Chương 4: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM
4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn giai đoạn từ nay đến năm 2020
4.2.1. Hoàn thiện khung chính sách về đầu tư
4.2.1.1. Bổ sung, sửa đổi hệ thống cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút đầu tư
Trước hết, công khai, minh bạch về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch ngành, dự án kêu gọi đầu tư, về các nguồn vốn, lãi xuất cho vay… Sau hội nghị tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp hàng năm, tỉnh cần có những chỉ đạo quyết liệt đối với các sở, ngành và chính quyền các địa phương tìm giải pháp giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kịp thời và hiệu quả. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị chủ động và phối kết hợp trong việc xây dựng dự án vận động đầu tư, tích cực giới thiệu dự án, tìm kiếm và tổ chức tiếp xúc với các nhà đầu tư. Cung cấp nội dung dự án vận động đầu tư về cơ quan đầu mối để triển khai quảng bá, cung cấp cho các nhà đầu tư.
Thứ hai, cần tiếp tục rà soát lại quy hoạch, cơ chế chính sách, quy trình thủ tục đầu tư ở các sở, ngành, địa phương có liên quan đến hoạt động đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận, tìm hiểu rõ hơn về chiến lược, định hướng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; sớm giải quyết nhanh các thủ tục, vướng mắc liên quan, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, phát triển.
Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu xây dựng, bổ sung và sửa đổi các quy trình, cơ chế, thủ tục liên quan đến đầu tư, trên cơ sở có sự tham góp ý kiến của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh để xây dựng môi trường pháp lý thân thiện, thuận tiện cho hoạt động đầu tư.
Thứ tư, cần ban hành cơ chế chính sách khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và cơ chế cho thuê đất ở các khu công nghiệp nhỏ;
tạo cơ chế chính sách, xử lý linh hoạt việc chuyển đổi đa dạng hoá hình thức đầu tư để tăng khả năng lựa chọn hoạt động đầu tư cho chủ sở hữu vốn. Để nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác từ các nhà tài trợ, tỉnh tập trung cho việc hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, hoàn thiện thể chế, chính sách của tỉnh; tăng cường quan hệ đối tác, nâng cao hiệu quả tiếp nhận vốn ODA và vốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vay ưu đãi; cải thiện tình hình thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân; tăng cường công tác theo dõi, giám sát và đánh giá, công khai, minh bạch thông tin.
Thứ năm, đảm bảo những quyền và lợi ích của doanh nghiệp và chủ đầu tư khi hoạt động trong môi trường pháp lý tại địa phương. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập huấn, phổ biến văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng để thực hiện tốt.
Có như vậy mới đảm bảo được vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường.
Cuối cùng, định kỳ tiến hành lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và nhà đầu tư để đánh giá về sự thuận lợi của môi trường pháp lý và xác định đó là cơ sở để tiến hành bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện môi trường pháp lý. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng với mọi nhà đầu tư và doanh nghiệp.
4.2.1.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính
Các cấp, ngành, chính quyền địa phương cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa, minh bạch, công khai các thủ tục hành chính, xây dựng ngày càng tốt hơn nền hành chính công theo hướng phục vụ. Nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của chỉ số PCI đối với môi trường đầu tư kinh doanh.
Đồng thời đề ra giải pháp để khắc phục những hạn chế từng khâu trong chỉ số điểm mà chỉ số PCI đã phản ánh. Về thủ tục hành chính, tập trung rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính, các giấy phép, các quy định không cần thiết; sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp ưu đãi đầu tư, cấp đăng ký kinh doanh theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp năm 2005 nhằm giảm thiểu thời gian thành lập doanh nghiệp và chi phí tham gia thị trường; Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa” về đầu tư và cơ chế “một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh và đầu tư.
Thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực, khắc phục tình trạng treo biển “một cửa liên thông” nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn phải đi qua nhiều phòng, ban, mất nhiều thời gian làm thủ tục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về mặt tổ chức, cần kiện toàn các cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, công chức, bảo đảm mỗi công việc đều có một cơ quan cụ thể giải quyết. Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp, phân quyền trong hệ thống hành chính từ tỉnh tới cơ sở. Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn cụ thể của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân. Kiên quyết loại ra khỏi bộ máy hành chính công những cán bộ kém phẩm chất, biến chất, hoặc không đủ năng lực giải quyết nhiệm vụ. Quan tâm giải quyết thoả đáng quyền lợi của công chức nhất là về thu nhập, tạo điều kiện làm trong sạch bộ máy hành chính nhà nước.
Tăng cường năng lực chính quyền các cấp, mở rộng dân chủ, phát huy sức sáng tạo của người dân phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Hiện đại hoá công tác hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu qủa cải cách hành chính; Đơn giản hóa các TTHC liên quan đến hoạt động đầu tư, đồng thời xác lập được chế độ trách nhiệm cụ thể trong từng bước công việc.
Cuối cùng, cần quy định cụ thể nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức tư vấn khi tiếp nhận các đề nghị của nhà đầu tư. Xây dựng chế độ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân khi xảy ra những sai sót hoặc chậm trễ khi giải quyết công việc, quy định rõ hình thức khắc phục để giảm thiểu những phiền hà và tránh gây ra những ách tắc cho hoạt động đầu tư.
4.2.1.3. Chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư
Nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.
Đồng thời, phải tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng, đôn đốc công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và thực hiện Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở, quy chế giám sát cộng đồng kết hợp với công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động đầu tư. Công bố cho mọi người dân được biết để thực hiện và giám sát việc thực hiện các cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm giải quyết và quy định thời hạn cụ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ công, bảo đảm yêu cầu thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư trên các mặt: Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư; Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý đầu tư; nâng cao năng lực thực thi và hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư của các cơ quan chức năng; Tiến hành tổng kết, đánh giá việc phân cấp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trong thời gian qua, phát hiện những bất cập, kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; Phân định rõ ràng nhiệm đối với các cơ quan quản lý hành chính và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các chủ đầu tư trên cơ sở có sự phối hợp các hình thức kiểm tra dảm bảo tuân thủ những quy định của nhà nước Việt Nam và tránh gây phiền hà cho các chủ đầu tư nước ngoài.