Thực trạng công tác cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Kạn như thế nào? Về:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công tác cải cách thủ tục hành chính được tiến hành như thế nào?
- Nội dung minh bạch thông tin về đầu tư, thủ tục hành chính… của tỉnh ra sao, có thuận lợi gì cho việc thực thi các chính sách đầu tư của tỉnh?
- Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh, định hướng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh trong những năm tới ra sao?
- Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Kạn có đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư?
- Việc cải thiện môi trường pháp lý, tạo dựng môi trường đầu tư của tỉnh ảnh hưởng thế nào đến kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Kạn?
- Tình hình thực hiện và thu hút các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh diễn biến như thế nào?
- Kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh đạt được trong những năm qua?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tỉnh Bắc Kạn?
- Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh ra sao?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ.
Những năm gần đây cùng với tiến trình đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hút vốn đầu tư tạo đà phát triển kinh tế xã hội được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Trong tiến trình này, với vị trí, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, truyền thống văn hóa ngành nghề, những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo môi trường cạnh tranh, thu hút đầu tư của tỉnh. Tỉnh Bắc Kạn đã có các biện pháp, giải pháp gì để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tiến tới hội nhập cùng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì lẽ đó, Bắc Kạn được chọn làm điểm nghiên cứu của luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.
Các thông tin về văn bản, chính sách của nhà nước, tác giả thu thập thông tin bằng cách tra cứu các tài liệu, các văn bản, các giáo trình, sách và các nghiên cứu trước đó.
Các thông tin về đặc điểm của tỉnh Bắc Kạn, tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu và các văn bản có liên quan.
Các thông tin đã công bố cần thiết cho nghiên cứu được thu thập từ các nguồn thích hợp: Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương Binh và Xã hội là các nguồn tài liệu thứ cấp đáng tin cậy.
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập được thông tin, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu, tiến hành lập các bảng, biểu.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình thu hút đầu tư của tỉnh qua các năm.
Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo của Tỉnh, các Sở, ban, ngành và niên giám thống kê qua các năm.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế - xã hội, trong luận văn tác sử dụng phương pháp này nhằm xác định mức biến động của các nguồn vốn đầu tư qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011. Những xu hướng biến động này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư.
Ngoài ra, trong nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn tác giả so sánh kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp qua các năm để đánh giá việc thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư nhằm tìm ra các giải pháp cho công tác cải thiện môi trường đầu tư trong những năm tiếp theo.
2.2.4.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phân tích và tống kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học. Tổng kết kinh nghiệm thường hướng vào nghiên cứu diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện và nghiên cứu các giải pháp thực tiễn đã áp dụng trong sản xuất hay hoạt động xã hội để tìm ra các giải pháp hoàn hảo nhất.
Những bài học rút ra được qua phân tích và tổng kết kinh nghiệm cần được phổ biến rộng rãi, nhằm tuyên truyền cho những thành công, áp dụng những bài học giải pháp tốt và để ngăn ngừa những sai lầm có thể lặp lại.
2.2.4.4. Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp này làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Kạn. Kh
. Các ý kiến xoay quanh các vấn đề: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (nguy cơ) trong quá trình thu hút vốn đầu tư của tỉnh Bắc Kạn.
2.2.4.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó, hay phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ý kiến chuyên gia bổ sung cho nhau, kiểm tra lẫn nhau và các ý kiến giống nhau của đa số chuyên gia về một nhận định hay một giải pháp thì được coi là kết quả nghiên cứu. Dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đầu tư, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý giỏi có kinh nghiệm thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để tác giả có kết luận chính xác.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn
Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu kinh tế.
Nguồn nhân lực.
Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật.
2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút đầu tƣ của tỉnh Bắc Kạn Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn.
Cơ cấu vốn đầu tư.
Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
2.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Bắc Kạn Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 3