Chương 4: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM
4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn giai đoạn từ nay đến năm 2020
4.2.2. Các hoạt động tạo điều kiện đầu tư
4.2.2.1. Tập trung phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội
Xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó tập trung đầu tư vào một số công trình quan trọng có sức lan tỏa, tạo sự đột phá trong quá trình phát triển. Sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, xây dựng kế hoạch đầu tư theo giai đoạn, trong đó ưu tiên cho các công trình trọng điểm, cấp bách.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để thúc đẩy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh cũng sẽ là một giải pháp được các cấp, các ngành tỉnh Bắc Kạn tập trung chỉ đạo thực hiện tốt, góp xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng đồng bộ, bền vững. Tập trung nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong sự gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền trong các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương và nhân dân nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thức sâu về tầm quan trọng và quyết tâm phấn đấu việc xây dựng kết cấu hạ tầng - kinh tế xã hội, chỉnh trang đô thị, tạo ra cơ chế thống nhất để phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh giải phóng mặt bằng nhanh là trọng tâm để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi về đất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện dự án.
Tiến hành thu hút đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng cho các KCN của tỉnh bằng cách đổi mới nội dung và phương thức thu hút đầu tư phát triển hạ tầng. Tỉnh cần có những biện pháp tạo nguồn vốn bên cạnh những biện pháp khuyến khích để thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN. Đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với nhà đầu tư chỉ thuê đất, tự xây dựng phát triển hạ tầng. Thực hiện tốt chính sách đất đai để đáp ứng nhu cầu thuê đất cho các doanh nghiệp trong KCN bằng cách hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đất đai trên cơ sở đảm bảo thực hiện Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Nghiên cứu đề xuất cơ chế giảm giá cho thuê đất công nghiệp tại các Khu công nghiệp, đồng thời đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp thuê đất công nghiệp, thuê hạ tầng KCN để sản xuất kinh doanh trong KCN.
Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn để phục vụ cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các nhà đầu tư. Hình thành hệ thống trung tâm thương mại, chợ đầu mối cũng như định kỳ tiến hành các hoạt động hội chợ, triển lãm để cường sự giao lưu liên kết cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đồng thời, từng bước nâng cấp hệ thống thông tin hiện đại, hình thành cơ sở kỹ thuật cho thị trường vốn đảm bảo đáp ứng yêu cầu vốn, thanh toán cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh để cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho người lao động và phục vụ cộng đồng.
4.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn vào năm 2020;
Xuất phát từ các cấp học phổ thông, Bắc Kạn hoàn thiện bổ sung đầu tư xây dựng hệ thống trường học, dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn. Từ các cấp học phổ thông tạo tiền đề cho công tác đào tạo giáo dục dạy nghề và các bậc học cao hơn. Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp mở rộng phương thức đào tạo ngắn hạn, không tập trung để thoả mãn nhu cầu đa dạng của các ngành, các đơn vị kinh tế và của người lao động. Mở rộng hợp tác quốc tế để đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân kỹ thuật từ các nguồn tài trợ, các dự án của các tổ chức quốc tế, công ty nước ngoài. Đối với việc đào tạo lao động quản lý phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, tri thức mới có tính chất liên ngành, để ngoài việc am hiểu về nghiệp vụ điều hành, cần có sự hiểu biết sâu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ hành chính đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đáp ứng nhu cầu của quá trình đổi mới kinh tế.
Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo (trường hướng nghiệp, dạy nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn, kèm cặp tại nơi làm việc, xuất khẩu lao động ra nước ngoài và các địa phương bên ngoài nhằm thu nhận kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh tiên tiến hơn...). Cùng với đó là việc tăng cường mở rộng quy mô dạy nghề, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, tăng cường số lượng và chất lượng giáo viên dạy nghề; đầu tư xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm..
Tạo điều kiện để các cơ sở sử dụng lao động có thể cử cán bộ trẻ đi đào tạo, tu nghiệp ở ngoài nước, tham gia các lớp bồi dưỡng. Có chính sách hỗ trợ cho các sinh viên giỏi người Bắc Kạn đang học ở các trường đại học và dạy nghề, có ý định về quê làm việc. Sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện để các cán bộ giỏi, người Bắc Kạn đang công tác ở các nơi trở về quê hương làm việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thông qua việc tuyển chọn nhân lực, qua các cuộc thi tay nghề của các hiệp hội, ngành, hàng để có được đội ngũ lao động chuyên nghiệp, tay nghề cao có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ở địa phương. Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao tri thức cho người lao động. Bên cạnh đó, tiến hành thu hút các chuyên gia giỏi, lao động trình độ cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên mà lực lượng tại chỗ còn quá mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu bằng việc cam kết thực hiện các điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ và mức lương hấp dẫn.
4.2.2.3. Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, khuyến khích vốn đầu tư từ nước ngoài, xây dựng các khu công nghiệp và hạ tầng cơ sở … tạo ra môi trường kinh tế lành mạnh có tác động tích cực hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tập trung các biện pháp để tiến hành thực hiện các dự án, công trình xây dựng cơ bản nhanh chóng vận hành để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đối với các doanh nghiệp và các dự án hoạt động trong KCN cần triển khai chính sách thuế và ưu đãi tài chính theo hướng tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, hải quan, bưu chính viễn thông… tại các Khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp và dự án đầu tư tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường tài chính thông qua việc tiến hành cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn... Nghiên cứu cơ chế tài chính để huy động nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu nhà nước, trái phiếu công trình và các hình thức khác... Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế về chính sách giảm, gia hạn thuế, điều chỉnh thuế suất của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước tỉnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp và dự án đầu tư vay vốn sản xuất, kinh doanh, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn theo quy định của Chính phủ. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Tiếp tục thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công tác cải cách thủ tục hành chính trong hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng vay vốn.
Thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội đối với các hộ thuộc diện chính sách xã hội, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc, hộ cận nghèo. Thực hiện tốt mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp. Phối hợp với các doanh nghiệp có biện pháp hỗ trợ việc tuyển dụng, đào tạo nghề cho lao động mất việc làm ở những doanh nghiệp gặp khó khăn, thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thế phá sản. Hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn vay vốn để thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp mất việc làm.
Cuối cùng, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tranh thủ các điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường.