Cải thiện môi trường pháp lý tạo dựng môi trường cạnh tranh minh bạch và bình đẳng

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 61 - 67)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2008-2012

3.2. Thực trạng hoạt động cải thiện môi trường đầu tư ở Bắc Kạn

3.2.1. Cải thiện môi trường pháp lý tạo dựng môi trường cạnh tranh minh bạch và bình đẳng

Môi trường pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư, cải thiện môi trường pháp lý là công việc cấp thiết phải triển khai trên cơ sở có sự tham gia đồng bộ của mọi ngành, mọi cấp trong tỉnh.

Mục tiêu của giai đoạn 2010 - 2020 nhằm tạo được môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh đã tổ chức kêu gọi, thu hút đầu tư trên cơ sở lựa chọn các dự án đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các nhà đầu tư đến với Bắc Kạn sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và cơ chế khuyến khích đầu tư của tỉnh, cụ thể như sau:

Chính sách ưu đãi về đất đai:

Đối với đầu tư trong nước

Về giá thuê đất: áp dụng giá thuê đất với mức thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ theo từng địa bàn huyện, thành, thị.

Về miễn giảm tiền thuê đất: Được miễn giảm theo quy định tại Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc thi hành Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước.

Đối với các dự án đầu tư nước ngoài

Về giá thuê đất, tỉnh áp dụng mức giá tối thiểu trong khung quy định của Chính phủ.

Chính sách ưu đãi về thuế Đối với đầu tư trong nước

Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ đầu tư tại bất cứ nơi nào thuộc Bắc Kạn đều được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định.

Đối với đầu tư nước ngoài

Đối với tất cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tại Bắc Kạn đều được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu: máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định và phương tiện vận chuyển chuyên dùng mà trong nước chưa sản xuất được; nguyên liệu sản xuất trong thời gian 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương:

Trường hợp nhà đầu tư vào sản xuất, sử dụng lao động địa phương có nhu cầu đào tạo riêng phục vụ cho sản xuất và được tổ chức tuyển dụng thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần chi phí tùy theo từng dự án và địa bàn cụ thể.

Chính sách hỗ trợ đầu tư:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tạo điều kiện vay vốn và hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các nhà đầu tư trong nước Nhà đầu tư được vay vốn từ các tổ chức tín dụng để tổ chức sản xuất kinh doanh. Nhà đầu tư có đủ tiêu chuẩn được cấp Chứng nhận ưu đãi đầu tư được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển.

Thu hút đầu tư bằng nhiều chính sách ưu đãi:

Với đặc điểm của một địa phương miền núi, sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế đồng thời cũng được xác định là thế mạnh mà tỉnh ưu tiên tập trung thu hút đầu tư phát triển. Bên cạnh những quy định về ưu đãi đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11, Nghị định số 108/2006/NĐ- CP, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn luôn dành nhiều cơ chế ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp với các dự án phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch.

Một trong những chính sách thu hút đầu tư hiệu quả chính là cơ chế hỗ trợ của Dự án 3PAD. Dự án 3PAD (Dự án quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp) do IFAD tài trợ có cơ chế hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp, trong đó ưu tiên hỗ trợ xây dựng thương hiệu, mẫu mã sản phẩm; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ dân tham gia các hội chợ, hội nghị giới thiệu quảng bá sản phẩm ra thị trường; hỗ trợ kiểm định chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

Cùng với đó, Quỹ Xúc tiến đầu tư nông lâm nghiệp (APIF) với nguồn vốn 2 triệu USD sẽ hỗ trợ tối đa 49% tổng chi phí dự án (tối đa không quá 250.000USD) đối với các dự án đầu tư phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn 3 huyện Ba Bể, Na Rì, Pác Nặm. APIF thực hiện tuyển chọn dự án để hỗ trợ trên tiêu chí là các dự án (không phân biệt loại hình doanh nghiệp) thuộc 3 lĩnh vực nông - lâm nghiệp và du lịch thực hiện trên địa bàn 3 huyện với tối thiểu 35% trong tổng số hộ dân được hưởng lợi từ dự án là hộ nghèo. Quỹ APIF hoạt động trong thời gian 5 năm, bắt đầu từ năm 2011 và kết thúc vào năm 2015.

Các biện pháp thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh:

Giảm thời gian cấp phép đầu tư:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với các dự án đầu tư trong nước: Tuỳ từng loại hình đầu tư, nhà đầu tư sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng từ 3 đến 10 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Công khai hoá quy trình cấp phép đầu tư và hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện triển khai Giấy phép đầu tư theo cơ chế “Một cửa, một đầu mối”.

Công khai hoá, quy trình thành lập doanh nghiệp, Đăng ký kinh doanh, Ưu đãi đầu tư và đầu mối từng cơ quan giúp Doanh nghiệp tại các cơ quan Đăng ký kinh doanh từ cấp tỉnh đến huyện, thành phố, thị xã.

Công khai hoá quy định, vị trí địa lý, địa điểm, quy mô các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm công trình khác dự định hoặc đã đầu tư kèm theo giá thuê đất ổn định 10 năm; quy định thủ tục cấp đất, thuê, giao đất và giải phóng mặt bằng đối với các nhà đầu tư.

Công khai hoá quy trình, thủ tục vay vốn Ngân hàng thương mại, vay vốn từ Ngân hàng phát triển, thủ tục cấp bù lãi suất chênh lệch của ưu đãi khuyến khích đầu tư và thuế suất được giảm.

Công khai hoá các văn bản quy định về kiểm tra, thanh tra, về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan thường xuyên phải làm việc với doanh nghiệp để nhà đầu tư biết, giám sát thực hiện.

Công khai hoá các cơ chế chính sách và các lĩnh vực khuyến khích, ưu đãi đầu tư trong từng thời kỳ.

Cung cấp các thông tin đầu tư và tư vấn đầu tư, tạo điều kiện về thông tin, hoạt động xúc tiến thương mại

Nhà đầu tư được cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, các chương trình định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 10 năm của tỉnh, được các cơ quan liên quan của tỉnh tư vấn về đầu tư tại địa bàn.

Nhà đầu tư được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin về tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn, các quy định về ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo nhu cầu của nhà đầu tư, UBND tỉnh tổ chức giao lưu thương mại, hội nghị, hội thảo, tham quan nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế phát triển địa phương. Giới thiệu tiềm năng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc. Tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh cho nhà đầu tư.

Khi đến với tỉnh Bắc Kạn, nhà đầu tư còn được cung cấp thông tin tư vấn đầu tư như: Cung cấp thông tin (định hướng, quy hoạch, cơ chế chính sách, ưu đãi đầu tư...); tư vấn lựa chọn lĩnh vực, địa điểm đầu tư; cung cấp dịch vụ: Lập dự án đầu tư, hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, đăng ký ưu đãi đầu tư...Tư vấn triển khai dự án đầu tư, lập hồ sơ khảo sát thiết kế kỹ thuật, thủ tục hải quan...

theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Quỹ APIF - công cụ đắc lực trong thu hút đầu tư

Với những chính sách ưu đãi phù hợp, thiết thực, từ khi Quỹ APIF bắt đầu triển khai tại Bắc Kạn, đã có không ít doanh nghiệp tham gia nộp thư bày tỏ quan tâm và nhận được hỗ trợ. Qua vòng mời gọi nộp đề xuất đầu tiên (năm 2011), đã có 4 doanh nghiệp được phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư là 20,943 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ từ APIF là 8,199 tỷ đồng.

Trong đó, Dự án trồng, chế biến sắn và dong riềng của Hợp tác xã sản xuất và chế biến nông sản Đồng Tâm có tổng kinh phí đầu tư là 5,087 tỷ đồng; APIF hỗ trợ 1,975 tỷ đồng. Dự án phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư nhà máy chế biến tinh bột và miến dong riềng Nhất Thiện (Cơ sở sản xuất miến dong Nhất Thiện) có tổng kinh phí 5,13 tỷ đồng, APIF hỗ trợ 2,1 tỷ đồng. Dự án xây dựng mô hình sản xuất giống và khoai tây hàng hóa của Bắc Kạn (Trung tâm Tư vấn ứng dụng phát triển khoa học nông nghiệp và môi trường Thái Bình) có tổng kinh phí trên 4,136 tỷ đồng; APIF hỗ trợ 2,024 tỷ đồng; Nhà máy chế biến nông sản Việt Bắc (Công ty TNHH Bảo trì và xây dựng công trình Việt Bắc) có tổng kinh phí 6,59 tỷ đồng, APIF hỗ trợ 2,1 tỷ đồng.

Vòng tuyển chọn thứ hai, có 3 doanh nghiệp được phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư là trên 16,366 tỷ đồng; APIF hỗ trợ trên 5,880 tỷ đồng. Hiện nay, Dự án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trồng và tiêu thụ gừng trâu của Doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê đã được triển khai thực hiện; tổng kinh phí đầu tư là 3,5 tỷ đồng; kinh phí do APIF hỗ trợ là 1,68 tỷ đồng, 2 dự án còn lại gồm Dự án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt bò chất lượng cao tại Bắc Kạn (Công ty TNHH phát triển Thành Đồng 2) và Dự án đầu tư phát triển chăn nuôi đàn lợn nái móng cái địa phương tại huyện Na Rì (Hợp tác xã chăn nuôi Khau Ruộng), hiện nay đang được doanh nghiệp giải trình thêm trước khi triển khai thực hiện.

Trong vòng tuyển chọn thứ 3, Hội đồng thẩm định đã lựa chọn được hai dự án đủ điều kiện gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột và miến dong Bắc Kạn (của Công ty Cổ phần Hồng Hà) và Dự án sản xuất và tiêu thụ đũa gỗ tách (Công ty TNHH một thành viên phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi); hiện đang trình UBND tỉnh phê duyệt.

Thời gian qua, các dự án được APIF tuyển chọn hỗ trợ đều là những dự án tập trung đầu tư, mở rộng sản xuất đối với những sản phẩm nông - lâm nghiệp đặc trưng của địa phương. Các dự án được triển khai đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thay đổi phương thức sản xuất từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo hướng thị trường; tạo việc làm, tăng thu nhập cho hơn 2.000 hộ gia đình tại các huyện vùng dự án. Tính đến tháng 3/2013, Quỹ APIF đã giải ngân 1,6 tỷ đồng để hỗ trợ các dự án được tuyển chọn trong vòng 1.

Ông Ngô Văn Vấn - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh cho biết: Với cách tiếp cận kinh doanh cùng người nghèo, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân cùng có lợi, Quỹ APIF đang ngày càng chứng minh được tính hiệu quả, từng bước trở thành công cụ hữu ích thu hút sự tham gia của doanh nghiệp trong phát triển nông - lâm nghiệp tại Bắc Kạn, qua đó cũng tạo cơ hội để quảng bá, xúc tiến thương mại và du lịch trong tỉnh.

Bước sang năm 2013, cùng với các hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư. Hoạt động nổi bật trong năm chính là tham gia Hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghị Xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc năm 2013 được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang vào đầu tháng 4/2013.

Theo số liệu công bố tại Hội nghị, tính đến hết tháng 2/2013, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 7 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn là trên 17,9 triệu USD. Bắc Kạn xếp thứ 9 trong khu vực Tây Bắc về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong khuôn khổ Hội nghị, tỉnh Bắc Kạn đã tham gia Triển lãm Xúc tiến đầu tư khu vực Tây Bắc với một gian hàng quảng bá các sản phẩm đặc trưng, nổi bật của tỉnh Bắc Kạn trong hai lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp (gỗ ván, bột đá) và nông - lâm sản (miến dong, nước mơ, nấm hương…). Đây là cơ hội quan trọng để tỉnh Bắc Kạn quảng bá tiềm năng nổi bật của địa phương, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh.

Công bố công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ban hành danh mục các dự án gọi vốn đầu tư trong nước và nước ngoài cho từng giai đoạn để định hướng cho các nhà đầu tư lựa chọn dự án đầu tư. Cụ thể hoá khung giá đất cho từng địa bàn và công khai cho nhà đầu tư biết.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)