Chương 4: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM
4.1. Định hướng cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020
4.1.1. Cơ hội và thách thức đối với thu hút đầu tư ở Bắc Kạn
Phương pháp phân tích SWOT: Nghiên cứu SWOT đối với hoạt động thu hút đầu tư tỉnh Bắc Kạn được thực hiện dựa trên việc phỏng vấn các lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Đồng thời có tham khảo các chuyên gia trong từng lĩnh vực.
Xem xét toàn diện môi trường chủ quan của hoạt động thu hút đầu tư tỉnh Bắc Kạn sẽ tìm được điểm mạnh và điểm yếu. Xem xét đánh giá các tác động của môi trường khách quan của hoạt động thu hút đầu tư cho thấy cơ hội và nguy cơ nào cho các hoạt động đầu tư của tỉnh. Trên cơ sở này tiến hành phân tích kết hợp theo các tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thức của phương pháp SWOT để sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội và vượt qua thách thức. Sử dụng cơ hội để vượt qua điểm yếu.
Bảng 4.1. Nhìn nhận môi trường đầu tư từ phía lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Kạn có hệ thống cơ sở hạ tầng đang phát triển.
- Có nhiều lợi thế phát triển về du lịch, công nghiệp, nông lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào.
- Khu công nghiệp của tỉnh, cụm công nghiệp các huyện bắt đầu hình thành và phát triển.
- Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được ban hành.
- Lãnh đạo tỉnh đã được bổ sung, trẻ hóa, được bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ, bước đầu tạo được mối quan hệ thân thiện với các nhà đầu tư.
- Chỉ số PCI thấp và có chiều hướng giảm.
- Kết quả cải cách hành chính còn chậm trễ; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Thu ngân sách nhà nước quá thấp.
- Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, chồng chéo.
- Thiếu vốn và mặt bằng cho sản xuất.
- Kết cấu hạ tầng còn không đồng bộ - Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập.
- Công tác triển khai các dự án chậm trễ.
- Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp của tỉnh còn thấp trình độ còn hạn chế.
- Thiếu lao động đã qua đào tạo và chất lượng lao động đã được đào tạo còn chưa đáp ứng với yêu cầu.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh còn rất hạn chế.
- Môi trường đầu tư thiếu tính chuyên nghiệp và linh hoạt, mới chỉ phù hợp với doanh nghiệp và dự án có quy mô nhỏ, chưa phù hợp với doanh nghiệp và các dự án lớn.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là cơ hội để tăng nguồn vốn FDI đổ vào tỉnh.
- Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đang từng bước hoàn thiện và hiện đại sẽ là điều kiện để tăng lượng vốn đầu tư từ các tỉnh bạn.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, có những ưu đãi đặc thù đối với đồng bào dân tộc, miền núi.
- Thu hút đầu tư bước đầu tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công nghiệp địa phương phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ.
- Đang trong tình trạng tụt hậu so với cả nước.
- Nguồn nhân lực có chất lượng cao ngày càng thiếu.
- Tình trạng cục bộ địa phương hạn chế các nhân tố mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Đang có sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn đầu tư giữa các địa phương trong nước và giữa các quốc gia.
- Sự phát triển bất ổn định của kinh tế khu vực và thế giới có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái ngày càng gia tăng.
- Sự phát triển chênh lệch giữa các huyện, thành, thị.
- Tệ nạn xã hội ngàycàng phức tạp.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn lãnh đạo các sở, ban, ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 4.2. Phân tích SWOT đối với hoạt động thu hút đầu tƣ vào tỉnh Bắc Kạn
Các yếu tố của môi trường chủ quan
đối với hoạt động thu hút đầu tƣ vào tỉnh Bắc Kạn
Các yếu tố Môi trường khách quan ảnh hưởng
đến thu hút đầu tƣ vào tỉnh Bắc Kạn
ĐIỂM MẠNH (Strengths) 1. Có nhiều lợi thế phát triển về du lịch, công nghiệp, nông lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào.
3. Khu công nghiệp của tỉnh, cụm công nghiệp các huyện bắt đầu hình thành và phát triển.
4. Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được ban hành.
5. Lãnh đạo tỉnh đã được bổ sung, trẻ hóa, được bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ, bước đầu tạo được mối quan hệ thân thiện với các nhà đầu tư.
ĐIỂM YẾU(Weaknesses) 1. Chỉ số PCI thấp và có chiều hướng giảm.
2. Kết quả cải cách hành chính còn chậm trễ; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu.
3. Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, chồng chéo.
4. Thiếu vốn và mặt bằng cho sản xuất.
5. Kết cấu hạ tầng còn không đồng bộ
6. Công tác triển khai các dự án chậm trễ.
7. Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp của tỉnh còn thấp trình độ còn hạn chế.
8. Thiếu lao động đã qua đào tạo và chất lượng lao động đã được đào tạo còn chưa đáp ứng với yêu cầu.
9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh còn rất hạn chế.
CƠ HỘI(Opportunities) 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
2. Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là cơ hội để tăng nguồn vốn FDI đổ vào tỉnh.
3. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là
S1,S4&O1: Xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
S1&O5: Tiến hành thu hút đầu tư xây dựng cở sở hạ
W1,W2&O4: Bổ sung, sửa đổi hệ thống cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút đầu tư.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giao thông đang từng bước hoàn thiện và hiện đại sẽ là điều kiện để tăng lượng vốn đầu tư từ các tỉnh bạn.
4. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, có những ưu đãi đặc thù đối với đồng bào dân tộc, miền núi.
5. Thu hút đầu tư bước đầu tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công nghiệp địa phương phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ.
tầng cho các KCN của tỉnh bằng cách đổi mới nội dung và phương thức thu hút đầu tư phát triển hạ tầng.
S2,S3&O3: Hình thành hệ thống trung tâm thương mại, chợ đầu mối cũng như định kỳ tiến hành các hoạt động hội chợ, triển lãm để cường sự giao lưu liên kết cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
khuyến khích vốn đầu tư từ nước ngoài.
W7,W9&O5,O4: Các cơ quan quản lý nhà nước cần thương xuyên nắm bắt thông tin về các hoạt động của nhà đầu tư.
thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về các đề tài đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Kạn.
W9&O5: Thực hiện đồng bộ các biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển.
THÁCH THỨC (Threads) 1. Đang trong tình trạng tụt hậu so với cả nước.
2. Nguồn nhân lực có chất lượng cao ngày càng thiếu.
3. Đang có sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn đầu tư giữa các địa phương trong nước và giữa các quốc gia.
4. Sự phát triển bất ổn định của kinh tế khu vực và thế giới có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư.
5. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái ngày càng gia tăng.
6. Sự phát triển chênh lệch giữa các huyện, thành, thị.
7. Tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp.
S4&T2 Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, tiến hành đồng bộ các giải pháp thu hút lao động có trình độ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
S2,S5&T3: Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành với các nhà đầu tư.
- Tăng cường phát hành các ấn phẩm giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn, về các tiềm năng và các cơ hội đầu tư của tỉnh; về các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư.
S3&T1,T2: Tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm về cải thiện môi trường đầu tư với các địa phương.
W1,W2&T3: Đảm bảo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
W2,W3&T3: Nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư W9&T1,T3: Các cơ quan quản lý nhà nước cần thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh trong từ khâu hoạch định chính sách cũng như điều hành tổ chức thực hiện.
“Xây dựng Bắc Kạn phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường trên cơ sở phát huy được lợi thế so sánh của Tỉnh về tài nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
rừng, khoáng sản để phát triển nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp được phát triển dựa trên tài nguyên rừng và chăn nuôi dưới tán rừng. Ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở công nghiệp chế biến. Môi trường được bảo vệ, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, đời sống nhân dân được cải thiện. Các chỉ tiêu về mức sống, văn hoá, xã hội đạt ở mức khá so với bình quân của cả nước; thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập của các cộng đồng dân cư, giữa các vùng trong tỉnh. Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đời sống xã hội và quốc phòng an ninh. Cơ sở hạ tầng thông tin được phát triển, điện năng đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Khối đoàn kết các dân tộc được củng cố. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững”. Đây là mục tiêu định hướng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Kạn phấn đấu nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của tỉnh nhà.
Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã đưa ra mục tiêu tổng quát là huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo sự phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Dựa vào việc xem xét bối cảnh bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh dần tỷ trọng các ngành: công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là du lịch và thương mại. Trong đó ngành nông nghiệp được phát triển với mũi nhọn là ngành chăn nuôi được hình thành trên một nền nông nghiệp sạch, công nghệ tiên tiến và áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học; ngành công nghiệp phát triển nhanh trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp chế biến;
ngành dịch vụ phát triển với tỷ trọng giá trị gia tăng cao. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 31%, các ngành dịch vụ chiếm 34%, ngành nông, lâm nghiệp chiếm 35% vào năm 2015 và tỷ trọng tương ứng đạt 41% - 30% - 29% vào năm 2020;
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan như kinh tế tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển, an ninh chính trị ổn định, đời sống nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
được nâng lên… nhưng tỉnh Bắc Kạn vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế: tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết kịp thời, hoạt động của hệ thống chính trị còn một số mặt hạn chế, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp của tỉnh còn thấp; đó là do: hiện nay đa số doanh nghiệp sản xuất còn mang tính tự phát, chưa bám sát nhu cầu thị trường; Sản phẩm làm ra chất lượng thấp chủ yếu là sơ chế giá trị gia tăng không cao; Năng lực cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ của tỉnh nói chung còn thấp do trang thiết bị công nghệ của nhiều doanh nghiệp còn yếu kém, lạc hậu cộng thêm những yếu kém về quản lý; môi trường đầu tư chưa thông thoáng, thông tin xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại còn hạn chế.
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế- xà hội của giai đoạn tới bên cạnh nỗ lực cố gắng phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc của tỉnh cần phân tích rõ những cơ hội và thách thức đối với quá trình thu hút các nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở các phân tích cụ thể này để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Về cơ hội, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hoá, các địa phương cùng với cả nước đang ráo riết duy trì và thiết lập các mối quan hệ kinh tế đối ngoại đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là cơ hội để tăng nguồn vốn FDI đổ vào tỉnh. Bởi vậy, Bắc Kạn cũng từng bước tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế trên cơ sở khai thác những lợi thế cạnh tranh của mình như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật… Đó là những lợi thế có được nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên và trải qua quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương ở những thời kỳ trước. Những lợi thế cạnh tranh mà Bắc Kạn đang sở hữu chính là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Trong quá trình thu hút đầu tư sẽ hình thành cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng hiện đại dịch vụ- công nghiệp - nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế hiện đại làm gia tăng kết quả và hiệu quả đầu tư đến lượt nó thu hút sự quan tâm của các nguồn vốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
từ các thành phần kinh tế của địa phương tham gia tái đầu tư mở rộng sản xuất và các nguồn vốn đầu tư khác ở trong nước. Trên cơ sở thu hút vốn đầu tư cho phép khai thác các lợi thế cạnh tranh của địa phương ở thời điểm hiện tại sẽ phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm cho thị trường cho các ngành sản xuất cơ bản của địa phương. Từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công nghiệp địa phương phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ để phục vụ tốt hơn các yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Việc vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường của Nhà nước cho phép phát huy các mặt tích cực của các quy luật trên thị trường và giảm tối đa các rào cản hạn chế kết quả và hiệu quả đầu tư. Các chính sách đầu tư ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn hướng đến sự minh bạch và bình đẳng, không ngừng nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại để thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông của tỉnh đang từng bước hoàn thiện và hiện đại sẽ là điều kiện để tăng lượng vốn đầu tư từ các tỉnh bạn.
Song hành cùng với cơ hội phát triển thu hút đầu tư tỉnh nhà còn có những mặt mạnh cơ bản: Vị trí địa lý và tự nhiên có nhiều thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế xã hội; Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; Tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái tạo tiền đề cho kinh doanh du lịch-khách sạn. Để khơi dậy các tiềm năng và thế mạnh trên cần phải nhấn mạnh đến các yếu tố khác của môi trường đầu tư bước đầu đã có những thay đổi tích cực: Cơ chế chính sách đang dần được hoàn thiện; Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được ban hành: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã cơ bản hình thành và phát triển; Nguồn nhân lực dồi dào, việc đào tạo nguồn nhân lực được quan tâm: Lãnh đạo tỉnh đã được bổ sung, trẻ hóa, được bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ, bước đầu tạo được mối quan hệ thân thiện với các nhà đầu tư.
Những thách thức đặt ra cho Bắc Kạn trong tiến trình cải thiện môi trường đầu tư.