1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả được hiểu là sự phản ánh mối tương quan giữa giá trị thu về với nguồn lực đã bỏ ra, có thể đo bằng giá trị tuyệt đối hay tương đối. Với quan điểm phát triển hiện đại, hiệu quả còn cần được đánh giá một cách toàn diện trên 3 góc độ, đó là: kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về phương diện kinh tế: hiệu quả sử dụng đất là một phạm trù kinh tế phản ánh mức độ sinh lời của nguồn lực đất đai bỏ ra như thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận… Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế mang lại chính là việc tăng năng suất đất đai (sản phẩm hay giá trị sản phẩm) được tạo ra trên đơn vị diện tích trong chu kỳ sản xuất nhất định (1 vụ hay 1 năm).
- Về phương diện xã hội: hiệu quả sử dụng đất chính là tác động tích cực về mặt xã hội, phản ánh mức độ giải quyết vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí... Hiệu quả xã hội sử dụng đất nông nghiệp còn mang ý nghĩa tiết kiệm đất trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
- Về hiệu quả môi trường: trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả mang lại chính là chất lượng đất không những không bị suy kiệt, mà còn được bồi bổ (tăng độ phì, giảm xói mòn…). Việc đánh giá hiệu quả môi trường có thể thông qua một số chỉ tiêu như tăng độ che phủ, tăng hàm lượng dinh dưỡng, tăng độ ẩm của đất...
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có thể nhìn nhận dưới góc độ thời gian sử dụng đất hay thời gian quay vòng đất để tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Đó là lượng sản phẩm hay giá trị sản phẩm được làm ra trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp trong một chu kỳ sản xuất. Khi khoa học công nghệ phát triển (như áp dụng các công nghệ tiên tiến, canh tác trong môi trường nhân tạo như trên giá thể, trong nhà lưới, nhà kính, thuỷ canh…), người sản xuất có thể làm chủ thời vụ, điều khiển một số yếu tố thời tiết khí hậu, cho phép nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Từ thực tiễn đó có thể nhắc lại quan điểm có tính kinh điển của Các Mác nhưng vẫn đúng trong thời đại này, đó là quy luật tiết kiệm thời gian (Đỗ Kim Chung & c.s, 1997) [18].
1.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất a. Hiệu quả kinh tế
* Hiệu quả trên một đơn vị diện tích (đất canh tác hoặc đất trồng trọt) gồm:
+ Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): là toàn bộ giá trị sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất, thường tính cho 1 vụ hay 1 năm. Chỉ tiêu này dùng để tính cho từng cây trồng hoặc cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất.
GO = Sản lượng sản phẩm * Giá bán sản phẩm
+ Giá trị gia tăng (VA - Value Added): là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất.
VA = GO - Dc ; hoặc VA = GO - IE
Để tính được VA thì phải tính được chi phí trung gian IE (Intermediate Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp Dc (Direct Cost). Đó là toàn bộ chi phí vật chất trực tiếp cho sản xuất như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ khác như vận tải, khuyến nông, lãi vay ngân hàng, tiền thuê công lao động ngoài...
Trong nền kinh tế thị trường người sản xuất quan tâm nhiều đến giá trị gia tăng, đặc biệt về các quyết định ngắn hạn trong sản xuất. Nó là kết quả trong việc đầu tư chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ nông dân hoặc doanh nghiệp và khả năng quản lý của họ.
+ Thu nhập hỗn hợp (NVA - Net Value Adde): là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng:
NVA = VA - Dp - T
Trong đó: Dp: là khấu hao tài sản cố định T: là thuế sử dụng đất
* Hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (thường tính cho 1.000 đ chi phí).
Gồm các chỉ tiêu:
+ Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất: HCGO = GO/Dc + Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất: HCVA = VA/Dc
+ Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất: HCNVA = NVA/Dc
Đây là các chỉ tiêu tương đối hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng đất 1000 đ chi phí trung gian (hoặc chi phí trực tiếp). Khi sản xuất cạnh tranh trên thị trường thì các chỉ tiêu này sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm.
* Hiệu quả trên một đơn vị lao động (1 lao động quy hoặc 1 ngày công chuẩn) bao gồm:
+ Giá trị sản xuất trên lao động: HLGO = GO/LD + Giá trị gia tăng trên lao động: HLVA = VA/LD
+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động: HLDNVA = NVA/LD
Các chỉ tiêu này đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại sử dụng đất, có thể dùng làm cơ sở để so sánh chi phí cơ hội lao động.
Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất này có thể dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong hộ nông dân và trong các trang trại quy mô nhỏ, mà ở đó trình độ hoạch toán thấp, chưa hoạch toán được đầy đủ chi phí lao động, nhất là lao động tự làm của hộ nông dân. Trong điều kiện dư thừa lao động thường thì người nông dân “lấy công làm lãi” (Đỗ Kim Chung & c.s, 1997) [18].
b. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu về mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập (Nguyễn Duy Tính, 1995) [79].
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;
+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương nghiên cứu có thể cụ thể hóa các chỉ tiêu đánh giá mang tính xã hội khác nhau.
c. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái.
Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Nguyễn Văn Bộ & Bùi Huy Hiền, 2001) [11].
Trong sử dụng đất nông nghiệp việc xác định hiệu quả môi trường rất phức tạp và khó định lượng, đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Đối với nghiên cứu này chúng tôi chỉ đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất thông qua một số chỉ tiêu định tính khi điều tra nông hộ như: mức độ, ý thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của người dân; khả năng bảo vệ, cải tạo đất của cây trồng; tỷ lệ che phủ (diện tích che phủ, thời gian che phủ)...
Tại Việt Nam các nhà khoa học đất của Việt Nam đã đưa ra những tiêu chí đánh giá hiệu quả đối với hệ thống sử dụng đất (nhất là đối với đất đồi núi dốc), cụ thể tại bảng 1.2.
Bảng 1.2. Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả đối với hệ thống sử dụng đất
Tiêu chí về hiệu quả Nội dung chỉ tiêu I. Hiệu quả kinh tế
1. Năng suất cao 1.1. Trên mức bình quân của vùng 1.2. Năng suất tăng dần
2. Chất lượng tốt 2.1. Đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiêu thụ tại địa ph- ương và xuất khẩu
3. Giá trị sản xuất trên đơn vị
diện tích cao 3.1. Trên mức trung bình của các hệ thống sử dụng đất của địa phương
3.2. Giá trị lợi ích/chi phí > 1,5 (Hv phải lớn hơn
% lãi vay ngân hàng) 4. Giảm rủi ro
- Về sản xuất - Về thị trường
4.1. ít mất trắng do thiên tai, sâu bệnh 4.2. Có thị trường ổn định > 7 năm 4.3. Dễ bảo quản và vận chuyển.
Tiêu chí về hiệu quả Nội dung chỉ tiêu II. Hiệu quả xã hội
1. Đáp ứng nhu cầu nông hộ:
- Về lương thực, thực phẩm - Về tiền mặt
- Nhu cầu khác: gỗ, củi
1.1. Nông hộ có đủ lương thực do sản xuất hoặc tạo ra nguồn tiền để mua
1.2. Bảo đảm được sản phẩm cân đối dinh dưỡng 1.3. Sản phẩm bán được, có thu nhập thường xuyên 1.1. Đủ chất đốt hoặc nhu cầu thông thường khác.
2. Phù hợp năng lực nông hộ - Về đất đai
- Về nhân lực - Về vốn - Về kỹ thuật
2.1. Phù hợp với quy mô đất được giao
2.2. Phù hợp với lao động trong hộ hoặc thuê tại địa phương
2.3. Không phải vay lãi cao
2.1. Phát huy được tri thức bản địa, kỹ năng nông dân, nông hộ tự làm nếu được tập huấn
3. Tăng cường khả năng người dân:
- Tham gia
- Hưởng quyền quyết định, công bằng xã hội
3.1. Tham gia mọi khâu kế hoạch
3.2. Nông dân tự quyết việc sử dụng đất và được hưởng lợi ích (không áp đặt)
4. Cải thiện cân bằng giới
trong cộng đồng 4.1. Không làm phụ nữ nặng nhọc hơn 4.2. Không làm trẻ em mất cơ hội học hành 5. Phù hợp với luật pháp hiện
hành
5.1. Phù hợp với Luật Đất đai và các luật khác 6. Được cộng đồng chấp nhận 6.1. Phù hợp với văn hóa dân tộc
6.2. Phù hợp với tập quán địa phương (hương - ước)
7. Nội lực, nguồn lực địa ph-
ương phải được phát huy 7.1. Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho các lao động trong vùng.
III. Hiệu quả môi trường 1. Giảm thiểu xói mòn, thoái hóa đất đến mức chấp nhận được
1.1. Xói mòn dưới mức cho phép; giữ đất (được thể hiện bằng việc giảm thiểu lượng đất mất hàng năm) 1.2. Độ phì nhiêu đất được duy trì hoặc cải thiện 1.3. Trả lại tàn dư hữu cơ ở mức có thể
2. Tăng độ che phủ đất 2.1. Độ che phủ đạt > 35% quanh năm 3. Bảo vệ nguồn nước 3.1. Duy trì và tăng nguồn sinh thủy
3.2. Không gây ô nhiễm nguồn nước 4. Nâng cao đa dạng sinh học
của hệ sinh thái tự nhiên 4.1. Duy trì số loài động thực vật cao nhất 4.2. Khai thác tối đa các loài bản địa 4.3. Bảo tồn và làm phong phú quỹ gien.
4.1. Đa canh bền vững hơn độc canh (Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000) [27]
Qua nghiên cứu các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các quốc gia, các tổ chức trên Thế giới và ở Việt Nam. Có thể lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho huyện Chợ Đồn như sau:
* Hiệu quả kinh tế gồm có: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), hiệu quả sử dụng đồng vốn (VA/IC) và giá trị ngày công lao động.
* Đánh giá hiệu quả xã hội gồm 3 chỉ tiêu: Mức độ giải quyết việc làm, thu hút lao động của LUT; Khả năng đảm bảo đời sống, đáp ứng nhu cầu nông hộ và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường: sử dụng các chỉ tiêu để các LUT đạt hiệu quả môi trường phải đảm bảo 2 khía cạnh: bảo vệ được nguồn tài nguyên phát triển bền vững và không ô nhiễm môi trường. Cụ thể là: Tỷ lệ che phủ; Mức độ sử dụng phân bón, thuốc BVTV; Khả năng bảo vệ, cải tao đất của các LUT.