năm 2001 đến nay, nhịp độ phát triển bình quân mỗi năm đạt 17%, riêng phát triển công nghiệp đạt 19,6% cao hơn mức bình quân của cả nước.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, Vĩnh Phúc đã sớm thoát khỏi khủng hoảng và tăng trưởng nhanh. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,83%. Trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 2,18%; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 16,29% và ngành dịch vụ đạt 16,89%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, ước tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 15,6%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 54,8% và ngành dịch vụ chiếm 29,6%. Xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh, đạt giá trị hơn 592 triệu USD, tăng 12,4% so với năm 2010.

Các dự án FDI đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP tăng khá mạnh từ 8,6% năm 1997 lên 39,9% năm 2011. Sự đóng góp của FDI đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1997 - 2011 đạt 17,2%/năm, trong khi đó cả nước tăng 7,51% cùng giai đoạn (năm 2012 là năm khó khăn nhất kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp 2,52%, bằng với kế hoạch sau khi điều chỉnh). Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 17,7%/năm, đóng góp quan trọng tăng tỷ lệ khu vực công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trung bình các giai đoạn chiếm tỷ lệ trên 80%); giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc năm 1997 xếp thứ 45 đến nay xếp thứ 7 cả nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào thu ngân sách chiếm khoảng 80 - 85%, hiện nay xếp thứ 8 cả nước. Các doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu của các giai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đoạn, bình quân khoảng 85 - 90% sản phẩm xuất khẩu trên địa bàn tỉnh . Khu vực DN có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã tạo ra 110.824 lao động, trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 40.723 lao động, chiếm tỷ lệ 36,7%. Trong khi đó, 38 doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo ra 4.500 việc làm và các doanh nghiệp dân doanh thu hút 65.601 lao động và tạo ra hàng trăm ngàn lao động gián tiếp khác như dịch vụ, xây dựng ...

Những kết quả trong phát triển sau 15 năm tái lập tỉnh (1997 - 2012), nhất là những giải pháp ấn tượng, hiệu quả trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã biến Vĩnh Phúc từ một tỉnh nông nghiệp lạc hậu trở thành trung tâm sản xuất ô-tô, xe máy hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 17,24%/năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên 12.695 tỷ đồng năm 2012.

Năm 2012, tuy giá trị sản xuất công nghiệp có giảm nhưng hầu hết các ngành dịch vụ lại có sự tăng trưởng cao so với năm 2011: ngành thương mại, sửa chữa tăng 18,5%; ngành khách sạn, nhà hàng tăng 15,3%; ngành vận tải kho bãi, thông tin liên lạc tăng 29%; ngành y tế và dịch vụ cứu trợ xã hội tăng 19,5%.

Có được kết quả đáng khích lệ như vậy là do Vĩnh Phúc đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư trên các phương diện sau:

Về xây dựng cơ chế thu hút và quản lý đầu tư

Các nhà đầu tư đến tìm cơ hội đầu tư tại Vĩnh Phúc sẽ được làm các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa qua Ban quản lý các KCN và thu hút đầu tư Vĩnh Phúc. So với các tỉnh thì Vĩnh Phúc có cơ chế riêng, nghĩa là xem xét, thẩm định và trình UBND tỉnh cấp đất cả bên trong và bên ngoài KCN.

Trong công tác thu hồi đất, Vĩnh Phúc hiện đã có những hướng dẫn giải thích quy trình các bước thực hiện để các bên quan tâm tham khảo. Hiện Vĩnh Phúc đang nỗ lực đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục bằng cách loại bỏ những bước không cần thiết. Hợp đồng thuê đất sẽ được ký sau khi việc giải phóng mặt bằng được hoàn tất.

Thủ tục về ký hợp đồng thuê đất, nộp tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất có hai trường hợp xảy ra: một là nhà đầu tư có thể thuê đất trực tiếp của công ty kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh hạ tầng KCN, hai là nhà đầu tư trực tiếp thuê đất của tỉnh (thường đối với các dự án bên ngoài KCN). Sau khi việc thanh toán, đền bù đã xong, Sở Tài nguyên môi trường ký hợp đồng thuê đất với nhà đầu tư.. Trong quá trình thực hiện dự án sau giấy phép, nhà đầu tư phải làm một số thủ tục đăng ký pháp lý.

Khi dự án đầu tư đi vào hoạt động, nhà đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện hàng tháng cho Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các KCN và định kỳ nộp các báo cáo chuyên ngành khác.

Nếu gặp khó khăn, vướng mắc, nhà đầu tư có thể gửi đơn kiến nghị để các sở chức năng của tỉnh, các bộ thậm chí cả Thủ tướng Chính phủ để được giúp đỡ giải quyết theo thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật.

Về một số cơ chế chính sách ưu đãi của tỉnh Vĩnh Phúc

Đối với các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN hỗ trợ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng, hỗ trợ lãi suất tiền vay đối với các dự án đầu tư hạ tầng KCN, CCN, khu du lịch tập trung, hỗ trợ phát triển hạ tầng KCN, CCN, Khu du lịch tập trung.

Quy định ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư thứ cấp (thuê lại mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật KCN của nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN) và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề: dự án đầu tư mới sử dụng lao động chưa qua đào tạo được hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000VND/người. Trường hợp doanh nghiệp tuyển dụng lao động đã được đào tạo nghề ở mức cơ bản được hỗ trợ 200.000 đồng/người.

Tóm lại, ngoài các điều kiện thuận lợi sẵn có về vị trí địa lý, Vĩnh Phúc đã và đang đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng các đô thị, các khu công nghiệp, chuẩn bị quỹ đất, nguồn nhân lực, đầu tư mạnh cho kết cấu hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước, viễn thông, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

Đặc biệt, với phương châm cởi mở, thông thoáng trong thu hút, cấp phép đầu tư, thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính với cơ chế “một cửa”, giúp các nhà đầu tư rút ngắn thời gian và chi phí trong việc phê duyệt các dự án đóng vai trò then chốt.

Bên cạnh đó, việc chủ động phối hợp với các cấp, các ngành của Ban Quản lý các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KCN và thu hút vốn đầu tư để giải quyết khó khăn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào tỉnh là chìa khóa giúp Vĩnh Phúc không ngừng phát triển.

1.2.2.2. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố quan trọng và là một trong những lợi thế to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Nhìn vào chỉ số PCI của Bắc Ninh những năm qua, có sự đi lên khá vững chắc: Năm 2009 xếp thứ 10; năm 2010 đứng thứ 6 và năm 2011 đứng thứ 2 (tăng 4 bậc so với 2010); năm 2012 lại trở về vị trí thứ 6. Để giữ vững vị trí trong tốp dẫn đầu của bảng xếp hạng, Bắc Ninh cần có những nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện công tác điều hành kinh tế của chính quyền.

Đặc biệt trong những năm qua, Bắc Ninh đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư, thông qua việc ban hành chính sách và tập trung chỉ đạo quyết liệt của tỉnh về cải thiện chỉ số PCI và thành lập các tổ công tác tập trung vào các lĩnh vực làm tăng điểm PCI. Cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ sống còn trong phát triển kinh tế.

Hàng năm căn cứ vào từng thành phần cấu thành chỉ số PCI do VCCI công bố, UBND tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, phân tích tìm ra những điểm mạnh, yếu trong môi trường đầu tư của tỉnh, sau đó so sánh với các tỉnh xung quanh, từ đó để có biện pháp khắc phục.

Tỉnh Bắc Ninh đã áp dụng xây dựng mô hình một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại (dân đến làm thủ tục tự bấm nhận số thứ tự, đến lượt đưa hồ sơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vào, và hồ sơ được mã hóa hết và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Lãnh đạo ở trên có thể theo dõi hồ sơ được giải quyết ra sao, đúng thời hạn hay không...), đầu tư đẩy mạnh các trang web về công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngoài ra, lãnh đạo các cấp, trong thẩm quyền của mình phải giải quyết kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp. Việc kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp phải hết sức thận trọng. Thanh tra phải có kế hoạch, thống nhất giữa các ngành, không để thanh tra chồng chéo, giảm tối đa chi phí thời gian của doanh nghiệp cho vấn đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)