Thực trạng môi trường đầu tư qua kết quả chỉ số PCI

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 74 - 82)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2008-2012

3.2. Thực trạng hoạt động cải thiện môi trường đầu tư ở Bắc Kạn

3.2.6. Thực trạng môi trường đầu tư qua kết quả chỉ số PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (là dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ).

Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 42 tỉnh, thành. Từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh thành Việt Nam đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm.

Phương pháp đánh giá

PCI là chỉ số về chất lượng điều hành (governance index), đánh giá các lĩnh vực điều hành kinh tế thuộc thẩm quyền của chính quyền tỉnh, thành phố ở Việt Nam. PCI được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi thực tiễn. PCI có nguồn gốc từ Việt Nam do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI và USAID phát triển.

Để xây dựng PCI, VCCI tiến hành khảo sát doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố theo phương pháp chọn mẫu phân tổ. Mỗi năm, có khoảng gần 10 nghìn doanh nghiệp trả lời điều tra PCI. Để xây dựng bộ chỉ số này, ngoài dữ liệu điều tra, nhóm nghiên cứu PCI của VCCI còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của các bộ, ngành...

Có tất cả 9 (hiện nay là 10) chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam.

Những chỉ số đó là :

- Gia nhập thị trường

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất - Tính minh bạch

- Chi phí thời gian

- Chi phí không chính thức

- Tính năng động của lãnh đạo tỉnh - Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp - Đào tạo lao động

- Thiết chế pháp lý - Cải cách hành chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong những năm qua, vị trí xếp hạng của Bắc Kạn trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của cả nước luôn ở mức thấp (năm 2010 xếp thứ 58/63, năm 2012 xếp thứ 60/63, tụt 02 bậc so với năm 2010). Điều này phản ánh thực tế Bắc Kạn đang còn có những hạn chế nhất định trong chính sách, cơ chế, môi trường đầu tư kinh doanh. Do đó, để tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở và minh bạch, chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều nỗ lực trong thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Tỉnh đã có một số hoạt động nhằm cải thiện tính hiệu quả trong hoạt động bộ máy chính quyền, chú trọng phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư. Tuy nhiên theo VCCI, trong những năm gần đây chỉ số PCI của Bắc Kạn ở vị trí thấp nhất, thấp tiến tới trung bình trên bảng xếp hạng.

Bảng 3.5. Kết quả chỉ số PCI của Bắc Kạn giai đoạn 2007-2012 Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2007 46.47 56 Tương đối thấp

2008 39.78 63 Thấp

2009 47.50 61 Tương đối thấp

2010 51.49 58 Trung bình

2011 52.71 60 Trung bình

2012 51,00 60 Trung bình

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2012)

Từ Bảng số liệu trên cho thấy, từ năm 2007 đến nay, Bắc Kạn luôn nằm trong nhóm có chất lượng điều hành thấp và trung bình. Năm 2009 cũng ghi nhận những nỗ lực cải cách ấn tượng của chính quyền tỉnh khi điểm số và thứ hạng PCI đều tăng mạnh, đưa Bắc Kạn từ nhóm tương đối thấp lên nhóm trung bình. Mặc dù có những nỗ lực này được duy trì trong các năm tiếp theo để cái thiện chỉ số PCI, Điểm số được duy trì tăng trong 02 năm 2010 và 2011 và giảm đôi chút trong năm 2012. Chỉ số này năm 2009 đạt được 47.5, đã có những mức tăng đáng kể đạt được 51,49 điểm năm 2010, 52,71 điểm năm 2011, giảm xuống 51 điểm năm 2012. Tuy nhiên, với chỉ số PCI đạt được trong những năm qua, Bắc Kạn luôn xếp ở những vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành trong cả nước. Như vậy, trong quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư chung của quốc gia có những bước tiến đều đặn, các tỉnh thành trong cả nước đều phấn đấu cải thiện chỉ số PCI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của mình, Bắc Kạn cũng đạt được điểm số PCI tăng trưởng hàng năm nhưng chậm hơn, tỉnh còn phải nỗ lực cố gắng phấn đấu mạnh mẽ nhiều hơn nữa. Sự sụt giảm điểm số năm 2012 đã tác động mạnh tới vị trí của Bắc Kạn trong bảng xếp hạng.

Thứ hạng của tỉnh xếp thứ 60/63 tỉnh, thành. Điều này cho thấy, dưới góc nhìn của doanh nghiệp tư nhân, năng lực điều hành của tỉnh chậm đổi mới, cần phải có những bước đột phá trong thời gian tới.

3.2.6.2. So sánh kết quả PCI Bắc Kạn trong tương quan Khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian 2009-2012

Trong giai đoạn 2009-2012, năng lực điều hành của các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc có sự chênh lệch và khác biệt lớn nhất về chất lượng điều hành giữa các tỉnh. Từ Lào Cai xếp vị trí luôn ở vị trí dẫn đầu đến Cao Bằng, Điện biên nằm cuối bảng xếp hạng PCI. Bắc Kạn luôn thuộc nhóm cuối của khu vực.

Trong khi hầu hết các tỉnh kết quả giảm sút, các tỉnh Thái Nguyên, Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái có sự bứt phá mạnh mẽ, Bắc Kạn hầu như chưa thay đổi được vị trí của mình. Qua từng năm luôn có sự thay đổi lớn trong thứ tự xếp hạng nhờ những cải cách, thay đổi của môi trường kinh doanh của câc tỉnh, các tỉnh nhóm dưới hoàn toàn có khả năng cải thiện chất lượng điều hành nhờ học hỏi và áp dụng các thực tiễn tốt đã và đang thực hiện ở ngay các tỉnh láng giềng, Thái Nguyên tăng đến 40 bậc năm 2012 là minh chứng cho thực tế này. Chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lượng công tác điều hành bằng cách chuẩn hóa điểm số xung quanh các thực tiễn điều hành kinh tế tốt sẵn có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn điều hành kinh tế lý tưởng nhưng khó đạt được, do đó Bắc Kạn cũng có thể cải thiện điểm số PCI bằng cách áp dụng các thực tiễn tốt sẵn có. Để đạt được kết quả tốt trong việc cải thiện chỉ số PCI, tỉnh cần có tổng kết thực tế của địa phương với các hoạt động thực tiễn của chính quyền các tỉnh miền núi phía bắc để từ đó rút ra bài học về chất lượng môi trường đầu tư của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đồ thị 3.3 : Kết quả PCI của các tỉnh thuộc Khu vực trung du và miền núi phía Bắc năm 2012

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2012)

Bảng 3.6. Bảng so sánh kết quả PCI Bắc Kạn trong tương quan Khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian 2011-2012

STT Tỉnh

2011 2012 Thay đổi

thứ hạng 2012/2011 Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng

1 Lào Cai 73,53 1 63,08 3 -2

2 Yên Bái 63,05 14 55,36 42 -18

3 Bắc Giang 60,79 23 57,08 31 -8

4 La Châu 60,36 26 52,47 55 -19

5 Phú Thọ 60,31 27 55,54 40 -13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6 Điện Biên 59,96 29 45,12 63 -34

7 Hà Giang 57,62 41 53,00 53 -12

8 Hòa Bình 56,52 47 55,51 41 6

9 Sơn La 54,32 52 58,99 22 30

10 Lạng Sơn 54,23 53 56,29 34 19

11 Tuyên Quang 53,67 56 47,81 62 -16

12 Thái Nguyên 53,57 57 60,07 17 40

13 Bắc Kạn 52,71 60 51,00 60 0

14 Cao Bằng 50,98 63 50,55 61 2

(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

3.2.6.3. So sánh kết quả 9 chỉ số thành phần PCI Bắc Kạn qua hai năm 2010, 2011;

kết quả 9 chỉ số thành phần PCI năm 2012 của Bắc Kạn

Đồ thị 3.4: So sánh 9 chỉ số thành phần của PCI qua 2 năm 2010, 2011 (Nguồn: Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

Nhìn vào đồ thị trên, có thể nhận thấy rằng không có chuyển biến lớn nào qua 2 năm 2010 và 2011, các lĩnh vực đánh giá chỉ tiêu PCI của tỉnh đều ở mức trung bình, Tiếp cận đất đai và chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước ở mức khá. Chính vì vậy tỉnh vẫn chưa cải thiện được vị trí trên bảng xếp hạng toàn quốc, đứng ở vị trí 60/63 tỉnh, thành với chất lượng điều hành thuộc nhóm trung bình. So với năm trước, Gia nhập thị trường là điểm sáng duy nhất có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sự cải thiện vượt bậc về điểm số. Còn lại công tác điều hành nhằm giảm Chi phí thời gian để thực hiện thủ tục hành chính, tăng cường chất lượng của hệ thống Thiết chế pháp lý hay nâng cao chất lượng Đào tạo lao động, Minh bạch và tiếp cận thông tin vẫn dậm chân tại chỗ. So với năm 2010, đánh giá của doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh về tính năng động và tiên phong của chính quyền giảm mạnh, tiếp theo là các lĩnh vực như Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận đất đai.

Trong 9 lĩnh vực để đánh giá chỉ số PCI năm 2012, Bắc Kạn có 3 lĩnh vực bị đánh giá điểm thấp là: Thiết chế pháp lý; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin. Chi phí gia nhập thị trường là lĩnh vực được đánh giá tốt nhất, lọt vào tốp 10 tỉnh thành có chỉ số thành phần này cao.

Các chỉ số thành phần còn lại đều ở mức trung bình, dẫn đến chỉ số tổng hợp chỉ được 51 điểm, chất lượng điều hành ở vị trí trung bình trong toàn quốc. Vì thế, để giữ vững và cải thiện mạnh mẽ hơn nữa chỉ số PCI, đưa Bắc Kạn từng bước cải thiện vị trí xếp hạng và tiến tới nhóm các tỉnh xếp hạng cao của cả nước, thời gian tới cùng với việc tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ như: Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, công khai các tài liệu pháp lý, xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với những cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp để cải thiện lòng tin và sự minh bạch của mình, tỉnh cần chú trọng tới việc phát triển từng bước các dịch vụ hỗ trợ DN, thực hiện các chương trình đào tạo, giới thiệu việc làm... Bên cạnh các giải pháp trên, về lâu dài tỉnh cần một mặt duy trì những yếu tố cải cách tích cực. Và quan trọng, lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương phải thật sự quyết tâm, đồng lòng, rút kinh nghiệm từ các năm đã qua và học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh trong cả nước để xây dựng kế hoạch hành động, giải pháp cụ thể để có những chính sách điều chỉnh kịp thời, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đồ thị 3.5: Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2012 của Bắc Kạn (Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

1.Chi phí gia nhập thị trường

2.Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 3.Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

4.Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước 5.Chi phí không chính thức

6.Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 7.Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

8.Đào tạo lao động 9.Thiết chế pháp lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh bắc kạn đến năm 2020 (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)