Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 79)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.2. Điều kiện kinh tế

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế a. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển; sản lượng lương thực có hạt tăng từ 26.043 tấn (năm 2011) lên 31.118 tấn (năm 2016); bình quân lương thực năm 2011 từ 532 kg/người/năm tăng lên 610 kg/người/năm 2016, đạt 117,3% kế hoạch (KH) (Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Đồn, 2017) [55].

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2016

TT Cây trồng ĐVT Năm

2014 2015 2016

1. Cây lương thực 1.1 Cây lúa

Vụ xuân

- Diện tích ha 1.831,00 1.866,00 1.889,95

- Năng suất tạ/ha 49,0 54,3 55,6

- Sản lượng tấn 8.972 10.132 10.512

Vụ mùa

- Diện tích ha 2.801,00 2.842,00 2.611,00

- Năng suất tạ/ha 43,97 43,12 46,53

- Sản lượng tấn 12.316 12.255 12.148

1.2 Cây ngô

- Diện tích ha 2.050,00 2.029,00 2.027,58

- Năng suất tạ/ha 37,80 43,05 43,36

- Sản lượng tấn 7.749 8.734 8.792

2. Cây có củ 2.1. Khoai lang

- Diện tích ha 63,00 65,00 65,95

- Năng suất tạ/ha 43,97 44,58 45,10

- Sản lượng tấn 277 290 297,46

2.2 Sắn

- Diện tích ha 496,00 329,00 300,80

- Năng suất tạ/ha 118 119 119

- Sản lượng tấn 5.853 3.915 3.580

2.3 Khoai môn

- Diện tích ha 51,46 59,14 53,30

- Năng suất tạ/ha 54,6 51,0 58,77

- Sản lượng tấn 281,00 302,75 313,27

3. Cây công nghiệp 3.1. Lạc

- Diện tích ha 87,27 91,06 99,03

- Năng suất tạ/ha 14,6 16,0 16,44

- Sản lượng tấn 127,36 145,8 162,81

3.2. Đậu tương

- Diện tích ha 75,31 47,93 41,99

- Năng suất tạ/ha 15,0 15,36 15,41

- Sản lượng tấn 107,33 73,6 64,70

3.3. Thuốc lá

- Diện tích ha 90,00 30,30 22,50

- Năng suất tạ/ha 16,0 16,0 18,00

- Sản lượng tấn 144 48,48 41,0

3.4 Chè

- Diện tích ha 684,00 686,00 658,71

- Năng suất tạ/ha 32,2 33,7 33,5

- Sản lượng tấn 2.055 2.314 2.238

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Đồn, 2015, 2016, 2017) [53];[54];[55].

Qua 3 năm, từ 2014 - 2016, diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính của huyện có sự thay đổi. Cụ thể:

Đối với cây lúa: diện tích tăng, giảm qua các năm không đáng kể. Năm 2016, vụ mùa diện tích giảm so với hai năm trước là do người dân chuyển sang nuôi thả cá tại một số xã như Lương Bằng, Bằng Lãng, Đại Sảo; diện tích không chủ động được nước tưới người dân chuyển sang trồng ngô, màu tại các xã Yên Thượng, Đại Sảo, Quảng Bạch...

Cây đậu tương: diện tích đậu tương giảm từ năm 2015 và 2016, nguyên nhân chủ yếu là năm 2015 trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn, gây nên lũ lụt ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch và chất lượng sản phẩm do vậy phần lớn người dân chuyển sang trồng một số cây trồng khác và chuyển sang chăn nuôi lợn.

Cây thuốc lá: năm 2014 diện tích là 90,0 ha, nhưng năm 2015 diện tích trồng thuốc lá chỉ còn 30,3 ha và 22,5 ha (năm 2016) vì công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trồng còn gặp khó khăn do giá cả thị trường không ổn định, nguyên liệu củi sấy thuốc lá ngày càng khan hiếm, khó khăn trong chuyển đổi từ lò sấy bằng củi sang lò sấy bằng than; chi phí đầu tư cho sản xuất thuốc lá tăng nhưng giá trị sản phẩm bán ra không thay đổi so với các năm.

Đối với một số cây trồng khác thì diện tích vẫn được duy trì, ổn định, năng suất cây trồng tăng đều và ổn định qua các năm, lương thực bình quân đầu người đạt 610 kg/người/năm, góp phần ổn định và đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện.

b. Lâm nghiệp

Công tác trồng rừng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Từ năm 2011 - 2016 toàn huyện đã trồng được 7.725,87 ha thành rừng với các loại cây trồng chủ yếu là mỡ, keo, quế... đã góp phần tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện từ 60,07% năm 2011 lên 79,0% năm 2016. Nhiều diện tích rừng trồng đến nay đã bắt đầu cho thu nhập; một số cơ sở chế biến sản phẩm từ gỗ rừng trồng như Công ty TNHH Trường Thành xã Bình Trung, Doanh nghiệp Tiến Trần xã Đông Viên... góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

c. Chăn nuôi

Được quan tâm triển khai tổ chức thực hiện, tổng đàn trâu bò năm 2011 có 12.218 con, đến năm 2016 là 11.766 con, đạt 106% KH. Hàng năm, bình quân số lượng trâu, bò được xuất bán, giết khoảng hơn 2.500 con, lợn 33.000 con.

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2011 đạt 288 ha, năm 2013 đạt 295,1 ha, năm 2016 là 408,73 ha, đạt 108,9% KH.

d. Sản xuất công nghiệp

Với tổng số hơn 230 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được duy trì hoạt động trên các lĩnh vực công nghiệp nhẹ (chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp, dịch vụ), công nghiệp nặng (khai thác, chế biến khoáng sản...), tổng giá trị sản xuất công nghiệp biến độn g qua các năm, năm 2011 tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 428.750 triệu đồng, năm 2014 đạt 517.576 triệu đồng, năm 2015 là 631.160 triệu đồng, năm 2016 đạt 544.078 triệu đồng.

Tuy nhiên, trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm nảy sinh những vấn đề ô nhiễm về môi trường, quá trình vận chuyển khoáng sản của các phương tiện vận tải vượt quá tải trọng làm cho hệ thống giao thông xuống cấp nghiêm trọng.

e. Mạng lưới thương mại, dịch vụ

Phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Toàn huyện có 1.290 cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có 80 doanh nghiệp, công ty, HTX và 1.210 hộ kinh doanh.

Các mặt hàng chính sách được cung ứng kịp thời, đầy đủ đến trung tâm cụm xã. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2011 đạt 245.904 triệu đồng, năm 2016 đạt 376.842 triệu đồng. Khối lượng vận chuyển hàng hóa 468 nghìn tấn (năm 2011), năm 2016 là 604,8 nghìn tấn.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng a. Giao thông

Năm 2016, huyện đã đầu tư cải tạo và mở mới các tuyến đường giao thông, với tổng chiều dài trên 200 km. Đến nay 22/22 xã, thị trấn đã có đường nhựa và đường bê tông đến trung tâm xã, hơn 90% số thôn, tổ, bản có đường cho xe máy, xe cơ giới nhỏ đi lại thuận lợi, thông suốt. Phát huy hiệu quả nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; nhiều tuyến đường của các thôn, tổ, bản đã được bê tông hóa. Các tuyến đường giao thông quan trọng đã được đầu tư nâng cấp mở rộng như ĐT 254, 254B, 255, 257, 257B,...

b. Thủy lợi

Đã đầu tư hoàn thành 82 công trình thủy lợi với diện tích tưới 328,3 ha; một số công trình kè chống xói lở bờ sông, suối ở các xã Phương Viên, Nam Cường, Yên Nhuận,

Yên Mỹ... được đầu tư xây dựng. Toàn huyện hiện có 193 công trình thủy lợi, trong đó công trình thuộc địa phương quản lý 129 công trình, Công ty TNHH một thành viên thủy nông quản lý 64 công trình. Ngoài ra, có 763 công trình phun tam. Năm 2016, diện tích gieo trồng lúa được chủ động tưới là 1.467,79 ha.

c. Điện lưới và thông tin liên lạc

Số hộ dân được sử dụng điện lưới tăng từ 92,61% (năm 2011) lên 96,4% (năm 2016). Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt, đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ Internet và phủ sóng điện thoại trên địa bàn, năm 2016 phát triển được 44.585 thuê bao dịch vụ internet và điện thoại. Đảm bảo duy trì 100% xã có thư báo đến hàng ngày, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của nhân dân.

3.1.2.3. Chương trình 135

Đầu tư xây dựng 102 công trình, trong đó có 53 công trình giao thông, 40 công trình thủy lợi, 04 công trình trường học, 04 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng và 01 công trình điện. Về hỗ trợ phát triển sản xuất: hỗ trợ các loại máy móc, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, xây dựng mô hình, tập huấn... với tổng kinh phí đươc cấp là 12.109,8 triệu đồng.

Việc đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình điện đã góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện; tạo điều kiện cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa; chủ động nước tưới; có nơi sinh hoạt, họp hành; đầu tư kinh phí hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện cho bà con từng bước biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao nhằm ổn định, góp phần từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)