Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.2.5. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các LUT sản xuất nông nghiệp tại các tiểu vùng
Việc phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với từng loại sử dụng đất trên
các tiểu vùng là rất quan trọng và hết sức cần thiết. Kết quả phân tích là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất cho huyện trong thời gian tới.
Bảng 3.17. Phân tích những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sử dụng đất huyện Chợ Đồn
Tiểu
vùng LUT Thuận lợi Khó khăn
Tiểu vùng
1
Chuyên lúa
- Dễ canh tác, phù hợp với trình độ lao động của người dân.
- Chi phí đầu tư (giống, phân bón) thấp
- Đất nông nghiệp có độ dốc lớn, độ phì thấp, diện tích lúa ít.
- Cơ sở hạ tầng kém (Giao thông, thủy lợi còn khó khăn);
- Giá bán sản phẩm thấp, không ổn định;
Lúa màu
- Phù hợp với trình độ lao động của người dân.
- Chi phí đầu tư (giống, phân bón) thấp
- Địa hình hiểm trở, chủ yếu là đất dốc.
- Không chủ động tưới tiêu.
- Cơ cấu giống không đồng nhất nên chất lượng nông sản không đồng đều.
- Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nâng cấp (đặc biệt là giao thông và thủy lợi) - Thị trường tiêu thụ khó khăn nên sản lượng tiêu thụ rất thấp.
Chuyên màu
- Dễ canh tác, phù hợp với trình độ lao động của người dân.
- Chi phí đầu tư thấp
- Dân tộc thiểu số chiếm hơn 90%, thiếu kinh nghiệm và kiến thức sản xuất;
- Khí hậu khắc nghiệt (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất...) - Chất lượng sản phẩm thấp
do không được đầu tư nhiều.
- Giá bán thấp, không ổn định. Không có thị trường tiêu thụ.
Cây ăn quả
- Quy trình sản xuất đơn giản - Sử dụng ít công hơn sản xuất lúa màu
- Phù hợp với trình độ lao động của người dân
- Giao thông còn khó khăn - Năng suất và sản lượng không ổn định
- Chưa có công nghệ bảo quản và chế biến sau thu
Tiểu
vùng LUT Thuận lợi Khó khăn
- Có thương hiệu, nằm trong chỉ dẫn địa lý của huyện, tỉnh.
- Có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
hoạch.
Tiểu vùng
2
Chuyên lúa
- Quy trình sản xuất đơn giản - Phù hợp với trình độ lao động của người dân
- Đất đai phì nhiêu, khí hậu, địa hình tương đối phù hợp.
- Chất lượng gạo Bao thai đã được bảo hộ và nằm trong chỉ dẫn địa lý.
- Diện tích chủ động được nước tưới tại các xã vùng thấp mới được 70-80%
- Cơ cấu giống không đồng nhất nên chất lượng nông sản không đồng đều.
- Cơ sở hạ tầng đã bị xuống cấp (đặc biệt là giao thông và thủy lợi.
Lúa màu
- Phù hợp với trình độ lao động của người dân
- Có điều kiện tự nhiên: thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu tương đối phù hợp
- Vùng này có diện tích được tưới lớn hơn tiểu vùng 1.
- Chất lượng lao động chưa cao
- Cơ sở hạ tầng tuy đã được chú trọng hơn vùng 1 nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
- Chi phí cho chế biến thuốc lá cao.
Chuyên màu
- Dễ canh tác, phù hợp với trình độ lao động của người dân.
- Chi phí đầu tư (giống, phân bón) thấp.
- Giao thông thuận lợi hơn tiểu vùng 1;
- Khoai môn nằm trong dự án quy hoạch vùng sản xuất khoai môn của tỉnh Bắc Kạn.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định.
- Giá bán thấp, không ổn định.
- Địa hình dốc, đất dễ bị thoái hóa.
- Công nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu;
Cây CN lâu năm (chè)
- Đất tương đối phì nhiêu;
- Khí hậu thuận lợi;
- Giao thông thuận lợi hơn tiểu vùng 1;
- Có diện tích chè lớn nhất trong huyện;
- Thương hiệu chè Shan tuyết Bằng Phúc đã được khẳng định trên thị trường nội tỉnh;
- Chất lượng lao động chưa cao. Ít am hiểu về kỹ thuật cao, công nghệ mới trong thu hoạch, chế biến, bảo quản, và đóng gói;
- Sản phẩm chỉ phục vụ cho tiêu dùng trong nội tỉnh.
Chất lượng chè chưa khẳng định được vị thế trên thị trường ngoại tỉnh;
Chưa bảo vệ và xây dựng được thương hiệu.
Cây ăn quả
- Quy trình sản xuất đơn giản - Sử dụng ít công hơn sản xuất lúa màu
- Năng suất và sản lượng cây ăn quả không ổn định - Công nghệ bảo quản và chế biến chưa có.
Tiểu
vùng LUT Thuận lợi Khó khăn
- Phù hợp với trình độ lao động của người dân
- Có thương hiệu, nằm trong chỉ dẫn địa lý của huyện, tỉnh.
- Có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tiểu vùng
3
Chuyên lúa
- Quy trình sản xuất đơn giản - Chi phí thấp
- Đất đai bằng phẳng hơn tiểu vùng 1 và 2.
- Lực lượng lao động dồi dào;
- Giao thông tương đối thuận lợi.
- Ruộng đất manh mún;
- Chất lượng nông sản thấp, không ổn định;
- Thị trường tiêu thụ còn bấp bênh.
Lúa màu
- Quy trình sản xuất đơn giản - Chi phí thấp
- Đất đai bằng phẳng hơn tiểu vùng 1 và 2.
- Lực lượng lao động dồi dào;
- Giao thông tương đối thuận lợi.
- Chất lượng nông sản thấp, không ổn định;
- Thị trường tiêu thụ không ổn định.
- Công nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu;
Chuyên màu
- Quy trình sản xuất đơn giản - Chi phí thấp
- Đất đai, khí hậu tương đối thuận lợi.
- Lực lượng lao động dồi dào;
- Nhiều giống mới được đưa vào trồng thử nghiệm đem
- Thiếu vốn
- Thị trường tiêu thụ không ổn định.
- Công nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu;
- Thu nhập của người dân thấp, phương thức tự sản tự tiêu còn khá phổ biến nên lượng nông sản hàng hoá trên thị trường chưa nhiều;
Cây ăn quả
- Cam, quýt được sản xuất theo công nghệ VIETGAP.
- Được sự quan tâm của các nhà khoa học và các nhà quản lý địa phương trong bảo hộ thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Lực lượng lao động dồi dào;
- Người dân có kinh nghiệm, có kiến thức và am hiểu hơn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch;
- Đất dốc, đất dễ bị thoái hóa
- Khả năng tiếp cận thị trường ngoài tỉnh, huyện còn hạn chế;
- Công nghệ bảo quản lạc hậu.
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Qua phân tích có thể thấy Chợ Đồn có lợi thế trong sản xuất nông lâm nghiệp
với nhiều sản phẩm nông nghiệp đã có tiếng trên thị trường như gạo Bao Thai, Khoai môn, chè Shan tuyết, cam, quýt, Hồng không hạt. Tuy nhiên, một trong những vấn đề hạn chế lớn là làm sao có thể thúc đẩy, nâng cao giá trị nông sản trở thành mặt hàng thương phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, hệ thống thị trường tiêu thụ nông sản của huyện còn nhỏ, chưa tương xứng với khả năng sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm nông sản tại địa phương chủ yếu được tiêu thụ trên địa bàn huyện, thông qua các kênh tiêu thụ ngắn. Do đó, tiêu thụ nông sản còn xảy ra tình trạng tắc nghẽn, không liên tục. Mặt khác, thị trường tiêu thụ của huyện còn mang tính tự phát. Người nông dân sản xuất ra sản phẩm chủ yếu dành cho tiêu dùng trực tiếp và chỉ một phần đem ra thị trường. Tính tự phát này làm cho số lượng và chất lượngnông sản không ổn định, thời gian và địa điểm bán cũng không cố định, gây khó khăn cho việc tiêu thụ và chế biến nông sản thường xuyên. Vì vậy, thời gian tới, huyện cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương; xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, huyện cần đề ra cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp tại địa phương.