Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.3.2. Đặc điểm các loại đất
Loại đất này có diện tích 7.296,06 ha chiếm 8,01% DTTN. Đất được hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông suối. Đây là loại đất trẻ, phẫu diện đất phân lớp rõ, hình thành ở địa hình bằng phẳng; ở thượng nguồn đa số đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì trung bình, đất lẫn nhiều sỏi sạn; ở hạ lưu đất có thành phần cơ giới nặng hơn.
Bảng 3.20. Tính chất lý hoá học đất phù sa ngòi suối
Độ sâu tầng
đất (cm)
Dung trọng (g/cm3)
pHKCl OM (%)
Tổng số (%)
P2O5
(mg/
100g đất)
Cation trao đổi (meq/
100g đất)
CEC (meq/
100g đất)
Thành phần cơ giới (%) theo cấp hạt
(mm) N P2O5 K2O
Ca2+ Mg2+ 2,0 - 0,05
0,05 - 0,002
<0,002
0 -
22 1,12 5,35 2,01 0,11 0,08 1,92 5,00 5,74 2,04 14,31 50,08 35,30 14,62 22 -
36 1,18 5,44 1,97 0,12 0,07 0,80 4,00 2,02 0,75 17,40 46,52 36,21 17,27 36 -
76 1,18 5,33 1,02 0,06 0,07 1,96 4,00 1,20 0,98 16,22 41,20 33,80 25,00 76 -
125 1,20 5,37 0,77 0,04 0,04 1,34 3,00 1,01 0,70 12,00 42,72 31,00 26,28
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu đất)
Đất phù sa ngòi suối có phản ứng ít chua (pHKCl = 5,33 - 5,44). Tầng canh tác có hàm lượng chất hữu cơ khá (OM = 2,01%); ở 2 tầng tiếp theo OM ở mức trung binh (1,02 - 1,97%); tầng dưới cùng có OM rất nghèo (0,77%). Hàm lượng lân tổng số từ nghèo đến trung bình (0,04 - 0,08%). Kali tổng số trung bình (0,80 - 1,96%);
đạm tổng số trung bình (0,10%); lân dễ tiêu rất nghèo (3 - 5 mg/100 g đất); cation kiềm trao đổi ở các tầng đất mặt trung bình (2,77 - 7,78 meq/100 g đất). Dung tích hấp thu trung bình (12,0 - 17,4 meq/100 g đất). Thành phần cơ giới phổ biến là thịt nhẹ. Dung trọng trung bình (1,12 - 1,20 g/cm3).
Hiện nay đất phù sa ngòi suối ở huyện được sử dụng trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, để nâng cao độ phì đất trong tương lai cần tăng diện tích trồng cây họ đậu trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.
3.3.2.2. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)
Nhóm đất này có diện tích 168,86 ha, chiếm 0,19% DTTN toàn huyện. Đất được hình thành ở các thung lũng, xung quanh là đồi núi, địa hình khó thoát nước.
Bảng 3.21. Tính chất lý, hoá học của đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
Độ
sâu pHKCl OM
(%) Tổng số (%) P2O5
(mg/ CEC
tầng đất
(cm) Dung trọng (g/cm3)
N P2O5 K2O 100g
đất)
Cation trao đổi (meq/
100g đất)
(meq/
100g đất)
Thành phần cơ giới (%) theo cấp hạt
(mm) Ca2+ Mg2+ 2,0 -
0,05 0,05
- 0,002
<0,002 0 -
20 0,91 5,56 1,81 0,11 0,06 0,63 6,00 0,43 0,71 22,63 31,60 48,30 20,10 20 -
45 1,10 5,54 1,55 0,04 0,04 0,43 4,00 0,34 0,32 18,34 30,80 47,70 21,50 45 -
125 1,20 5,38 1,12 0,05 0,03 0,31 2,00 0,25 0,21 14,40 26,40 54,90 18,70
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu đất)
Số liệu ở bảng 3.21 chỉ rõ: Đất có phản ứng ít chua (pHKCl = 5,38 - 5,56); chất hữu cơ trung bình (1,12 - 1,81%); lân tổng số nghèo (0,03 - 0,06%); đạm tổng số tầng đất mặt trung bình (0,11%); kali tổng số nghèo (0,31 - 0,63%); lân dễ tiêu rất nghèo (2,00 - 6,00 mg/100g đất); cation kiềm trao đổi nghèo (0,46 - 1,14 meq/ 100 g đất);
dung tích hấp thu trung bình (14,40 - 22,63 meq/100 g đất); thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha limon; dung trọng trung bình.
Loại đất này ở huyện Chợ Đồn chủ yếu được sử dụng trồng lúa, ngô và một số cây hàng năm khác.
3.3.2.3. Nhóm đất đỏ vàng
Nhóm đất đỏ vàng diện tích 78.785,55 ha, chiếm 86,45% DTTN, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông lâm nghiệp của huyện. Đất phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau và có đặc trưng đa dạng.
a. Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa)
Loại đất này có diện tích 13.224,79 ha, chiếm 14,51% DTTN phân bố tập trung ở các xã Phong Huân, Đại Sảo, Bằng Phúc, Yên Mỹ, Yên Nhuận, Đông Viên, Rã Bản ở địa hình đồi, núi dốc lớn, chia cắt mạnh. Đá mẹ chủ yếu là đá granit, khi phong hoá cho đất có màu chủ đạo là vàng đỏ, thành phần cơ giới nhẹ.
Bảng 3.22. Tính chất lý, hoá học của đất vàng đỏ trên đá macma axit
Độ
sâu pHKCl OM
(%) Tổng số (%) P2O5
(mg/ CEC
tầng đất
(cm) Dung trọng (g/cm3)
N P2O5 K2O 100g
đất)
Cation trao đổi (meq/
100g đất)
(meq/
100g đất)
Thành phần cơ giới (%) theo cấp hạt
(mm)
Ca2+ Mg2+ 2,0 - 0,05
0,05 - 0,002
<0,002
0 -
25 1,02 5,45 1,67 0,16 0,11 1,57 5,20 3,04 1,12 16,99 52,00 30,80 17,20 25 -
65 1,08 5,22 1,30 0,08 0,08 1,32 4,12 2,60 0,86 13,18 49,80 30,60 19,60 65 -
125 1,18 4,90 0,78 0,04 0,06 1,15 2,60 2,23 0,90 7,88 42,70 32,00 25,30
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu đất)
Bảng 3.22 cho thấy: Đất có phản ứng chua vừa (pHKCl= 4,98 - 5,45); OM ở tầng đất mặt trung bình (1,67%) tầng cuối thấp (0,78%); lân tổng số ở tầng đất mặt khá (0,11%), các tầng đất sâu trung bình (0,06 - 0,08%); đạm tổng số dao động từ nghèo đến giàu (0,04 - 0,16%); kali tổng số ở mức trung bình (1,32 - 1,57%). Lân dễ tiêu rất nghèo (2,60 - 5,20 mg/100g đất). Hàm lượng cation kiềm trao đổi trong đất thấp (3,13 - 4,16 meq/100 g đất). Dung tích hấp thu tầng đất mặt khá (16,99 meq/100g đất), ở các tầng đất sâu thấp (7,88 - 13,18 meq/100 g đất). Thành phần cơ giới đất phổ biến là thịt nhẹ, dung trọng trung bình (1,02 - 1,18 g/cm3).
Nhìn chung, đây là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấu trúc kém, tầng đất mỏng, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém, độ phì nhiêu thấp hơn các loại đất đỏ vàng khác. Nơi đất ít dốc, tầng đất dày có thể trồng các cây lâu năm như chè, hồi, quế, hồng, cam, quýt hoặc các cây lương thực như ngô, khoai, sắn, lúa nước. Nơi đất dốc, tầng đất mỏng cần dành để phát triển rừng hoặc xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp. Cần lưu ý áp dụng quy trình canh tác bảo vệ đất trên đất dốc (trồng cây theo đường đồng mức, che phủ đất nhất là vào mùa mưa).
b. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)
Loại đất này có diện tích 60.583,55 ha, chiếm 66,48% DTTN, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.
Bảng 3.23. Tính chất lý, hoá học đất đỏ vàng trên đá phiến sét
Độ sâu tầng
Dung trọng (g/cm3)
pHKCl OM (%)
Tổng số (%)
P2O5
(mg/
Cation trao đổi (meq/
100g đất)
CEC
Thành phần cơ giới (%) theo cấp hạt
(mm) N P2O5 K2O
đất (cm)
100g
đất) Ca2+ Mg2+
(meq/
100g đất)
2,0 - 0,05
0,05 - 0,002
<0,002
0 -
30 1,06 4,98 3,24 0,18 0,06 1,86 5,90 5,36 3,11 20,86 33,62 40,18 26,20 30 -
63 1,22 4,96 2,16 0,13 0,04 1,98 5,00 1,48 1,22 9,86 23,86 38,92 37,22 63 -
125 1,24 4,86 0,70 0,05 0,02 2,06 4,00 1,62 0,96 8,64 21,72 37,13 41,15
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu đất)
Số liệu ở bảng 3.23 cho thấy: Đất có phản ứng chua vừa (pHKCl = 4,86 - 4,96);
chất hữu cơ ở 2 tầng đất trên khá (2,16 - 3,24%); đạm tổng số 2 tầng đất trên khá (0,13 - 0,18%); ở tầng đất cuối nghèo (0,05%); lân tổng số nghèo (0,02 - 0,06%); lân dễ tiêu nghèo (4,00 - 5,90 mg/100 g đất); kali tổng số trung bình (1,86 - 2,06%);
cation trao đổi ở tầng đất mặt khá (8,47 meq/100 g đất); ở các tầng đất sâu thấp (2,58 - 2,70 meq/100 g đất); dung tích hấp thu ở tầng đất mặt khá (20,86 meq/100 g đất), ở các tầng đất sâu ở mức thấp (8,64 - 9,86 meq/100 g đất).
Thành phần cơ giới từ thịt đến sét; dung trọng trung bình đến cao (1,06 - 1,24 g/cm3).
Nhìn chung, đất đỏ vàng trên đá phiến sét có độ phì tự nhiên khá hơn các loại đất đỏ vàng khác. Loại đất này đã và đang được sử dụng hiệu quả trong phát triển nông lâm nghiệp. Ở đây có thể trồng các cây lâm nghiệp như keo, bạch đàn và cây lâu năm như chè, quế, cam, quýt…
c. Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Hs)
Loại đất này có diện tích 518,98 ha, chiếm 0,57% DTTN, phân bố ở các xã Yên Mỹ, Yên Thượng, Rã Bản.
Hiện nay trong huyện các vùng đất dốc < 200, tầng đất dày > 100 cm, giao thông thuận lợi đã được khai thác trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm. Tuy nhiên, diện tích đất hoang hoá chưa được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều cần được đầu tư đưa vào sử dụng.
Bảng 3.24. Tính chất lý, hoá học của đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất
Độ sâu tầng
Dung trọng (g/cm3)
pHKCl OM (%)
Tổng số (%)
P2O5
(mg/
Cation trao đổi (meq/
100g đất)
CEC
Thành phần cơ giới (%) theo cấp hạt
(mm) N P2O5 K2O
đất (cm)
100g đất)
Ca2+ Mg2+
(meq/
100g đất) 2,0 -
0,05 0,05
- 0,002
<0,002
0 -
18 1,02 5,40 2,88 0,12 0,07 0,87 6,00 1,36 1,12 21,60 26,50 51,70 21,80 18 -
60 1,10 5,36 1,35 0,08 0,04 0,64 6,00 1,50 1,14 16,31 23,20 56,80 20,00 60 -
125 1,17 5,10 0,83 0,05 0,03 0,56 4,00 1,64 0,96 18,60 31,90 46,80 21,30
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu đất)
Số liệu bảng 3.24 chỉ rõ: đất có phản ứng ít chua (pHKCl = 5,10 - 5,40); chất hữu cơ ở tầng đất mặt khá (2,88%); ở các tầng đất sâu từ nghèo đến trung bình (0,83 - 1,35%); đạm tổng số tầng mặt khá (0,12%); ở tầng đất cuối nghèo (0,05%); lân tổng số từ nghèo đến trung bình (0,03 - 0,07%); kali tổng số nghèo (0,56 - 0,87%); lân dễ tiêu nghèo (4,00 - 6,00 mg/ 100g đất); tổng cation kiềm trao đổi thấp (2,60 - 2,64 meq/100 g đất); dung tích hấp thu từ trung bình đến khá (16,31 - 21,60 meq/100 g đất); thành phần cơ giới phổ biến là thịt pha limon; dung trọng trung bình (1,02 - 1,17 g/cm3).
d. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha)
Diện tích 3.632,92 ha, chiếm 3,99% DTTN, phân bố ở các xã Ngọc Phái, Rã Bản, Quảng Bạch…
Bảng 3.25. Tính chất lý, hoá học của đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit
Độ sâu tầng
đất (cm)
Dung trọng (g/cm3)
pHKCl OM (%)
Tổng số (%)
P2O5
(mg/
100g đất)
Cation trao đổi (meq/
100g đất)
CEC (meq/
100g đất)
Thành phần cơ giới (%) theo cấp hạt
(mm) N P2O5 K2O
Ca2+ Mg2+ 2,0 - 0,05
0,05 - 0,002
<0,002
0 -
22 1,20 4,59 1,86 0,10 0,03 0,65 4,00 0,58 0,20 18,00 35,60 45,50 18,90 22 -
60 1,21 4,75 1,65 0,08 0,04 0,62 4,00 0,47 0,18 16,00 32,80 47,10 20,10 60 -
125 1,24 4,85 1,15 0,07 0,02 0,60 3,00 0,41 0,13 15,00 18,00 63,10 18,90
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu đất)
Số liệu bảng 3.25 chỉ rõ: đất có phản ứng chua (pHKCl = 4,59 - 4,85); OM nghèo (1,15 - 1,86%); đạm tổng số nghèo đến trung bình (0,07 - 0,10%); lân tổng số rất nghèo (0,02 - 0,04%); kali tổng số nghèo (0,60 - 0,65%); lân dễ tiêu nghèo (3,0 -
4,0 mg/ 100 g đất); tổng cation kiềm trao đổi thấp (0,54 - 0,78 meq/100 g đất); dung tích hấp thu trung bình (15 - 18 meq/100 g đất); thành phần cơ giới phổ biến là thịt pha limon; dung trọng cao (1,20 - 1,24 g/cm3).
Nhìn chung, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit ở huyện Chợ Đồn có độ phì thấp, tầng đất mỏng. Hiện loại đất này đang được sử dụng trồng một số cây như: ngô, lạc, khoai môn, cây ăn quả như hồng, cam, quýt.
e. Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk) Loại đất này có diện tích 633,92 ha, chiếm 0,69% DTTN.
Bảng 3.26. Tính chất lý, hoá học đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính
Độ sâu tầng
đất (cm)
Dung trọng (g/cm3)
pHKCll OM (%)
Tổng số (%)
P2O5
(mg/
100g đất)
Cation trao đổi (meq/
100g đất)
CEC (meq/
100g đất)
Thành phần cơ giới (%) theo cấp hạt
(mm) N P2O5 K2O
Ca2+ Mg2+ 2,0 - 0,05
0,05 - 0,002
<0,002
0-
15 0,92 3,94 2,21 0,14 0,08 0,82 2,80 2,80 0,60 17,66 38,96 24,89 36,15 15 -
40
1,03 3,93 1,28 0,08 0,06 0,84 1,60 1,60 0,30 15,38 30,16 22,86 46,98 40 -
70
1,08 4,14 0,19 0,02 0,05 0,93 1,50 1,30 0,40 15,83 31,27 22,17 46,56 70 -
125 1,11 4,27 0,12 0,01 0,04 0,71 1,60 1,60 0,30 12,22 34,91 22,26 42,83
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu đất)
Số liệu ở bảng trên chỉ rõ: đất có phản ứng rất chua (pHKCl = 3,93 - 4,27); chất hữu cơ và đạm tổng số tầng mặt trung bình (tương ứng là 2,21% và 0,14%); ở các tầng đất sâu đều rất nghèo (0,12 - 0,19% và 0,01 - 0,02%; lân tổng số từ nghèo đến trung bình (0,04 - 0,08%); kali tổng số nghèo (0,71 - 0,93%); lân dễ tiêu rất nghèo (1,50 - 2,80 mg/100g đất); tổng cation kiềm trao đổi thấp (1,9 - 3,4 meq/100 g đất);
dung tích hấp thu từ thấp đến trung bình (12,22 - 17,66 meq/ 100 g đất); thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét; dung trọng trung bình (0,92 - 1,11 g/cm3).
Đất nâu đỏ trên đá macma ba dơ và trung tính, đa số có tầng đất dày, tơi xốp, độ phì khá, thuận lợi cho việc phát triển các cây lâu năm (chè, cây ăn quả á nhiệt đới) và các cây trồng cạn hàng năm.
f. Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv)
Loại đất này có diện tích 191,39 ha, chiếm 0,21% DTTN tập trung ở xã Nam Cường. Đất có thành phần cơ giới nặng, độ phì trung bình, tầng đất trung bình. Ở địa hình bằng thoải thích hợp trồng ngô, đậu, đỗ. Ở địa hình dốc >150 tầng đất trung bình có thể trồng các cây ăn quả như mận, lê… Sử dụng loại đất này cần đặc biệt lưu ý đến các biện pháp giữ ẩm, chống khô hạn, nhất là vào mùa khô.
3.3.2.4. Đánh giá chung về đặc điểm, tính chất của các nhóm đất
* Nhóm đất phù sa: có lớp phủ không dày, do lượng mưa lớn, nước chảy xiết, nên quá trình rửa trôi, xói mòn diễn ra mạnh theo chiều ngang và chiều thẳng đứng của phẫu diện đất. Thể hiện rõ sự phân dị về thành phần cơ giới, độ chua và hàm lượng cation trao đổi, các tầng đất mặt thường có thành phần cơ giới nhẹ, đất chua hơn, hàm lượng mùn và đạm thấp, lân tổng số trung bình, kali tổng số khá.
Đất phù sa là nhóm đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hiện tại cũng như lâu dài. Vì vậy cần xem xét cụ thể đặc điểm của từng địa hình để bố trí cây trồng cho hợp lý.
* Nhóm đất đỏ vàng: chịu ảnh hưởng của quá trình phân giải mạnh, hàm lượng chất hữu cơ không cao. Dù phát triển trên đá mẹ axít hay trung tính thì đều có phản ứng chua (pHKClbiến động trong phạm vi từ 4,2 - 5,8). Đạm tổng số nghèo. Phần lớn các loại đất có hàm lượng lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu ở mức trung bình. Thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình.
Nhóm đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm (chè, quế...), cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Do vậy, cần có định hướng quy hoạch cụ thể để có thể khai thác hết tiềm năng thế mạnh của đất.
* Nhóm đất thung lũng: Do địa hình thung lũng nên đặc điểm của loại đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ phụ thuộc nhiều vào tính chất đất đai của các vùng đồi núi xung quanh như thành phần cơ giới, độ chua, mức độ lẫn đá và sỏi sạn…
So với đất đai trên các đồi núi xung quanh, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ thường có màu sẫm và xỉn hơn, đất chua hơn, hữu cơ và đạm tổng số cao hơn.
Trên loại đất này ở những nơi thuận lợi nguồn nước nên bố trí trồng lúa, còn những nơi chỉ nhờ nước trời thì nên bố trí trồng màu.
Có thể thấy, huyện Chợ Đồn có tài nguyên đất khá phong phú, chất lượng đất tương đối tốt thích hợp với sản xuất nông lâm nghiệp, được phân bố trên các dạng địa hình khác nhau, có đặc điểm phát sinh, nông học và tiềm năng sử dụng đa dạng. Với việc xác định rõ diện tích và đặc điểm lý, hoá học của từng nhóm, từng loại đất thì đây là cơ sở quan trọng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững cho huyện trong thời gian tới.