Cải thiện môi trường đầu tư góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư và phát triển doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 82 - 88)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2008-2012

3.3. Đánh giá hoạt động cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Kạn

3.3.1. Cải thiện môi trường đầu tư góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư và phát triển doanh nghiệp

3.3.1.1. Kết quả thu hút vốn đầu tư

Trong giai đoạn 2010 - 2012, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 33 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4.565 tỷ đồng.

Toàn tỉnh có 1 khu công nghiệp trung ương là Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới thu hút 7 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 3.060 tỷ đồng.

Hiện tỉnh có 3 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, trong đó có 1 dự án tạm dừng hoạt động chờ cấp phép mỏ, 1 dự án đang hoạt động, 1 dự án đang tiến hành hoàn thiện giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, chuẩn bị dây chuyền sản xuất. Để nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác từ các nhà tài trợ, tỉnh tập trung cho việc hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, hoàn thiện thể chế, chính sách của tỉnh; tăng cường quan hệ đối tác, nâng cao hiệu quả tiếp nhận vốn ODA và vốn vay ưu đãi; cải thiện tình hình thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân;

tăng cường công tác theo dõi, giám sát và đánh giá, công khai, minh bạch thông tin.

Hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục 64 dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh; đồng thời tăng cường quảng bá giới thiệu thu hút đầu tư, gửi danh mục đầu tư cho Cục Xúc tiến Thương mại và Cục Đầu tư nước ngoài, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, đại diện các nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư nhằm thu hút hơn nữa các nhà đầu tư đến với Bắc Kạn.

Tại thời điểm cuối năm 2012 tỉnh có 525 doanh nghiệp đang hoạt động với số vốn đăng ký 3.630 tỷ đồng. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tương đối ổn định vào những năm 2006, 2007, 2008, tăng nhanh vào những năm 2009, 2010 và bắt đầu giảm về số lượng đăng ký mới vào những năm 2011, 2012 do ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới và những biến động của kinh tế trong nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để có kết quả trên, Bắc Kạn đã thực hiện nhiều hoạt động với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư trên nhiều khía cạnh, từ các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, đến tập trung phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và đặc biệt là thực hiện bổ sung, sửa đổi hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, rà soát điều chỉnh lại hệ thống các quy trình quản lý đầu tư, xây dựng chiến lược về xúc tiến đầu tư và đẩy mạnh cải cách hành chính.

Bảng 3.7. Nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2012

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2012

Giá trị (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%) Tổng vốn đầu tư 2.233.053 100 2.705.245 100 3.280.326 100 3.332.430 100 1. Theo cấp quản lý

- Trung ương 504.903 22,61 170.239 6,29 372.877 11,37 375.140 11,25 - Địa phương 1.728.150 77,39 2.535.006 93,71 2.907.449 88,63 2.957.290 88,74 2. Theo khoản mục đầu tư

- VĐT XDCB 1.767.661 79,16 2.192.306 81,04 2.730.619 83,51 2.771.402 83,16 - VĐT khác 465.392 20,84 512.931 19,96 649.707 16,49 560.028 16,84 3. Theo nguồn vốn

3.1. Khu vực KTNN 954.079 42,73 1.292.053 47,76 1.586.124 48,35 1607.101 48,23 - Vốn NSNN 201.460 9,03 307.160 11,36 277.861 8,48 296.810 8,92 - Vốn vay 110.786 4,96 36.740 1,36 29.637 0,90 30.141 0,90 - Vốn tự có 15.956 0,71 36.022 1,33 37.539 1,14 38.042 1,14 -Vốn huy động khác 625.877 28,03 912.131 33,72 1,241.057 37,83 1.242.106 37.27 3.2. Vốn ngoài KTNN 1.278.974 57,27 1.413.192 52,24 1.694.202 51,65 1.725.329 51.77 - Vốn doanh nghiệp 661.236 29,61 963.830 35,63 1.211.011 36.92 1.525.205 37,06 - Vốn của dân cư 617.738 27,66 449.362 16,61 483.191 14,73 490.124 14,71

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2012)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua số liệu thống kê về cơ cấu vốn đầu tư ta thấy nếu căn cứ vào cấp quản lý, nguồn vốn của địa phương tham gia đầu tư chiếm tỷ lệ lớn trên 80%, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên còn vốn đầu tư ở cấp trung ương lại giảm dần nếu như năm 2008 chiếm 22,61% thì đến cuối năm 2012 nguồn vốn ở cấp trung ương chỉ còn 11,25%. Đây là xu hướng chung của các tỉnh, thành trong cả nước và phản ánh việc quản lý điều hành đầu tư được giao cho địa phương quản lý, chứng tỏ khả năng đáp ứng về vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ngày một tăng lên rõ rệt. Mặt khác cho thấy trong giai đoạn vừa qua trung ương không có dự án đầu tư lớn tại địa phương, một phần vốn đầu tư trên địa bàn đã bị cắt giảm.

Theo khoản mục đầu tư, cho thấy nguồn vốn đầu tư chủ yếu được dùng cho xây dựng cơ bản, chiếm đến xấp xỉ 80% nguồn vốn và có xu hướng tăng lên, năm 2012 chiếm tới 83,16%. Như vậy cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển, vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Điều này phản ánh sự mất cân đối trong đầu tư chiều sâu, đáp ứng được lợi ích trong ngắn hạn, cần xem xét trong định hướng phát triển của tỉnh nhà.

Nếu phân theo nguồn vốn đầu tư, vốn đầu thuộc khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm. Từ 83% năm 2008 đến năm 2012 chỉ còn chiếm 48,23%, tỷ lệ này vẫn còn cao so với một số địa phương lân cận. Cơ cấu của nguồn vốn này cho thấy nhà nước đang thực hiện cắt giảm đầu tư công và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đầu tư. Với tỷ lệ đầu tư công còn cao đặt ra nhiệm vụ cho chính quyền của tỉnh giảm tỷ lệ này thông qua cơ chế chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.

Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước (gọi chung là dân doanh) ngày càng chiếm ưu thế trong tỷ trọng vốn đầu tư và có xu hướng tăng lên năm 2008 mới chỉ chiếm 16,88%, đến 2012 chiếm tới 51,77%. Tỉ lệ này chưa cao so với mặt bằng chung của cả nước nhưng phản ánh sự chuyển biến tích cực của một địa phương miền núi mà hàng năm ngân sách trung ương thường xuyên phải đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phần lớn trong chi tiêu đầu tư và chi thường xuyên. Trong cơ cấu vốn đầu tư này thể hiện các nhà đầu tư bước đầu tìm thấy cơ hội đầu tư của tỉnh và mạnh dạn thực hiện đầu tư. Tại khu vực này nguồn vốn của doanh nghiệp dân doanh có xu hướng tăng trưởng ổn định, trong khi đó nguốn vốn dân cư tăng trưởng không ổn định, thậm chí còn giảm sút qua vài năm gần đây. Điều này cho thấy nuôi dưỡng nguồn thu bằng cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và khoan sức dân để có tiềm lực phát triển trong dài hạn.

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Đơn vnh: triệu đng

Thời gian

Vốn đầu tư trên địa bàn phân theo nguồn vốn(giá hiện hành)

Vốn ngân sách nhà nước Vốn vay

Vốn DNNN

Vốn huy động khác

Vốn doanh nghiệp dân doanh Vốn đân cư

Đồ thị 3.6: Nguồn vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2008-2012 (Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2012)

Với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kết quả còn ở mức quá khiêm tốn. Tính đến hết năm 2012 trên địa bàn tỉnh chỉ thu hút được 03 dự án ODA với số vốn đầu tư là hơn 40 triệu USD, 10 dự án NGO với số vốn đầu tư hơn 1,4 triệu USD, 01 dự án FDI với số vốn đầu tư là 100.000 USD xây dựng nhà máy chế biến chè của Công ty PELOYEN TEA của Đài Loan, 01 dự án nghiên cứu một số loại cây ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả ôn đới với Đài Loan. Trong số này chỉ 01 dự án ODA với quy mô lớn đã chiếm phần lớn vốn đầu tư của 02 nguồn vốn này với giá trị 25 triệu USD, đó là Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (viết tắt là Dự án 3PAD Bắc Kạn).

Đồ thị 3.7: Nguồn vốn đầu tư của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008 - 2012 (Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2012)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tư FDI của tỉnh thời gian qua, theo đánh giá của Lãnh đạo tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư thì hai điểm mấu chốt là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng và tỉnh chưa có quỹ đất sạch phục vụ các nhà đầu tư. Hai vấn đề này đã làm nản lòng không ít nhà đầu tư nước ngoài.

3.3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư

Trước hết, về mặt tiếp cận thị trường tỉnh đã tập trung rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính, các giấy phép, các quy định không cần thiết. Sửa đổi, bổ sung các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy định về cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp ưu đãi đầu tư, cấp đăng ký kinh doanh theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp năm 2005 nhằm giảm thiểu thời gian thành lập doanh nghiệp và chi phí tham gia thị trường. Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa” về đầu tư và cơ chế “một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh và đầu tư.

Thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực hoạt động đầu tư. Nhằm minh bạch hóa các chính sách về đất đai, tạo cơ hội thu hút đầu tư, UBND tỉnh ban hành một số văn bản tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng đất đai theo cơ chế thị trường với các nội dung: Hướng dẫn việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất, tài sản gắn liền với đất; đăng ký thế chấp nhà ở, để từ đó UBND tỉnh đã ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất hoặc cho thuê đất.

Tỉnh đã tổ chức các hội nghị để triển khai các văn bản về CCHC, về triển khai cơ chế một cửa, các cuộc hội thảo về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để bàn việc triển khai vận dụng các văn bản của Trung ương cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện, khó khăn vướng mắc, tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp khắc phục.

Trong quá trình hoạt động SXKD các nhà đầu tư đến với Bắc Kạn sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư bằng nhiều chính sách đặc thù.

Với đặc điểm của một địa phương miền núi, sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế đồng thời cũng được xác định là thế mạnh mà tỉnh ưu tiên tập trung thu hút đầu tư phát triển. Bên cạnh những quy định về ưu đãi đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn luôn dành nhiều cơ chế ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp với các dự án phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư được công khai cụ thể:

- Nhà đầu tư được vay vốn từ các tổ chức tín dụng để tổ chức sản xuất kinh doanh. Nhà đầu tư có đủ tiêu chuẩn được cấp Chứng nhận ưu đãi đầu tư được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trường hợp nhà đầu tư vào sản xuất, sử dụng lao động địa phương có nhu cầu đào tạo riêng phục vụ cho sản xuất và được tổ chức tuyển dụng thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần chi phí tùy theo từng dự án và địa bàn cụ thể.

- Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư thuộc danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ đầu tư tại bất cứ nơi nào thuộc Bắc Kạn đều được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định.

Đối với tất cả các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tại Bắc Kạn đều được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu: máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định và phương tiện vận chuyển chuyên dùng mà trong nước chưa sản xuất được; nguyên liệu sản xuất trong thời gian 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Về giá thuê đất: áp dụng giá thuê đất với mức thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ theo từng địa bàn huyện, thành, thị.

Về miễn giảm tiền thuê đất: Được miễn giảm theo quy định tại Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc thi hành Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)