Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.2.4. Đánh giá hiệu quả các LUT sản xuất nông nghiệp
Để có cơ sở đề xuất sử dụng đất trong tương lai theo hướng hiệu quả cao và bền vững cho huyện Chợ Đồn, hiệu quả sử dụng đất của các LUT được đánh giá trên cơ sở 3 nhóm tiêu chí: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
3.2.4.1. Hiệu quả kinh tế a. Tiểu vùng 1
Gồm các LUT 1,2,3,5 được phân bố tại các xã Nam Cường, Đồng Lạc, Tân Lập, Xuân Lạc, Bản Thi, Yên Thịnh, Yên Thượng, Quảng Bạch. LUT sản xuất nông nghiệp chính của vùng này gồm lúa, ngô, khoai và cây ăn quả (hồng).
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 1 (Tính bình quân /1 ha)
LUT
Kiểu sử dụng
đất
GO (1000đ)
Phân cấp mức độ
IC (1000đ)
Phân cấp mức
độ
VA (1000đ)
Phân cấp mức
độ
VA/IC (lần)
Phân cấp mức độ
Hlđ (1000đ/công)
Phân cấp mức độ
Đánh giá chung
LUT1 1.Lúa Xuân - Lúa mùa
88.116,58 M 27.936,52 M 60.180,06 H 2,15 H 113,33 L M
2. Lúa
mùa sớm 43.166,10 L 13.114,30 L 30.051,80 L 2,29 H 98,21 VL L
LUT2 3.Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông
164.526,58 VH 49.103,22 VH 115.423,36 VH 2,35 H 142,67 L H
4. Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau Đông
117.638,01 H 34.736,52 M 82.901,49 H 2,39 H 123,73 L M
5. Thuốc lá - lúa mùa
114666,10 H 41067,56 H 73598,54 M 1,79 M 121,45 H M
6. Ngô Xuân - Lúa mùa
71.419,23 M 26.509,58 M 44.909,65 L 1,69 M 96,37 VL L
7. Lạc Xuân - Lúa mùa
53.6.1.38,00 L 17.924,12 L 35.813,88 VL 3,2 VH 130,00 L L
LUT3
8. Ngô Xuân - Ngô mùa
53.816,76 L 25.795,28 M 28.021,48 VL 1,09 L 93,40 VL L
9. Ngô Hè
Thu 27.739,29 VL 12.450,00 L 15.289,29 VL 1,23 L 89,94 VL L
10. Đỗ tương Xuân - Ngô mùa
69.756,20 M 23.215,10 L 46.541,10 L 2,00 M 152,59 M L
11. Khoai
môn 66.700,00 M 9.522,58 VL 57.177,42 M 6,01 VH 153,71 M M
12. Sắn 8.310,00 VL 4.963,84 VL 3.346,16 VL 0,67 VL 40,30 VL L
LUT5
13. Cam
quýt 87.200,00 M 14.500,00 L 72.700,00 M 5,01 VH 278,00 H M
14. Hồng 131.293,69 VH 22.388,00 VH 108.905,69 VH 4,86 VH 345,73 VH H
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)
(Ghi chú: VH: rất cao; H: cao; M: trung bình; L: thấp; VL: rất thấp) Qua bảng 3.7 cho thấy:
- LUT chuyên lúa: có 2 kiểu sử dụng đất, kiểu sử dụng đất 2L (Lúa Xuân - Lúa mùa) cho hiệu quả kinh tế cao hơn kiểu sử dụng đất 1L. Đây là kiểu sử dụng đất truyền thống của tiểu vùng được trồng trên những thửa đất có địa hình bằng phẳng hoặc thung lũng như đất phù sa và đất dốc tụ, chi phí thấp, dễ trồng. Kiểu sử dụng đất Lúa mùa được trồng trên những chân ruộng không chủ động tưới do địa hình cao, do vậy năng suất lúa không cao, hiệu quả kinh tế thấp.
- LUT lúa - màu: có các kiểu sử dụng đất:
+ Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông: cho hiệu quả kinh tế cao nhất, vì người dân đa phần sử dụng giống khoai Nhật Bản cho năng suất cao, thị trường tiêu thụ khá ổn định, giá khoai từ 15.000 - 20.000 đ/kg. Tuy nhiên, chi phí của kiểu sử dụng đất này cũng rất cao (49.103,22 nghìn đồng) và đòi hỏi trồng trên đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ nên ít hộ gia đình ở tiểu vùng này trồng được.
+ Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau Đông: cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình. Vì trồng rau yêu cầu nhiều công lao động nên thu nhập của người dân không cao (123,73 nghìn/công).
+ Kiểu sử dụng đất 1LM: Giữa các công thức luân canh có sự chênh lệch không lớn về hiệu quả kinh tế. Kiểu sử dụng đất Lạc Xuân - Lúa mùa cho hiệu quả đồng vốn rất cao (3,2 lần) gấp gần 2 lần so với Ngô Xuân - Lúa mùa. Vì lạc phải đầu tư ít mà giá bán lại cao hơn ngô.
- LUT chuyên màu có 4 kiểu sử dụng đất được phân bố chủ yếu tại các khu vực ven sông hoặc đất dốc từ 80-120, đất đai thích hợp cho trồng màu. Hiệu quả kinh tế có sự phân cấp rõ rệt giữa các kiểu sử dụng đất, từ rất thấp đến trung bình và cao. Cao nhất là kiểu sử dụng đất khoai môn với thu nhập thuần là 57.177,42 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động là 153,71 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn đạt 6,01 lần do chi phí trồng khoai môn thấp, người dân đa phần sử dụng giống khoai địa phương do gia đình để lại từ mùa trước nên không mất tiền mua giống, chỉ phải mua phân bón lót.
Kiểu sử dụng đất phổ biến nhất trong LUT này là Ngô Xuân - Ngô mùa do cây ngô có chi phí sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế nông hộ, thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chưa cao, đây chỉ là cây trồng phục vụ cho chăn nuôi của các hộ gia đình.
Thấp nhất trong LUT này là kiểu sử dụng đất sắn, tất cả chỉ tiêu GO, VA đều rất thấp (VL) vì sắn được người dân chủ yếu tận dụng trồng trên các địa hình cao, dốc, đất xấu... do vậy năng suất cây trồng không cao, giá bán rẻ (500 đ/kg) và không có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
LUT cây ăn quả của tiểu vùng 1 gồm 2 loại cây đặc trưng là quýt và hồng không hạt, đây là tiểu vùng có diện tích hồng lớn nhất của huyện được trồng nhiều ở các xã Đồng Lạc, Xuân Lạc, Quảng Bạch... năng suất hồng cao đạt trung bình từ 20 - 30
kg/cây, chất lượng hồng ngon, giá bán cao, ổn định từ 30.000 - 40.000 đ/kg. Quýt chủ yếu được trồng tại các vườn tạp, không trồng tập trung trên diện tích lớn như tiểu vùng 3 nên hiệu quả không cao.
b. Tiểu vùng 2
Tiểu vùng 2 với đặc trưng địa hình bằng phẳng gồm thị trấn Bằng Lũng và các xã Ngọc Phái, Bằng Lãng, Phương Viên, Bằng Phúc. Là vùng chuyển tiếp giữa địa hình núi cao và thung lũng thấp do vậy loại sử dụng đất chính của vùng là các loại cây trồng hàng năm như: lúa, ngô, khoai, rau, cây ăn quả (hồng) và cây công nghiệp lâu năm (chè).
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 2 (Tính bình quân /1ha)
LUT Kiểu sử dụng đất
GO (1000đ)
Phân
cấp IC (1000đ) Phân cấp VA
(1.000đ) Phân cấp VA/IC
(lần) Phân cấp
Hlđ (1000đ/
công) Phân
cấp Đánh
giá chung
LUT 1
1. Lúa Xuân - Lúa mùa
95.307,96 H 25.664,52 M 69.643,44 M 2,32 H 131,40 M H
2. Lúa
mùa sớm 42.598,98 L 11.114,30 L 31.484,68 L 2,83 H 102,89 M L
LUT 2
3. Lúa Xuân - Lúa mùa - khoai lang Đông
164.129,39 VH 46.231,22 VH 117.898,1
7 VH 2,55 H 145,73 M H
4. Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau Đông
113.557,96 H 30.164,52 M 83.393,44 H 2,76 H 135,82 M H
5. Thuốc lá - Lúa mùa
115.932,31 H 39.067,56 H 76.864,75 H 1,97 M 230,83 H H
6. Ngô Xuân - Lúa mùa
70.480,23 M 23.309,58 M 47.170,65 L 2,02 M 101,22 M L
7. Lạc Xuân - Lúa mùa
75.332,31 M 19.226,41 L 56.105,90 M 2,92 H 117,87 M M
LUT 3
8. Ngô Xuân - Ngô mùa
54.373,56 L 24.595,28 M 29.778,28 L 1,21 L 91,63 L L
9. Ngô Hè
Thu 24.743,75 VL 11.450,00 L 13.293,75 VL 1,16 L 79,13 VL L 10. Đậu
tương Xuân - Ngô mùa
61.225,58 M 27.667,78 M 33.547,80 VL 1,21 L 113,34 M L
11. Sắn 3.500,00 VL 875 VL 2.625,00 VL 3,00 H 75,00 VL L
12. Khoai
môn 62.850,00 M 8.720,08 VL 54.129,92 M 5,43 VH 143,54 L M LUT
4 13. Chè 128.900,00 VH 14.158,78 L 114.741,2
2 VH 8,10 VH 217,73 H H
LUT 5
14. Cam
quýt 72.600,00 M 15.400,00 L 57.200,00 M 3,71 VH 220,00 H H
15. Hồng 122.487,18 VH 22.388,00 M 100.099,1
8 VH 4,47 VH 317,78 VH H
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Bảng 3.8 cho ta thấy:
- LUT1: có 2 kiểu sử dụng đất
+ Lúa Xuân - Lúa mùa. Đây là kiểu sử dụng đất được ưu tiên hàng đầu trong canh tác tại tiểu vùng 2 vì ở đây có những cánh đồng lúa lớn tại Bằng Lũng, Ngọc Phái phù hợp với giống lúa Bao Thai Chợ Đồn nổi tiếng chất lượng tốt, năng suất cao và giá bán luôn ổn định. LUT này phổ biến trên toàn vùng, được người nông dân chấp nhận vì đòi hỏi chi phí vật chất không cao và ít bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết, đồng thời đảm bảo nhu cầu lương thực, cho tiêu dùng và chăn nuôi.
Tuy nhiên, so với các LUT khác thì LUT này chỉ đạt mức trung bình. Thu nhập thuần trên 1 ha đạt 69.643,99 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 131,4 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn là 2,32 lần.
+ Lúa mùa sớm:
- LUT2 (lúa màu) có 4 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế từ trung bình đến cao, đặc biệt là kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa mùa - khoai lang cho hiệu quả cao nhất;
kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau Đông cho hiệu quả thấp hơn vì ở đây người dân trồng một số loại rau phổ biến như cải, cải bắp, xu hào nên giá bán rẻ và trồng không tập trung do vậy hiệu quả không cao.
+ Kiểu sử dụng đất thuốc lá - lúa mùa được trồng tập trung tại xã Ngọc Phái, nhiều nhất là các thôn Nà Tùm, Cốc Thử, Bản Diếu, loại sử dụng đất này cho hiệu quả kinh tế tương đối cao do năng suất cao, giá bán ổn định (dao động từ 35.000 - 45.000 đ/kg tùy theo loại I, II...) và có thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt (Công ty Hoàng Liên nhận thu mua 100% thuốc lá của huyện). Tuy vậy, chi phí của LUT này cũng cao vì cần phải có củi hoặc than để sấy và đòi hỏi nhiều công lao động /ha (300 công/ha), nên hiện nay huyện đang phải khuyến khích người dân trồng và mở rộng diện tích thuốc lá trên những vùng đất kém hiệu quả đối với các cây trồng khác.
- LUT chuyên màu: có 5 kiểu sử dụng đất, nhưng kiểu sử dụng đất khoai môn là cho hiệu quả cao nhất. 4 kiểu sử dụng đất còn lại cho hiệu quả thấp, đặc biệt là sắn hiệu quả rất thấp, ngô và đỗ tương đa phần người dân trồng trên đất màu bãi ven sông hoặc dưới chân núi tuy năng suất khá cao và ổn định nhưng giá bán thấp nên hiệu quả không cao.
- LUT cây ăn quả chủ yếu của tiểu vùng 2 là cam, quýt và hồng không hạt.
Đây là tiểu vùng có diện tích hồng lớn thứ hai trên toàn huyện. Hồng không hạt ở tiểu
vùng này đạt hiệu quả cao vì dễ trồng và không mất nhiều chi phí và công chăm bón lại được về giá thành, trung bình giá đầu vụ từ 25.000 - 35.000 đồng/kg. Đặc biệt, đây là loại cây ăn quả có khả năng chịu hạn khá tốt, ít sâu bệnh, không cần phải đầu tư lớn như các loại cây ăn quả khác.
- LUT cây công nghiệp lâu năm (chè) của tiểu vùng 2 được trồng chủ yếu ở xã Bằng Phúc. Cây chè cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế cao. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, sản phẩm trà Bằng Phúc với 2 giống chè nổi tiếng là Shan tuyết và Thiên Phúc thì cây chè ở đây đang được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của huyện nói chung và tiểu vùng nói riêng.
c. Tiểu vùng 3
Tiểu vùng 3 là vùng đồi núi thấp, gồm các xã Rã Bản, Đông Viên, Đại Sảo, Lương Bằng, Nghĩa Tá, Phong Huân, Yên Nhuận, Bình Trung, Yên Mỹ. Các loại cây trồng đặc trưng chủ yếu của tiểu vùng 3 là lúa, khoai môn, cây ăn quả (cam, quýt).
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 3 (Tính bình quân /1ha)
LUT Kiểu sử
dụng đất GO (1000đ) Mức IC (1000đ) Mức VA (1.000đ) Mức VA/IC (lần) Mức
Hlđ (1000đ/c
ông)
Mức Đánh giá
LUT1
1.Lúa Xuân -
Lúa mùa 88.029,99 M 26.264,52 M 61.765,47 M 2,35 H 118,78 L M
2. Lúa mùa sớm 43.339,23 L 12.114,30 L 31.224,93 VL 2,58 H 107,67 L L
LUT2
3. Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông
157.854,99 VH 46.331,22 VH 111.523,77 VH 2,41 H 139,75 L M
4. Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau
Đông 93.345,09 H 32.450,20 M 60.894,89 M 1,88 M 90,62 L M
5. Ngô Xuân -
Lúa mùa 71.857,98 M 24.409,58 M 47.448,40 L 1,94 M 105,44 L L
6. Lạc Xuân -
Lúa mùa 66.739,23 M 20.226,41 L 46.512,82 L 2,30 H 102,23 L L
LUT3
7. Ngô Xuân -
Ngô mùa 54.945,07 L 24..495,28 M 30.449,79 VL 1,24 L 93,69 L L
8. Ngô Hè Thu 26.426,32 VL 12.200,00 VL 14.226,32 VL 1,17 L 86,22 L VL 9. Đỗ tương
Xuân - Ngô mùa
49.826,32 L 20.312,11 L 29.514,21 VL 1,45 L 89,44 L L
10. Sắn 3.022,50 VL 0,00 VL 3.022,50 VL 0,00 VL 38,67 L VL
11. Khoai môn 80.445,00 M 11.522,58 VL 68.922,42 M 5,98 VH 188,22 M H LUT5 12. Cam, quýt 115.695,24 H 14.800,00 L 100.895,24 H 6,82 VH 366,89 VH H
13. Hồng 91.293,69 H 28.388,00 M 62.905,69 M 2,22 H 199,70 M M
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Hiệu quả kinh tế của các LUT ở tiểu vùng 3 cụ thể như sau:
- LUT chuyên lúa: kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa mùa cho hiệu quả trung bình, còn Lúa mùa sớm trồng trên địa hình thấp trũng cho hiệu quả thấp.
- LUT lúa màu thì kiểu sử dụng đất Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông vẫn cho hiệu quả cao nhất như tiểu vùng 1 và 2. Các kiểu sử dụng còn lại cho giá trị trung bình và thấp.
- LUT chuyên màu: kiểu sử dụng đất Khoai môn cho hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất (80.445 nghìn đồng/ha) và thu nhập thuần (68.922,42 nghìn đồng/ha) đều ở mức cao. Chi phí cho loại cây trồng này lại rất thấp (11.522,58 nghìn đồng/ha). Tuy nhiên, giá bán khoai không ổn định, dao động từ 15.000 - 20.000 đ/kg vào đầu mùa, 10.000 đ/kg vào giữa mùa, khoai không sử dụng bảo quản nên dễ bị hư hỏng, không để được lâu nên hay bi tư thương ép giá. Do vậy, cần có những giải pháp về kỹ thuật bảo quản và thị trường để đưa cây trồng này phát triển trên toàn huyện.
+ Sắn là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế rất thấp được người dân tận dụng các mảnh đất đồi đã canh tác và ít màu mỡ để trồng. Do khả năng tiêu thụ loại nông sản này trên thị trường rất kém hầu như không tiêu thụ được nên chủ yếu được trồng để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của gia đình.
- LUT cây ăn quả của tiểu vùng 3 là cam, quýt và hồng. Cam, quýt được trồng nhiều ở các xã Đại Sảo, Rã Bản cho hiệu quả kinh tế cao, tổng giá trị sản xuất đạt 115.860 nghìn đồng/ha/năm; thu nhập thuần là 100.281,98 nghìn đồng/ha/năm; chi phí sản xuất ở mức trung bình (15578,02 nghìn đồng/ha/năm). Loại nông sản này tiêu thụ khá dễ trên thị trường với mức giá trung bình là 20.000 đồng/kg. Đây là kiểu sử dụng đất rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương nên cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao. Vì vậy, cần nghiên cứu các giải pháp nhân rộng loại hình này trong toàn huyện và mở rộng thị trường tiêu thụ đưa cây quýt thành thế mạnh của huyện.
Đây không phải là tiểu vùng có lợi thế về hồng như tiểu vùng 1,2, người dân chỉ trồng rải rác, không nhiều nên mức độ đầu tư chưa cao, do vậy hiệu quả kinh tế của hồng ở vùng này chỉ đạt mức trung bình.
3.2.4.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được đánh giá dựa trên các tiêu chí: thu nhập/công lao động; khả năng thu hút lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 3.10. Hiệu quả xã hội của các LUT sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1
LUT Kiểu sử dụng đất
Giá trị
ngày công Thu hút lao động Thị trường
tiêu thụ Đánh 1.000đ/ giá
công
Phân
cấp Công Phân cấp
Tình hình tiêu thụ
Phân cấp LUT1
1.Lúa Xuân - Lúa mùa 113,33 M 531 H Dễ H M
2. Lúa mùa sớm 98,21 L 306 M Dễ H L
LUT2
3.Lúa Xuân - Lúa mùa -
Khoai lang Đông 152,67 M 809 H Dễ H H
4. Lúa Xuân - Lúa mùa -
Rau Đông 123,73 M 671 H Trung bình H H
5. Thuốc lá - lúa mùa 121,45 M 606 H Dễ H H
6. Ngô Xuân - Lúa mùa 96,37 L 466 H Dễ H M
7. Lạc Xuân -
Lúa mùa 130,00 M 476 H Dễ H H
LUT3
8. Ngô Xuân - Ngô mùa 93,40 L 325 M Dễ H L
9. Ngô Hè Thu 89,94 L 170 L Dễ H L
10. Đậu tương Xuân - Ngô
mùa 152,59 M 305 M Dễ H M
11. Khoai môn 153,71 M 398 M Trung bình M M
12. Sắn 40,30 L 83 L Khó L L
LUT5
13. Cam quýt 278,00 H 261 M Trung bình M M
14. Hồng 345,73 H 222 M Dễ H H
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)
Bảng 3.11. Hiệu quả xã hội của các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 2
LUT Kiểu sử dụng đất
Giá trị ngày công Thu hút lao động Thị trường tiêu thụ
Đánh 1.000đ/ giá
công
Phân
cấp Công Phân cấp
Tình hình tiêu thụ
Phân cấp
LUT1 1. Lúa Xuân - Lúa mùa 131,40 M 530 H Dễ H M
2. Lúa mùa sớm 102,89 M 306 M Dễ H M
LUT2
3. Lúa Xuân - Lúa mùa -
khoai lang Đông 145,73 M 809 H Dễ H H
4. Lúa Xuân - Lúa mùa -
Rau Đông 135,82 M 614 H Dễ H H
5. Thuốc lá - Lúa mùa 230,83 H 333 M trung bình M M
6. Ngô Xuân- Lúa mùa 101,22 M 466 H trung bình M M
7. Lạc Xuân - Lúa mùa 117,87 M 476 H Dễ H H
LUT3
8. Ngô Xuân - Ngô mùa 91,63 L 325 M Trung bình M L
9. Ngô Hè Thu 79,13 L 168 L Trung bình M L
10. Đậu tương Xuân - Ngô
mùa 113,34 M 296 M Dễ H M
11. Sắn 75,00 L 180 L Khó L L
12. Khoai môn 143,54 M 377 M trung bình M M
LUT4 13. Chè 217,73 H 527 H trung bình M H
LUT5 14. Cam quýt 220,00 H 260 M trung bình M M
15. Hồng 317,78 H 315 M dễ H H
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)
Bảng 3.12. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 3
LUT Kiểu sử dụng đất
Thu nhập Thu hút lao động
Thị trường
tiêu thụ Đánh 1.000đ/ giá
công
Phân
cấp Công Phân cấp
Tình hình tiêu thụ
Phân cấp
LUT1 1. Lúa Xuân - Lúa mùa 118,78 M 520 H Dễ H M
2. Lúa mùa sớm 107,67 M 290 M Dễ H M
LUT2
3. Lúa Xuân - Lúa mùa
- Khoai lang Đông 139,75 M 798 H Dễ H M
4. Lúa Xuân - Lúa mùa
- Rau Đông 90,62 L 672 H Trung bình M L
5. Ngô Xuân - Lúa mùa 105,44 M 450 H Trung bình M M
6. Lạc Xuân - Lúa mùa 102,23 M 455 H Trung bình M M
LUT3
7. Ngô Xuân - Ngô
mùa 93,69 L 325 M Dễ H L
8. Ngô Hè Thu 86,22 L 165 L Trung bình M L
9. Đỗ tương Xuân -
Ngô mùa 89,44 L 330 M Dễ H L
10. Sắn 38,67 L 78 L Khó L M
11. Khoai môn 188,22 M 366 M Dễ H M
LUT5 12. Cam, quýt 366,89 H 275 M Dễ H H
13. Hồng 199,70 M 315 M Trung bình M M
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Bảng 3.10, 3.11 và 3.12 cho thấy:
* Về giá trị ngày công lao động: hầu hết các kiểu sử dụng đất ở tiểu vùng 2 cho giá trị cao hơn tiểu vùng 1 và tiểu vùng 3. So sánh giá trị ngày công của các loại hình sử dụng đất thì nhìn chung nhóm các LUT trồng cây ăn quả cho giá trị ngày công cao nhất, tiếp đến LUT cây công nghiệp lâu năm, LUT lúa - màu, chuyên lúa, chuyên màu.
Trong tất cả các kiểu sử dụng đất, cam quýt có giá trị ngày công cao nhất, đặc biệt là ở tiểu vùng 3, giá trị ngày công lao động của loại cây trồng này là 366,89 nghìn đồng/công cao hơn tiểu vùng 1,2 và cao gấp 2 - 3 lần so với các kiểu sử dụng đất khác vì đây là cây trồng lâu năm cần ít công lao động nhưng giá bán và thị trường ổn định vì vậy hiệu quả cao. Như vậy, có thể thấy, đối với một huyện miền núi như Chợ Đồn thì loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả (cam, quýt) là một trong những cây trồng mũi nhọn nâng cao đời sống cho người dân cần được tập trung phát triển. Ngoài ra, kiểu sử dụng đất Hồng không hạt tại tiểu vùng 1 và 2 cũng có giá trị ngày công lao động cao (>
300.000 đ/công lao động) đáp ứng được phần lớn nhu cầu nâng cao đời sống của người dân như: mua sắm được xe máy, tivi, tủ lạnh...
LUT lúa - màu ở tiểu vùng 2 có thu nhập cao hơn tiểu vùng 1 và 3 điển hình là kiểu sử dụng đất thuốc lá - lúa mùa. Đối với các kiểu sử dụng đất thuộc LUT lúa - màu còn lại có thu nhập thấp vì hiệu quả kinh tế thấp nhưng lại mất nhiều công lao động.
Các kiểu sử dụng đất cho giá trị công lao động thấp ở cả 3 tiểu vùng là sắn, ngô, lúa mùa sớm...
* Về khả năng thu hút lao động: là một huyện miền núi phần lớn lao động làm nghề nông vì vậy vấn đề giải quyết công ăn việc làm thu hút lao động rất quan trọng.
Những kiểu sử dung đất thu hút nhiều công lao động ở Chợ Đồn là Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông (809 công tại tiểu vùng 1,2 và 798 công ở tiểu vùng 3); tiếp đến là lúa Xuân - Lúa mùa - rau Đông (671 công); thuốc lá - Lúa mùa (606 công)...
Kiểu sử dụng đất cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao nhưng khả năng thu hút lao động thấp vì đây là các cây trồng lâu năm, được đánh giá tại thời điểm kinh doanh nên hàng năm công lao động chủ yếu chỉ phải làm trong thời gian thu hoạch là nhiều còn lại công tỉa cành và bón phân, chăm sóc cây không đáng kể, do vậy người dân ở các xã Rã Bản, Nam Cường.... nơi có diện tích cây ăn quả lớn thường tận dụng thời gian rảnh rỗi để phát triển chăn nuôi như lợn, gà, nhím, dũi... tăng thu nhập cho gia đình.
* Khả năng tiêu thụ sản phẩm và cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu tại chỗ:
trên 90% số hộ được hỏi cho rằng nhóm các cây trồng chuyên lúa, ngô, thuốc lá và 2 loại cây ăn quả là hồng không hạt và cam quýt có khả năng cao về đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm tại chỗ và có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong huyện, tỉnh vì đây là các loại cây trồng có thương hiệu, chất lượng ngon.
Ngoài ra, còn một số cây trồng có thị trường tiêu thụ còn hạn chế như Khoai môn, khoai lang, lạc, đỗ tương chỉ ở mức trung bình. Các loại cây trồng sắn, rau lại khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá bán thấp do chủ yếu bán tại các chợ địa phương và phục vụ cho nhu cầu trong gia đình. Do vậy, trong tương lai huyện cần mở rộng các vùng chuyên canh tạo nên chuỗi giá trị hàng hóa với sự liên kết của 4 nhà (nhà khoa học, nhà nước, doanh nghiệp và nông dân), mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các hội chợ thương mại để nâng cao giá trị của sản phẩm.
3.2.4.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất huyện Chợ Đồn được đánh giá thông qua các tiêu chí: (1) Tỷ lệ che phủ (diện tích che phủ và thời gian che phủ); (2)