Nâng cao trình độ dân trí và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 70 - 73)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2008-2012

3.2. Thực trạng hoạt động cải thiện môi trường đầu tư ở Bắc Kạn

3.2.4. Nâng cao trình độ dân trí và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao trình độ dân trí cải thiện đời sống nhân dân tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tạo việc làm...

Về giáo dục đào tạo: Tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; phấn đấu 100% giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viên đạt chuẩn vào năm 2020; Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn; tích cực thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học; Xây dựng xã hội học tập, mở rộng hình thức liên kết trong giáo dục - đào tạo, thành lập các trung tâm học tập cộng đồng đến cấp xã.

Phát huy vai trò của Hội Khuyến học, động viên kịp thời các gương điển hình trong học tập, sử dụng hiệu quả Quỹ Khuyến học trên địa bàn. Đầu tư phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề; đẩy mạnh và đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề; vừa đào tạo mới, vừa bồi dưỡng lực lượng lao động hiện có; ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, công nhân người dân tộc thiểu số, bố trí sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo là người dân tộc thiểu số một cách hợp lý.

Dân số - y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân: Xây dựng hệ thống y tế từng bước hoàn chỉnh, hiện đại và phát triển; nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế và có điều kiện tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ trung bình.

Lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo: Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình giải quyết việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn lao động;

tăng cường quản lý và mở rộng các hoạt động hội chợ, dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; tạo điều kiện để mọi người trong độ tuổi lao động đều có cơ hội việc làm và thu nhập. Chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn gắn với giảm nghèo trong nhân dân, nhất là đối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, nhất là hỗ trợ nhà ở, đất ở, kỹ thuật sản xuất; quan tâm phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, các xã nghèo, đặc biệt khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ năm 2008 dân số của tỉnh đã tăng từ 293. 628 người lên 302.500 người năm 2012. Bình quân mỗi năm tăng thêm 2.318 người (tốc độ tăng bình quân hàng năm là 0,73%).

Bảng 3.4. Lực lƣợng lao động giai đoạn 2008-2012

Đơn vị tính: người Năm

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) LĐ trong độ tuổi 174.861 178.361 190.634 197.584 211.666 1,31 LĐ hoạt động kinh

tế (đang làm việc) 171.730 173167 187.649 195.890 199.931 3,89 Tỷ lệ lao động qua

đào tạo (%) 13,57 13,88 12,60 12,78 14,21 0,16 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Kạn

Qua biểu trên cho thấy khoảng 70 % dân số hoạt động kinh tế của Bắc Kạn nằm trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 17.730 người năm 2008 lên 199.931 người năm 2012, mức tăng bình quân hàng năm là 3,89%, một mức khá cao so với tốc độ tăng lao động. Một mặt đây là lợi thế về lực lượng lao đông, mặt khác nó gây áp lực tạo việc làm không nhỏ lên chính quyền các cấp của tỉnh. Khả năng tạo việc làm cho lao động từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cũng tăng lên rõ rệt.

Bên cạnh sự phát triển về số lượng, lực lượng lao động, Bắc Kạn là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển nguồn nhân lực. Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, dân số tỉnh đến năm 2012 là 302.500 người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi là 201.666 người, chiếm 69,87% tổng dân số.

Xác định tầm quan trọng của vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương phục vụ cho tiến trình hội nhập, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng đến đào tạo lao động có trình độ thông qua việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo tại các trường dạy nghề của tỉnh, chú trọng đào tạo những nghề có thế mạnh của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

địa phương và những ngành nghề phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho cán bộ, giảng viên các trường nghề của tỉnh trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất các trường dạy nghề từng bước được đầu tư, chất lượng chương trình dạy nghề được nâng cao nhằm đáp ứng với tiến bộ khoa học kỹ thuật và hội nhập quốc tế. Đến nay, thông qua đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ và một số chương trình khác, tỉnh đã tổ chức được gần 250 lớp đào tạo nghề, thu hút 8.234 học viên tham gia; đào tạo nghề cho đối tượng nghèo, lao động nông thôn được 598 lớp với 18.254 người; đào tạo nghề cho lao động 2 huyện Ba Bể và Pác Nặm thuộc diện Nghị quyết 30a của Chính phủ được 07 lớp với hơn 200 người. Ngoài ra, thông qua chương trình Khuyến công quốc gia cũng như Khuyến công địa phương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn công nghiệp của tỉnh đã triển khai thực hiện các dự án khuyến công đào tạo nghề với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng đồng, đào tạo cho hơn 2.000 lao động trong các doanh nghiệp và lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)