Kết quả theo dõi các mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 130 - 146)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

3.4.1. Kết quả theo dõi các mô hình

Từ kết quả đánh giá hiệu quả của các LUT trên địa bàn huyện. Để có căn cứ đề xuất phát triển các kiểu sử dụng đất bền vững đã lựa chọn, chúng tôi đã theo dõi các mô hình trên thực tế nhằm kiểm chứng các kết quả đánh giá. Chúng tôi chọn 7 kiểu sử dụng đất điển hình có hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng phát triển về diện tích và có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế địa phương để theo dõi chi tiết.

Các kiểu sử dụng đất được lựa chọn theo dõi gồm: chuyên lúa (2lúa); chuyên màu (khoai môn); lúa - màu (Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông và Thuốc lá - Lúa mùa);

cây công nghiệp lâu năm (chè); cây ăn quả (cam - quýt và hồng không hạt).

3.4.1.1. Mô hình chuyên lúa (Lúa Xuân - Lúa mùa)

- Địa điểm: xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - Diện tích: 1.800 m2

- Thời gian theo dõi: từ năm 2014 - 2016.

- Chủ hộ: Hoàng Nông An

- Loại đất: Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ - Địa hình: Vàn

- Chế độ nước: Tưới tiêu chủ động, hệ thống kênh mương thủy lợi đã được kiên cố hóa.

* Năng suất, giá bán và khả năng tiêu thụ sản phẩm

Kết quả theo dõi mô hình trong 3 năm từ 2014 - 2016 cho thấy, mô hình sử dụng giống Bao Thai bản địa có năng suất bình quân ổn định đạt 50,34 tạ/ha. Đối với giá bán đều có giá tăng qua các năm. Gạo Bao thai Chợ Đồn đã trở thành thương hiệu của huyện do vậy dễ tiêu thụ.

Hình 3.3. Mô hình 2 lúa - Cánh đồng lúa đặc sản “Bao thai Chợ Đồn”

* Hiệu quả kinh tế của mô hình

Mô hình chuyên lúa (Lúa Xuân - Lúa mùa) cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản phẩm tăng qua các năm vì năng suất của cây trồng ổn định, giá bán tăng từ 1.000 - 2.000 đ/kg. Hiệu quả đồng vốn đều > 2,0 lần đối với từng vụ.

Bảng 3.32. Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên lúa Năm Cơ cấu cây

trồng

GO (1.000đ/ha)

IC (1.000đ/ha)

VA

(1.000đ/ha) Hv (lần) 2014

Cả năm 81.360,67 22.926,92 58.433,75 2,55 Lúa Xuân 41.290,15 12.812,62 28.477,53 2,22 Lúa mùa 40.070,52 10.114,30 29.956,22 2,96 2015

Cả năm 82.120,62 24.127,31 57.993,31 2,40 Lúa Xuân 42.050,10 13.122,06 28.928,04 2,20 Lúa mùa 40.070,52 11.005,25 29.065,27 2,64 2016

Cả năm 87.260,67 27.936,52 59.324,15 2,12 Lúa Xuân 44.190,15 14.822,22 29.367,93 1,98 Lúa mùa 43.070,52 13.114,30 29.956,22 2,28

* Hiệu quả xã hội

Mô hình sử dụng đất này cần khoảng 531 công lao động/ha/năm. Giá trị ngày công lao động đạt mức trung bình của địa phương. Tuy nhiên, hàng năm trung bình mô hình này cung cấp được 5,6 tấn thóc/vụ, có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo an toàn lương thực của hộ, là mô hình cung cấp lương thực có chất lượng cao ở địa phương.

Bảng 3.33. Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên lúa Năm Cơ cấu cây

trồng

Công lao động (công)

Giá trị ngày

công (1.000đ) Đánh giá

2014 Cả năm 512 228,79 H

Lúa Xuân 240 118,66

Lúa mùa 272 110,13

2015 Cả năm 540 229,76 H

Lúa Xuân 238 108,21

Lúa mùa 302 121,55

2016 Cả năm 531 239,74 H

Lúa Xuân 225 109,22

Lúa mùa 306 130,52

Ghi chú: H (high): cao

*Hiệu quả môi trường

Mô hình này có tỷ lệ thời gian che phủ trong năm là 79%. Tỷ lệ thời gian che phủ thấp hơn một số mô hình khác nhưng đây được coi là một mô hình sử dụng đất mang tính bền vững về mặt môi trường. Mức độ sử dụng phân bón của gia đình với

trồng lúa vụ xuân là 125 kg N - 85 kg P2O5 - 68 kg K2O, vụ mùa là 90 kg N - 50 kg P2O5 - 35 kg K2O và 8 - 10 tấn phân chuồng/vụ. Như vậy sử dụng phân hoá học và phân chuồng đều ở trong mức tiêu chuẩn khuyến cáo.

Bảng 3.34. Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên lúa Năm Tỷ lệ che

phủ

Mức độ sử dụng phân

bón

Mức độ sử dụng thuốc

BVTV

Khả năng

bảo vệ đất Đánh giá

2014 M M M H M

2015 M M M H M

2016 M M M H M

Ghi chú: - M (Medium): trung bình - H (high): cao

3.4.1.2. Mô hình 2 lúa - màu (Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông) - Địa điểm: xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - Diện tích: 0,2 ha

- Thời gian theo dõi: từ năm 2014 - 2016.

- Chủ hộ: Đàm Văn Thụ

- Loại đất: Đất phù sa ngòi suối (Py) - Địa hình: vàn

- Chế độ nước: Chủ động.

Hình 3.4. Mô hình 2 lúa màu (Lúa xuân - lúa mùa - Khoai lang đông)

* Năng suất, giá bán và khả năng tiêu thụ sản phẩm

Mô hình Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang Đông được theo dõi tại xã Nam Cường, với giống lúa đặc trưng là Bao thai, Khoai lang được sử dụng là giống khoai lang Nhật chất lượng cao. Năng suất lúa dao động từ 48,5 tạ/ha - 50,0 tạ/ha; Khoai

lang năng suất đạt 45 tạ/ha. Thị trường tiêu thụ khá ổn định, giá khoai lang từ 15.000 đ/kg - 18.000 đ/kg.

* Hiệu quả kinh tế của mô hình

Bảng 3.35. Hiệu quả kinh tế của mô hình Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông

Năm Cơ cấu cây trồng

GO (1.000đ/ha)

IC (1.000đ/ha)

VA

(1.000đ/ha) Hv (lần) 2014

Cả năm 164.526,58 49.103,22 115.423,36 2,35 Lúa Xuân 44.950,48 14.822,22 30.128,26 2,03 Lúa mùa 43.166,10 13.114,30 30.051,80 2,29 Khoai lang 76.410,00 21.166,70 55.243,30 2,61 2015

Cả năm 157.854,99 46.331,22 111.523,77 2,41 Lúa Xuân 44.690,76 14.150,22 30.540,54 2,16 Lúa mùa 43.339,23 12.114,30 31.224,93 2,58 Khoai lang 69.825,00 20.066,70 49.758,30 2,48 2016

Cả năm 164.129,39 46.231,22 117.898,17 2,55 Lúa Xuân 42.708,98 14.550,22 28.158,76 1,94 Lúa mùa 42.598,98 11.114,30 31.484,68 2,83 Khoai lang 78.821,43 20.566,70 58.254,73 2,83 LUT này có hiệu quả kinh tế cao nhưng chỉ áp dụng chủ yếu ở địa hình vàn, vàn thấp. Với mức thu nhập thuần năm 2016 là 117.898,17 nghìn đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 2,55. Nhìn chung, mô hình này tương đối ổn định qua 3 năm. Tuy nhiên, cây khoai lang đông nếu thời tiết quá khô cũng ảnh hưởng đến năng xuất của cây vì mùa đông ít có mưa.

* Hiệu quả xã hội

Bảng 3.36. Hiệu quả xã hội của mô hình Năm Cơ cấu cây

trồng

Công lao động (công)

Giá trị ngày công

(1.000đ) Đánh giá 2014

Cả năm 809 143,61 M

Lúa Xuân 225 133,9

Lúa mùa 306 98,21

Khoai lang 278 198,72

2015

Cả năm 798 139,81 M

Lúa Xuân 230 132,78

Lúa mùa 290 107,67

Khoai lang 278 178,99

2016

Cả năm 809 145,86 M

Lúa Xuân 225 125,15

Lúa mùa 306 102,89

Khoai lang 278 209,55

Ghi chú: M (Medium): trung bình

Mô hình Lúa Xuân - Lúa Mùa - Khoai lang đông cần nhiều lao động do làm 3 vụ/năm, khoai lang là cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc, công thức luân canh này cũng cho thu nhập ổn định, quay vòng vốn nhanh. Có khả năng giảm tỷ lệ đói nghèo do vậy người dân cần áp dụng mô hình này rộng rãi hơn nữa vào sản xuất của địa phương.

* Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường của mô hình thể hiện tại bảng 3.37 Bảng 3.37. Hiệu quả môi trường của mô hình

Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông Năm Tỷ lệ che

phủ

Mức độ sử dụng phân

bón

Mức độ sử dụng thuốc

BVTV

Khả năng

bảo vệ đất Đánh giá

2014 H M M H H

2015 H M M H H

2016 H M M H H

Ghi chú: - M (Medium): trung bình; H (high): cao

Qua bảng trên có thể thấy: đây là mô hình có hiệu quả môi trường cao do trồng 3 vụ/ năm nên tỷ lệ che phủ rất cao (từ 88 - 95%), vì vậy hạn chế được xói mòn rửa trôi do mưa nâng cao được khả năng bảo vệ đất. Ngoài ra, đây là mô hình luân canh giữa cây trồng nước với cây trồng cạn nên hạn chế được sâu bệnh và việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV của mô hình này đều đúng liều lượng cho phép không ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và sinh thái.

3.4.1.3. Mô hình 1 lúa - màu (Thuốc lá - Lúa mùa)

Hình 3.5. Cánh đồng thuốc lá thôn Nà Oóc, xã Bình Trung

- Địa điểm: thôn Nà Oóc, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - Diện tích: 0,5 ha

- Thời gian theo dõi: từ năm 2014 - 2016.

- Chủ hộ: Ma Phúc Sĩ

- Loại đất: Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) - Địa hình: Vàn cao

- Chế độ nước: Tưới tiêu chủ động, hệ thống kênh mương thủy lợi đã được kiên cố hóa.

* Năng suất, giá bán và khả năng tiêu thụ sản phẩm

Mô hình Thuốc lá - Lúa mùa được theo dõi từ năm 2014 - 2016. Lúa mùa sử dụng giống Tạp giao, Q.Ưu1, thuốc lá sử dụng giống do Công ty cổ phần Ngân Sơn cung cấp. Năng suất lúa vụ mùa qua 3 năm tương đối ổn định giao động từ 49,5 - 52,0 tạ/ha; thuốc lá năng suất bình quân 18 tạ/ha. Thuốc lá có giá bán cao, ổn định trung bình 44.000 đ/kg.

* Hiệu quả kinh tế của mô hình Thuốc lá - Lúa mùa.

Bảng 3.38. Hiệu quả kinh tế của mô hình Thuốc lá - Lúa mùa Năm Cơ cấu cây

trồng

GO (1.000đ/ha)

IC (1.000đ/ha)

VA

(1.000đ/ha) Hv (lần) 2014

Cả năm 116.672,56 40067,56 76605,00 1,91 Thuốc lá 73.333,33 27953,26 45380,07 1,62 Lúa mùa 43.339,23 12114,30 31224,93 2,58 2015

Cả năm 114.666,10 41067,56 73598,54 1,79 Thuốc lá 71.500,00 27953,26 43546,74 1,56 Lúa mùa 43.166,10 13114,30 30051,80 2,29 2016

Cả năm 119.098,98 40067,56 79031,42 1,97 Thuốc lá 76.500,00 28953,26 47546,74 1,64 Lúa mùa 42.598,98 11114,30 31484,68 2,83 Mô hình Thuốc lá - Lúa mùa cho giá trị sản xuất cao giao động từ 114 - 119 triệu đồng. Công ty cổ phần Ngân Sơn, trong nhiều năm qua, đã hỗ trợ để địa phương mở rộng diện tích mô hình này như: Ổn định đầu ra cho sản phẩm, thực hiện chương trình cải thiện chất lượng sản phẩm cho nông dân qua 3 khâu cơ bản là: Mật độ trồng theo quy trình kỹ thuật; phân bón đúng liều lượng quy định và đặc biệt dùng thuốc ACOTAP để ngắt nhánh tỉa chồi nên đã nâng cao được chất lượng sản phẩm lên 25 - 30%. Phối hợp với chính quyền địa phương có những chính sách đãi ngộ cho nông

dân trồng cây nguyên liệu như cho không hạt giống, hỗ trợ tiền phân bón; mở lớp đào tạo nghề cho nông dân mà chủ yếu là đưa trồng cây thuốc lá thành một nghề ổn định Về lâu dài để ổn định đầu ra về giá cả và nâng cao giá trị của sản phẩm của nguyên liệu phía Công ty đã có giải pháp trong giai đoạn thu mua sản phẩm là thay thế dây chuyền sơ chế nguyên liệu cũ bằng một dây chuyền sơ chế nguyên liệu mới.

* Hiệu quả xã hội

Theo quy hoạch, Chợ Đồn đang hình thành vùng chuyên canh thuốc lá của tỉnh Bắc Kạn về lâu dài đây là vùng trồng cây thuốc lá nguyên liệu tập trung với quy mô lớn. Mô hình này cần nhiều công lao động vì ngoài chăm sóc còn phải thu hái, sấy do vậy đã giải quyết được vấn đề lao động tại chỗ và thu hút lao động tốt. Giá trị ngày công của mô hình này là 120.000 - 150.000 đ/công. Cây thuốc lá đang được triển khai rất tốt trên địa bàn huyện tạo cơ hội cho địa phương xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ cây thuốc lá.

Bảng 3.39. Hiệu quả xã hội của mô hình Thuốc lá - Lúa mùa Năm Cơ cấu cây

trồng

Công lao động (công)

Giá trị ngày

công (1.000đ) Đánh giá

2014 Cả năm 601 127,46 H

Thuốc lá 295 153,83

Lúa mùa 306 102,04

2015 Cả năm 590 124,74 H

Thuốc lá 300 145,16

Lúa mùa 290 103,63

2016 Cả năm 590 133,95 H

Thuốc lá 300 158,49

Lúa mùa 290 108,57

Ghi chú: H (high): cao

* Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường của mô hình Thuốc lá - Lúa mùa được thể hiện tại bảng 3.40

Bảng 3.40. Hiệu quả môi trường của mô hình Thuốc lá - Lúa múa Năm Tỷ lệ che

phủ

Mức độ sử dụng phân bón

Mức độ sử dụng thuốc

BVTV

Khả năng

bảo vệ đất Đánh giá

2014 M M M H M

2015 M L M H M

2016 M L M H M

Ghi chú: - H (high): cao; M (Medium): trung bình; L (Low): thấp

Mô hình Thuốc lá - Lúa mùa có thời gian che phủ khoảng 75%, là mô hình luân canh cây lúa nước và cây trồng cạn nên góp phần hạn chế các loại sâu, bệnh hại cây trồng và nhờ các biện pháp canh tác hợp lý giúp cây tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng; cây thuốc lá không kén đất, nhu cầu sử dụng nước vừa phải, phù hợp tận dụng hiệu quả đất đai tại các địa bàn miền núi của huyện. Tuy nhiên, để tăng năng suất cây trồng nên người dân vẫn sử dụng một lượng lớn phân bón kích lá cho cây thuốc lá.

3.4.1.4. Mô hình chuyên màu (Khoai môn)

- Địa điểm: xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - Diện tích: 0,2 ha

- Thời gian theo dõi: từ năm 2014 - 2016.

- Chủ hộ: Liêu Đình Quế - Loại đất: Hs

- Địa hình: dốc 150

Hình 3.6. Mô hình Khoai môn tại xã Rã Bản

* Năng suất, giá bán và khả năng tiêu thụ sản phẩm

Khoai môn là giống khoai có thời gian sinh trưởng khá dài (từ 8 - 12 tháng) nên khoai môn trồng ở Chợ Đồn chỉ trồng một vụ trong năm. Thời gian bắt đầu trồng vào lúc lập xuân (độ sau tết âm lịch) và thu hoạch vào đầu đông khi lá khoai đã vàng héo. Mô hình Khoai môn được theo dõi qua 3 năm từ 2014 - 2016, năng suất trung bình đạt 60 tạ/ha. Giá bán tương đối ổn định, vào chính vụ khoai được bán giá từ 15.000 - 20.000 đ/kg, cuối vụ khoảng 25.000 đ/kg. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ còn

bấp bênh, chưa có đơn vị bao tiêu sản phẩm đầu ra. Đa phần nông hộ bán ở chợ hoặc giao cho tư thương đến thu mua nhưng không nhiều, do vậy hay bị ép giá.

* Hiệu quả kinh tế

Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế của mô hình cây Khoai môn

Năm GO

(1.000đ/ha) IC (1.000đ/ha) VA

(1.000đ/ha) Hv (lần)

2014 62.850,00 5.722,58 57.127,42 9,98

2015 64.750,00 5.922,58 58.827,42 9,93

2016 66.700,00 5.522,58 61.177,42 11,08

Cây khoai môn hàm lượng tinh bột cao, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng với năng suất 60 tạ/ha và giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, vào cuối vụ khoai giống bán với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, mỗi một ha khoai môn cho thu nhập trên 60 triệu đồng, so với các loại cây trồng khác như ngô và sắn thì hiệu quả kinh tế cao gấp 2 đến 3 lần. Tuy hiệu quả kinh tế cao nhưng hiện nay loại cây này mới chỉ được trồng chủ yếu theo kinh nghiệm, diện tích manh mún, nhỏ lẻ nên giá trị về hàng hóa chưa cao.

* Hiệu quả xã hội của mô hình cây Khoai môn

Bên cạnh cây Thuốc lá thì Khoai môn cũng là một trong những cây trồng mũi nhọn của huyện trong chương trình cánh đồng 70 triệu/ha. Giá trị ngày công lao động đạt mức trung bình 143,54 - 153,71 nghìn đồng, giải quyết được một phần lớn lao động của nông hộ.

Bảng 3.42. Hiệu quả xã hội của mô hình Khoai môn Năm Công lao động

(công)

Giá trị ngày công

(1.000đ) Đánh giá

2014 398,00 153,71 M

2015 398,00 143,54 M

2016 408,00 147,81 M

Ghi chú: M (Medium): trung bình

* Hiệu quả môi trường

Khoai môn có thời gian sinh trưởng dài (từ 8 - 12 tháng) do vậy tỷ lệ che phủ đạt khoảng 90% thời gian trong năm. Ngoài ra, qua theo dõi mô hình Khoai môn ở Chợ Đồn còn thấy Khoai môn có lá to, có thể trồng xen với nhiều loại cây khác như

cam, quýt, ngô, hoa hè... nên hạn chế được xói mòn rửa trôi, khả năng bảo vệ đất tốt, không sử dụng thuốc BVTV, hiệu quả môi trường được đảm bảo.

Bảng 3.43. Hiệu quả môi trường của của mô hình Khoai môn Năm Tỷ lệ che

phủ

Mức độ sử dụng phân bón

Mức độ sử dụng thuốc

BVTV

Khả năng

bảo vệ đất Đánh giá

2014 H M H H H

2015 H M H H H

2016 H M H H H

Ghi chú: H: cao; M: Trung bình

Nhìn chung, Khoai môn là cây trồng thế mạnh có giá trị kinh tế cao nhưng hiện nay bà con vẫn chủ yếu là tận dụng đất đai để trồng (chủ yếu là đất đồi), diện tích còn manh mún, không tập trung nên giá trị hàng hoá chưa cao. Bởi vậy, trong những năm tiếp theo, huyện cần chủ động nguồn giống, tập huấn khoa học kỹ thuật và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, xây dựng vùng chuyên canh khoai môn tập trung nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, đem lại thu nhập cao trên những vùng đất dốc.

3.4.1.5. Mô hình cây công nghiệp lâu năm (chè)

- Địa điểm: xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - Diện tích: 0,25 ha

- Thời gian theo dõi: từ năm 2014 - 2016.

- Chủ hộ: Nông Thị Sinh - Loại đất: Fs

- Địa hình: dốc 150

Hình 3.7. Mô hình chè Shan tuyết tại Bằng Phúc - Chợ Đồn

* Năng suất, giá bán, thị trường tiêu thụ sản phẩm

Xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn có khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ nên rất thuận lợi để phát triển cây chè Shan tuyết. Cùng với kinh nghiệm chăm sóc của người dân địa phương, sản phẩm chè Shan tuyết ở đây luôn có hương vị đặc trưng, riêng biệt. Năng suất chè tương đối ổn định đạt khoảng 120 - 135 tạ chè búp tươi/ha. Giá bán chè khô từ 150.000 - 200.000 đ/kg. Thị trường tiêu thụ khá ổn định, tuy nhiên chưa đủ sức cạnh tranh với chè Thái Nguyên.

* Hiệu quả kinh tế của mô hình chè Shan tuyết

Bảng 3.44. Hiệu quả kinh tế của mô hình chè Shan tuyết

Năm GO

(1.000đ/ha)

IC (1.000đ/ha)

VA

(1.000đ/ha) Hv (lần)

2014 103.833,00 24.590,00 79.243,00 3,22

2015 128.900,00 24.158,78 104.741,22 4,34

2016 132.708,00 24.670,00 108.038,00 4,38

Qua theo dõi mô hình có thể thấy: Chè Shan tuyết cho hiệu quả kinh tế cao với hiệu quả đồng vốn giao động từ 3,22 - 4,75 lần; thu nhập thuần túy đều đạt rất cao, riêng năm 2014 thấp hơn là do giá bán rẻ, năng suất thấp hơn hai năm 2015 và 2016.

Để tăng năng suất cây chè và khẳng định được thương hiệu, năm 2017 huyện đã có chủ trương trồng mới 270 ha và cải tạo 30 ha. Tuy nhiên, việc thay đổi cách trồng và chăm sóc chè thông qua các biện pháp kỹ thuật với người dân là rất cần thiết.

Vì vậy, cần có các giải pháp kho học, công nghệ một cách hợp lý và kịp thời.

* Hiệu quả xã hội

Bảng 3.45. Hiệu quả xã hội của mô hình chè Shan tuyết Năm Công lao động

(công)

Giá trị ngày công

(1.000đ) Đánh giá

2014 505,00 156,92 M

2015 527,00 198,70 H

2016 525,00 205,78 H

Ghi chú: H (high): cao; M (Medium): trung bình

Hiện tại, giá bán chè tại Bằng Phúc dao động từ 150.000 - 200.000 đ/kg, đem lại nguồn thu ổn định cho nhiều hộ, nhiều hộ kinh tế khá lên nhờ chè. Cây chè đòi hỏi nhiều công lao động cho quá trình thu hái và chế biến, do vậy gia đình đáp ứng được việc làm cho lao động trong gia đình, vào những thời điểm cao (chè đến lứa cần thu

hái) gia đình phải thuê thêm lao động. Giá trị ngày công lao động cũng đạt mức trung bình và cao so với mặt bằng chung địa phương.

Chè Shan tuyết Bằng Phúc nói riêng và Chợ Đồn nói chung đang là cây trồng xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, cần có một cơ chế, giải pháp nào đó để tập hợp các hộ trồng, chế biến chè dưới một nhãn hiệu chung, cho ra sản phẩm đồng đều. Với 700 ha chè khối lượng sản phẩm cần chế biến là khá lớn, do vậy, người dân cần được các nhà khoa học hỗ trợ nhằm hợp lý hoá quy trình sản xuất, đảm bảo chè sạch và giữ vững, phát huy được thương hiệu.

* Hiệu quả môi trường

Chè là cây lâu năm nên có tỷ lệ che phủ lớn (diện tích che phủ đạt trên 90%, thời gian che phủ là 100%) nên hạn chế được xói mòn rửa trôi.

Bảng 3.46. Hiệu quả môi trường của của mô hình chè Shan tuyết Năm Tỷ lệ che

phủ

Mức độ sử dụng phân bón

Mức độ sử dụng thuốc

BVTV

Khả năng

bảo vệ đất Đánh giá

2014 H M H H H

2015 H M H H H

2016 H M H H H

Ghi chú: - H (high): cao; M (Medium): trung bình

Mô hình chè Shan tuyết được trồng hiện tại chỉ sử dụng một chút phân hóa học để bón gốc. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu). Chị Nông Thị Sinh cho biết, diện tích chè của gia đình đã từng bị sâu bệnh nhưng cũng không phun thuốc trừ sâu, chỉ dùng cách thủ công để diệt. Nhiều hộ còn để mặc chè phát triển, chỉ lo phát quang gốc do vậy năng suất, sản lượng chè không cao nhưng chất lượng lại đảm bảo. Ngoài ra, quy trình sao chè, chế biến chè thành phẩm của của các hộ dân đảm bảo an toàn vì không sử dụng bất kỳ hóa chất nào.

3.4.1.6. Mô hình cây ăn quả a. Mô hình cây Cam - quýt

- Địa điểm: xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - Diện tích: 1,2 ha

- Thời gian theo dõi: từ năm 2014 - 2016.

- Chủ hộ: Liêu Đình Quế - Loại đất: Fs

- Địa hình: dốc 150 - 250

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 130 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)