Kết quả và hạn chế của hoạt động cải thiện môi trường đầu tư ở Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 88 - 97)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2008-2012

3.3. Đánh giá hoạt động cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Kạn

3.3.2. Kết quả và hạn chế của hoạt động cải thiện môi trường đầu tư ở Bắc Kạn

Sau hơn 15 năm tái lập, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2002 - 2012 đạt trên 10%, năm 2011 đạt 13%, năm 2012 đạt 12,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỉ trọng nông - lâm nghiệp, GDP bình quân đầu người tăng, giảm tỉ lệ hộ đói nghèo. Diện tích trồng rừng mới hằng năm đạt trên 6.000ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng năm 2012 đạt 59,5%. Công nghiệp trong những năm qua đã có những bước phát triển; giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 11,94%/năm. Về thương mại, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của tỉnh bình quân hàng năm tăng 25%; thị trường từng bước được mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, lưu thông thuận lợi đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã có điện lưới quốc gia, số hộ được sử dụng điện lưới khoảng 93%. Công tác giảm nghèo đạt kết quả khích lệ, theo chuẩn của mỗi giai đoạn: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2006 – 2010 giảm từ 50,87% xuống còn 17,6%;

giai đoạn 2011 – 2015 phấn đấu giảm từ 32,13% xuống còn 10% (năm 2012 đã giảm được 3,14%, chỉ còn 20,38%). An ninh, trật tự trên địa bàn ổn định, tạo môi trường lành mạnh để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất và kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Kạn có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt, môi trường xã hội lành mạnh, có nhiều lợi thế phát triển về du lịch, công nghiệp, nông lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Cùng với các địa phương trong cả nước, Bắc Kạn đang bước vào thời kỳ mới của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát huy những thành tựu bước đầu đã đạt được, đúc kết những bài học kinh nghiệm trong chặng đường 10 năm qua, cung với sự quan tâm ưu đãi đầu tư của tỉnh và nhiều tiềm năng phát triển, Bắc Kạn sẽ là môi trường thuận lợi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua khảo sát thực tế, hầu hết các sở ban ngành và doanh nghiệp đều khẳng định môi trường đầu tư của tỉnh đang thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Nhờ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh, nhiều hoạt động quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư đã được thực hiện như: Thường trực giải quyết nhanh các vấn đề của doanh nghiệp; thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch của tỉnh; xây dựng trang Wedsite của tỉnh để cung cấp các thông tin cho nhà đầu tư; rà soát và ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa các chính sách của nhà nước; thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại, gặp mặt với các doanh nghiệp và nhà đầu tư…

Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong thời gian qua đã dần hình thành hệ thống chính sách thu hút đầu tư, hệ thống các chính sách khuyến khích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầu tư và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với các chỉ đạo thực hiện trọng điểm đã và kết quả bước đầu khả quan.

Hoạt động cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện thành lập phòng “một cửa” được hầu khắp các sở, ngành và cơ quan nhà nước triển khai với các quy trình, thủ tục hành chính được ban hành giúp các DN có cơ hội tiếp cận thông tin và tiến hành các thủ tục phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư thuận lợi.

Công tác quy hoạch phát triển được các ngành tiến hành và phê duyệt.

Các quy hoạch được công khai cung cấp cho nhà đầu tư giúp nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn dự án thuận lợi nhất.

Các cuộc gặp mặt, đối thoại thường xuyên được các ngành, địa phương tổ chức giúp các DN tiếp xúc các cơ quan nhà nước đề đạt nguyện vọng, các vướng mắc. Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và DN được cải thiện. Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp được thành lập và hoạt động bước đầu có kết quả bảo vệ quyện lợi cho cộng đồng DN.

Các hình thức quảng bá, kêu gọi đầu tư được tổ chức với nhiều hình thức có hiệu quả.

Để giải quyết những vướng mắc có liên quan đến lĩnh vực đất đai, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư được thành lập ở các huyện, thành và thị xã đã hoạt động tích cực góp phần giải quyết nhanh các vướng mắc nhất vấn đề đất đai cho các dự án đầu tư và doanh nghiệp.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp được hình thành và hoạt động bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển của DN và nhà đầu tư. Hoạt động phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương giúp giải quyết các thủ tục và thực hiện dự án đầu tư được các ngành ý thức và thực hiện.

Sau thời gian nỗ lực cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, nhiều dự án đầu tư đã được thu hút vào tỉnh, số lượng và quy mô đầu tư tăng hơn so với cùng kỳ giai đoạn trước. Trong đó có những dự án đăng ký số vốn lớn như: Nhà máy ván ghép của Cty Cổ phần SAHABAK tại Cụm công nghiệp Thanh Bình tổng vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầu tư 837 tỷ đồng; Dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu tại các xã Cao Tân, Nghiên Loan, An Thắng, Xuân La huyện Pác Nặm do Công ty TNHH D&G Việt Nam thực hiện trên diện tích đất sử dụng 4.970,51 ha, với tổng vốn đầu tư 100,964 tỷ đồng; Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và trồng dược liệu Đồn Đèn của Công ty TNHH Tư vấn y dược Quốc tế (IMC) thực hiện tại Đồn Đèn, vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể với diện tích sử dụng 207 ha, tổng vốn đầu tư 273,6 tỷ đồng... Hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục 64 dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh; đồng thời tăng cường quảng bá giới thiệu thu hút đầu tư, gửi danh mục đầu tư cho Cục Xúc tiến Thương mại và Cục Đầu tư nước ngoài, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, đại diện các nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư nhằm thu hút hơn nữa các nhà đầu tư đến với Bắc Kạn. …

Số doanh nghiệp đăng ký mới hàng năm ngày một tăng lên, các thành phần kinh tế đều phát triển góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tăng thu NSNN và giải quyết thêm việc làm. Trong giai đoạn từ tháng 6/2006 - 10/2012, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 579 doanh nghiệp, tăng 43% so với tổng số các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trước khi có Luật Doanh nghiệp 2005, với số vốn đăng ký 3.630 tỷ đồng. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tương đối ổn định vào những năm 2006, 2007, 2008, tăng nhanh vào những năm 2009, 2010 và bắt đầu giảm về số lượng đăng ký mới vào những năm 2011, 2012 do ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái kinh tế thế giới và những biến động của kinh tế trong nước.

Với những cơ chế, chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp cùng tài nguyên dồi dào về nông - lâm nghiệp và du lịch, Bắc Kạn xứng đáng là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong thời gian tới.

Những thành tựu đạt được về thu hút đầu tư trong thời gian qua khẳng định những bước đi đúng đắn mà tỉnh Bắc Kạn đã đạt được và là cơ sở để hoàn thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

còn những hạn chế mà tỉnh đã gặp và gây ra khó khăn trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư.

3.3.2.2. Những hạn chế còn tồn tại

Tuy môi trường đầu tư tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua đã đạt được những kết quả, song vẫn còn rất nhiều hạn chế, thể hiện ở một số mặt sau:

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm trễ gây khó khăn cho các dự án đầu tư đặc biệt là một số dự án lớn được cấp thuận đầu tư và cấp giấy phép đầu tư. Đến nay, một số dự án chưa hoạt động, hoặc hoạt động chưa đồng bộ thực do không giải phóng được mặt bằng, ngay cả đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước. Văn bản chính sách của nhà nước thường xuyên thay đổi, ban hành nhiều văn bản chống chéo nhau hoặc mâu thuẫn về nội dung. Các nhà đầu tư đưa ra rằng hiện nay, trong quản lý đầu tư xây dựng ở Việt Nam có trên 800 loại văn bản (tiêu chuẩn, định mức, đấu thầu, quản lý dự án, quản lý chất lượng thanh toán…). Vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất cần phải tiến hành rà soát, huỷ các văn bản không còn hiệu lực, gộp các văn bản đã ban hành và điều chỉnh bổ sung các quy định vào một văn bản chính thức.

Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều thiếu sót.

Không đồng bộ, chồng chéo... Năm 2010, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 đẫ được phê duyệt đã hạn chế phần lớn các bất cập của việc thiếu Quy hoạch. Bất cứ nhà đầu tư nào, khi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó từ giao thông, thủy lợi, phất triển các ngành công nghiệp, giáo dục- đào tạo... đều quan tâm đến quy hoạch chung của tỉnh, Do thiếu quy hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển ngành, phát triển đô thị và dân cư, quy hoạch khu công nghiệp...sẽ hạn chế nhiều cơ hội đầu tư cho tỉnh. Khi nhà đầu tư đến Bắc Kạn tìm kiếm cơ hội đầu tư thấy rằng quỹ đất dành cho thực hiện dự án không có, hoặc có nhưng chưa “sạch”, những lợi thế mới chỉ nằm ở dạng tiềm năng. Chất lượng của công tác quy hoạch chi tiết phát triển còn rất nhiều hạn chế, công tác quy hoạch này thiếu khoa học, chưa đồng bộ, còn quy hoạch treo, mang tính hình thức, không gắn với nguồn lực thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thiết chế pháp lý là khâu yếu kém cần phải được cải thiện nhanh. Doanh nghiệp trên địa bàn chưa tin tưởng vào công việc bảo hộ vệ bản quyền hoặc thực thi hợp đồng của các cơ quan thực thi công việc này của tỉnh. Để giảỉ quyết tranh chấp trong kinh doanh một số doanh nghiệp đã sử dụng các thiết chế pháp lý khác để giải quyết. Các doanh nghiệp chưa dám đứng ra tố cáo hành vi tham nhũng của công chức, viên chức nhà nước.

Còn có hiện tương cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan Nhà nước sách nhiễu gây khó khăn phiền hà, chậm trễ cho doanh nghiệp và người dân. Để có thể hoàn thành các thủ tục pháp lý và các công việc có liên quan trong kinh doanh và đầu tư các doanh nghiệp và người dân phải chi phí không chính thức, qua khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp và người dân sãn sàng trả chi phí không chính thức.

Dịch vụ về cung cấp thông tin tư vấn pháp luật, thông tin kinh doanh...

chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư: Các doanh nghiệp cho biết khi họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ về thông tin như: thông tin thị trường, thông tin về điều kiện đầu tư, thông tin về chính sách pháp luật… nhưng không biết có cơ quan nào của nhà nước cũng như tư nhân đứng ra cung cấp và họ phải tự tìm kiếm. Hoạt động xúc tiến thương mại mặc dù đã được tiến hành hàng năm nhưng bị động, kém hiệu quả, chưa đem lại lợi ích cụ thể trước mắt và lâu dài cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Các công nghệ sử dụng trong quả trình quản lý và kinh doanh hầu như các doanh nghiệp tự tìm kiếm. Lãnh đạo và cơ quan chuyên môn về quản lý công nghệ của tỉnh cần chủ động tìm kiếm lựa chọn các công nghệ mới có hiệu quả cao để giới thiệu hướng dẫn, tiếp nhận và chuyển giao cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Đây là hoạt động hỗ trợ thiết tực và có hiệu quả cho doanh nghiệp. Tỉnh cần dành khoản chi phí hàng năm trong việc tiếp cận thông tin và tìm kiếm thông tin cho doanh nghiệp.

Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp của tỉnh còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là đa số doanh nghiệp sản xuất còn mang tính tự phát, chưa bám sát nhu cầu thị trường; Sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phẩm làm ra chất lượng thấp chủ yếu là sơ chế giá trị gia tăng không cao; Năng lực cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ của tỉnh nói chung còn thấp do trang thiết bị công nghệ của nhiều doanh nghiệp còn yếu kém, lạc hậu cộng thêm những yếu kém về quản lý; môi trường đầu tư chưa thông thoáng, thông tin xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại còn hạn chế.

Các doanh nghiệp phải dành thời gian không nhỏ để thực hiện các quy định của nhà nước. Các công việc liên quan đến giấy tờ thủ tục pháp lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp được công khai nhưng còn chưa rõ ràng , cụ thể và dề tiếp cận. Do vậy các doanh nghiệp cần nhiều thời gian để chỉnh sửa hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý theo quy định. Một số doanh nghiệp than phiền về số lần thanh, kiểm tra của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp còn nhiều. Nhiều lĩnh vực phải thanh, kiểm tra trong năm, từ đất đai, thuế các loại, môi trường, sử dụng tài sản của nhà nước...thậm chí cơ quan thanh tra sau phủ quyết kết luận của cơ quan thanh tra trước.

Tỉnh đã có hệ thống giáo dục đào tạo, hướng nghiệp giới thiệu việc làm từ tỉnh dến huyện nhưng thiếu hiệu quả. Thiếu lao động đã qua đào tạo và chất lượng lao động đã được đào tạo còn chưa đáp ứng với yêu cầu, khi sử dụng lao động đều phải đào tạo lại thì mới đáp ứng được với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế a) Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và trình độ của lãnh đạo của chính quyền địa phương các cấp đối với hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh đã chú trọng công tác này. Do đó đã có sự thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên, việc biến nhận thức thành hành động thực tiễn chưa đạt được kết quả cao như mong đợi.

Thứ hai, Thể chế pháp lý đã được định hình với các cơ chế, chính sách cụ thể nhưng các quy định pháp luật có liên quan của địa phương chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, công tác dự báo tình hình phát triển kinh tế- xã hội còn nhiều yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kém. Công tác quảng bá môi trường kinh doanh của tỉnh chưa có chương trình cụ thể và cam kết lâu dài, cơ chế giam sát quá trình thực hiện công tác này chưa rõ ràng và thiết thực.

Thứ ba, chưa thực hiện tốt gắn kết nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh với các chương trình hoạt động. Tỉnh chưa có một cơ chế hợp tác trong quản lý, điều hành thực hiện các chính sách vì vậy hiệu quả thực hiện các chính sách thấp và thiếu hiệu lực. Công tác rà soát chỉnh sửa, bổ sung các chính sách thực hiện chưa đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” tại các đơn vị liên quan đến đầu tư đã được xác lập, hoạt động nhiều khi còn mang tính hình thức; năng lực chuyên môn hạn chế của một bộ phận công chức khi thi hành công vụ còn hạn chế.

Thứ tư, Chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư chưa thực sự đến với doanh nghiệp, mặc dù các ngành đều có cơ chế tiếp nhận thông tin nhưng chưa thực sự đầy đủ và chính xác. Hoạt động của một số trung tâm xúc tiến đầu tư và kinh doanh còn mang tính sự vụ, tản mạn, chưa hệ thống và thiếu định hướng theo mục tiêu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp và số lượng còn hạn chế. Hệ thống cung cấp thông tin về điều kiện đầu tư và quảng bá hình ảnh còn yếu, chưa có tác dụng tích cực đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Các dịch vụ phát triển kinh doanh và trợ giúp doanh nghiệp còn thụ động và chất lượng thấp. Các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Tỉnh thiếu một diễn đàn công khai, hiệu quả tập trung tiếng nói của doanh nghiệp và nhà đầu tư, kết nối các quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước. Hệ thống tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh phát triển còn hạn chế, mới tập trung ở một số đơn vị sự nghiệp nhà nước nhưng ngân sách hỗ trợ rất hạn hẹp và ít biên chế.

Thứ năm, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu công khai. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn rất hạn chế. Việc tập trung nguồn lực đầu tư chưa có trọng điểm, còn gây lãng phí và chưa hiệu quả do không có sự phối hợp giữa các ngành trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)