Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.2.3. Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Căn cứ vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kết hợp với điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất và điều tra phỏng vấn nông hộ đề tài đã xác định được các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể tại bảng 3.6.
Bảng 3.6. Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn
ĐVT: ha
LUT
chính LUT Kiểu sử dụng đất
Tổng diện
tích
Diện tích chia theo tiểu vùng
Tiểu vùng
1
Tiểu vùng
2
Tiểu vùng
3
1. Cây hàng
năm
1.1. Chuyên lúa (LUT 1)
1. Lúa Xuân - Lúa mùa 1.890,00 662,5 426,45 801,0 2. Lúa mùa sớm 236,82 67,7 65,9 103,22
1.2. Lúa - màu (LUT 2)
3. Lúa Xuân - Lúa mùa -
Khoai lang Đông 65,95 22,5 11,0 32,45 4. Lúa Xuân - Lúa mùa -
Rau Đông 105,10 12,0 55,6 37,5
5. Ngô Xuân - Lúa mùa 260,60 83,3 85,5 91,8 6. Lạc xuân - Lúa mùa 99,03 38,0 9,5 51,53 7. Thuốc lá - Lúa mùa 22,90 0,4 22,5 0
1.3. Chuyên màu (LUT3)
8. Ngô Xuân - Ngô mùa 508,00 197,5 156 154,5 9. Ngô Hè thu 617,00 469,7 123,5 23,8 10. Đậu tương xuân - Ngô
mùa 42,00 32,5 7,0 2,5
11. Khoai môn 53,30 21,8 8,5 23,0
12. Sắn 300,8 75,0 70 155,8
2. Cây
lâu năm
2.1. Cây
CNLN (LUT4) 13. Chè 658,71 0 658,71 0
2.2. Cây ăn quả (LUT5)
14. Cam quýt 434,00 17,0 104,3 312,7
15. Hồng 302,7 188,6 83,1 31,0
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Đồn và kết quả điều tra)
Huyện Chợ Đồn có 2 loại sử dụng đất chính là cây hàng năm và cây lâu năm với 5 LUT và 16 kiểu sử dụng đất. LUT chuyên lúa có 2 kiểu sử dụng đất là 2L (Lúa Xuân - Lúa mùa) và 1L (Lúa mùa sớm); LUT lúa màu có 5 kiểu sử dụng đất; LUT chuyên màu có 6 kiểu sử dụng đất; LUT cây công nghiệp lâu năm (CCNLN) có 1 kiểu sử dụng đất là chè; LUT cây ăn quả có 2 kiểu sử dụng đất cam, quýt và hồng không hạt.
3.2.3.2. Mô tả các loại sử dụng đất (LUT) a. LUT 1: Chuyên lúa
- 2L (kiểu sử dụng đất: Lúa Xuân - Lúa mùa): Đây là loại sử dụng đất được trồng phổ biến trên các địa hình bằng, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt của huyện. Thành phần cơ giới từ cát pha đến đất thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, với tổng diện tích là 1.818 ha
được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.
+ Vụ xuân: được gieo cấy vào đầu tháng 2 tới giữa tháng 2, các giống chủ yếu là lúa thuần, Hoa khôi 4, Khang dân đột biến, Q.ưu1,...
+ Vụ mùa: Bắt đầu gieo cấy vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 ngay sau khi thu hoạch vụ Xuân xong. Giống lúa chủ yếu là Bao thai vì vậy thời gian sinh trưởng dài, đến đầu tháng 11 mới có thể cho thu hoạch. Do vậy, Chợ Đồn không thể trồng được Ngô vụ đông trên đất ruộng 2 vụ lúa như một số vùng khác.
- 1L (Lúa mùa sớm): gieo trồng các giống lúa như: Bao thai, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Nếp 97, … có thời gian sinh trưởng từ 105 - 115 ngày, năng suất cây trồng trung bình 48 - 50 tạ/ha/vụ.
b. LUT 2: Lúa màu (có 2 nhóm thuộc kiểu sử dụng đất: 2LM và 1LM) + Nhóm 1: 2 lúa - màu:
Loại sử dụng đất này chủ yếu được trồng trên đất phù sa chua kết von nông và ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có kiểu sử dụng đất là: Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông, Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau Đông.
Lúa Xuân muộn: Gieo 5/2 - 25/2 với các giống lúa: Lúa khang dân, thái bình,… có thời gian sinh trưởng ngắn.
Lúa mùa (Mùa muộn) sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 105 - 110 ngày như nếp, bao thai.
Rau Đông: Thường trồng các loại rau như cải, bầu bí, ... và một số cây rau vụ đông khác.
Khoai lang Đông: được trồng ở những thửa ruộng có địa hình vàn thấp, thành phần đất cát pha, thịt nhẹ. Năng suất đạt từ 1,6 đến 2 tạ/sào Bắc bộ.
Thời vụ gieo trồng bất đầu từ cuối tháng 10 và thu hoạch vào đầu tháng 12.
Lượng giống cho 1 sào là 6 đến 8 kg/sào.
+ Nhóm 2: 1LM
Kiểu sử dụng đất này chủ yếu là: Lạc Xuân - Lúa mùa, Ngô Xuân - Lúa mùa;
thuốc lá - Lúa mùa. Lúa mùa được trồng tương tự như đất 2 lúa, vụ xuân luân canh
cây trồng lạc, ngô, thuốc lá. LUT này được trồng trên địa hình vàn cao, thành phần cơ giới thịt trung bình, không chủ động được nước tưới.
- LUT 3: Loại sử dụng đất chuyên màu
Loại sử dụng đất này được trồng chủ yếu trên các bãi soi, bãi bồi ven sông, chủ động được tưới tiêu nước, đất có thành phần cơ giới nhẹ hay cát pha hoặc trồng trên địa hình đồi cao đất có thành phần cơ giới nhẹ, chế độ nước không chủ động.
Các kiểu sử dụng đất đặc trưng:
+ Ngô Xuân - ngô mùa: được trồng ở hầu hết các xã trong huyện, ngô được trồng chủ yếu ở các bãi bồi ven sông và địa hình thung lũng.
Ngô Xuân: Thời vụ bắt đầu từ 15/2 đến 20/3 hàng năm. Giống sử dụng trong sản xuất là các loại giống ngô lai như: CP999, CK4300, NK47… thời gian sinh trưởng 115 - 120 ngày.
Ngô mùa: bắt đầu trồng từ 15/7 đến 10/8. Giống sử dụng là các loại giống ngô lai như: CP 999, NK 4300…thời gian sinh trưởng 115 - 120 ngày.
+ Đậu tương thường được người dân trồng chủ yếu trên đất đồi, mỗi năm chỉ trồng một vụ, diện tích nhỏ và tập trung thành từng vùng, vì cây đỗ tương hay bị bọ xít phá hoại, làm tập trung sẽ giảm thiệt hại cho người dân. Cây đỗ tương ít được trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác và ít được trồng xen với đất trồng màu vì người dân chưa hiểu biết về lợi ích của cây đỗ tương với lại thói quen trồng xen canh chưa phổ biến trong địa phương.
+ Thuốc lá: được đánh giá là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác và phần lớn diện tích thuốc lá được nhân dân gieo trồng trên những chân ruộng không chủ động nước. Giống thuốc lá chủ yếu là GL7 và C9 - 1, đây là giống đã được tiến hành khảo nghiệm qua vụ trước cho thấy phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và cho năng suất, chất lượng cao do Công ty Cổ phần Hoàng Liên Sơn cung cấp.
+ Sắn là cây công nghiệp hàng năm được người dân trồng vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và được trồng trên những diện tích đất đồi ít màu mỡ. Người dân trồng sắn tận dụng thời gian nông nhàn chờ mùa vụ, do vậy ít được chăm sóc năng suất cũng không cao.
+ Khoai môn: Thường được trồng vào tháng 1, tháng 2 hàng năm, chủ yếu trồng trên đất đồi, nương, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ. Giống khoai bà con sử dụng chủ yếu là giống địa phương. Được trồng nhiều ở các xã Ngọc Phái, Rã Bản, Bản Thi, Tân Lập, Phương Viên...
c. LUT 3: Cây công nghiệp lâu năm (chè)
Cây chè được trồng chủ yếu ở xã Bằng Phúc với các giống chè đặc sản là chè Shan tuyết, chè Thiên Phúc.
d. LUT 4: Cây ăn quả
Hiện nay, trên địa bàn huyện không có vùng chuyên canh cho cây ăn quả, các vườn cây ăn quả đa phần là vườn tạp, trong đó trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau.
Tuy nhiên, theo tiểu vùng nghiên cứu có 3 loại cây ăn quả đang được huyện chú trọng phát triển và đã có chỉ dẫn địa lý là cam quýt và cây hồng không hạt.
- Cây cam, quýt được trồng ở trên đồi có độ dốc thấp. Diện tích trồng nhiều ở các xã Rã Bản, Phương Viên, Đông Viên, Đại Sảo và Ngọc Phái. Đa phần các vườn cam, quýt ở Chợ Đồn hiện nay đã cho thu hoạch, năng suất cao đạt khoảng 58 tạ/ha.
- Hồng không hạt: bao gồm hai loại là hồng không hạt “tháng 8 - 9” và hồng không hạt “tháng 9 -10”. Hồng không hạt "tháng 8 - 9” thường được trồng ở bờ ruộng, bờ ao hoặc trong vườn nhà - nơi có nguồn nước thuận lợi, chủ động tưới tiêu, khối lượng từ 15 - 18 quả/kg. Hồng không hạt "tháng 9 - 10" được trồng chủ yếu ở vườn đồi - nơi có địa hình dốc, nguồn nước cung cấp ít hơn nên quả ngắn, hơi tròn; vỏ quả màu vàng sẫm; thịt quả màu vàng sáng; quả không có hạt; tai quả to, có 4 tai; quả cứng và không chát, vị ngọt dịu sau khi ngâm; quả ít cát đường; khối lượng từ 25 - 30 quả/kg. Hồng được trồng nhiều ở các xã Quảng Bạch, Ngọc Phái, Nam Cường, Đồng Lạc...