2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan của hạn chế của hạn chế
Quan điểm của ban điều hành.
Trước tiên có thể nhận thấy nhân tố “Quan điểm của ban điều hành”
là nhân tố có thể giúp đem lại lời giải cho cho những thực trạng trên của thương
hiệu Daiabank. Một sự thật rõ ràng là kể từ quãng thời gian trước năm 2012, ban
điều hành của Daiabank đã chưa có s ự quan tâm đúng mức tới sự phát triển thương
hiệu Daiabank. Hệ thống văn bản của Daiabank cũng như nh ững chiến lược phát
triển của Daiabank trước năm 2012 (được soạn thảo và quyết định bởi ban điều
hành) – đều chưa thể hiện sự quan tâm đến việc phát triển thương hiệu.
Tuy nhiên từ 2012, đã có những chuyển bi ến tích cực từ phía ban điều hành Daiabank đối với việc phát triển thương hiệu qua việc đưa ra chiến lược phát
triển của Daiabank trong định hướng phát triển: “Xây dựng chiến lược quảng bá và
phát triển thương hiệu Daiabank đến năm 2015, xây dựng giá trị thương hiệu bằng
nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu Daiabank
ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế”. Nhưng điều quan trọn g ở đây là
ban điều hành vẫn chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược
trên.
Chất lượng hoạt động maketing tại ngân hàng Daiabank.
Do phải đảm nhiệm nhiều mảng công việc khác nhau do vậy nhân viên làm marketing tại Daiabank không có tính chuyên sâu và chuyên trách.
Mặt khác, việc thiếu cán bộ chuyên trách, không được đào tạo về tiếp
thị, cán bộ không được trang bị kiến thức về Quan hệ công chúng (PR) và cách tổng
hợp, viết tin, đưa tin để tuyên truyền cũng là m ột trở ngại đối với sự phát triển
thương hiệu Daiabank.
Nhận thức của hệ thống nhân viên về phát triển thương hiệu
chưa rỏ ràng.
Hiện nay công tác truyền thông chưa được ngân hàng quan tâm đúng
mức, vẫn còn nhiều công cụ truyền thông chưa được ngân hàng triển
khai, hoặc có nhưng rất ít như quảng cáo trên truyền hình, tạp chí..