Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.3.4. Phân hạng thích hợp đất đai huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
Yêu cầu sử dụng đất là những đòi hỏi về đặc điểm, tính chất đất đai để LUT có thể phát triển được trong tương lai (FAO, 1976). Mỗi loại sử dụng đất (cây trồng) đều có những yêu cầu sử dụng đất khác nhau.
Căn cứ vào yêu cầu sinh trưởng, sinh thái của các LUT và đặc điểm tính chất đất đai của huyện Chợ Đồn để xác định và phân cấp mức độ thích hợp của các LUT đã được lựa chọn (tại mục 3.2.6) theo các cấp: Rất thích hợp (S1); Thích hợp trung bình (S2); Ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N). Kết quả cụ thể tại bảng 3.29
Bảng 3.29. Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
TT LUT
Mức độ thích
hợp
Chỉ tiêu
G T pH I M SL D
1. 2 lúa
S1 1,2 2 3 1 3 1 2
S2 - 1 2 2 2 2 1
S3 - 3 - - - 3 3
N 3,4,5,6,7,8 - 1,4 3 1 4,5,6 -
2. 2 lúa-màu
S1 1,2 1 3 1 3 1 2
S2 - 2 2 2 2 2 1
S3 - - - - 3 3
N 3,4,5,6,7,8 3 1,4 3 1 4,5,6 -
3. 1 lúa-màu
S1 1,2 1 3 1 3 1 2
S2 - 2 2 2 2 2 1
S3 - 3 - - - 3 3
N 3,4,5,6,7,8 - 1,4 3 1 4,5,6 -
4. Khoai môn
S1 1,6,7 1 3 1 3,5,6 3 3
S2 4,5 2 4 2 2 4 2
S3 3 - 2 - 4 2 -
N 8 3 1 3 1 6,6 1
5. Chè
S1 5,6 2 2 1 3,5,6 2,3, 3
S2 3,4 3 1,4 2 4,2 1,4 2
S3 8,7 1 - - - 5 -
N 1,2 - 3 3 1 6 1
6. Cam, quýt
S1 5,6 2 3 1 3,5,6 3,4 3
S2 3,4 3 4 2 4,2 1,2 2
S3 8,7 1 2 - - 5 -
N 1,2 - 1 3 1 6 1
7. Hồng không hạt
S1 1,5,6 2 3 1 3,5,6 2,3, 3
S2 2,3,4 3 2,4 2 4,2 1,4 2
S3 8,7 1 - - - 5 -
N - - 1 3 1 6 1
Khái quát yêu cầu của các loại sử dụng đất được lựa chọn như sau:
Đất chuyên lúa: tốt nhất là đất phù sa ngòi suối, đất thung lũng dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước; thích hợp trung bình với đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến nặng, địa hình bằng phẳng, tưới tiêu chủ động, độ dốc < 30.
Đất lúa màu: tốt nhất là đất phù sa ngòi suối và đất thung lũng dốc tụ, thích hợp trung bình với đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, thành phần cơ giới thịt trung bình, nhẹ, độ dốc thấp từ 0 - 80.
Đất chuyên màu: tốt nhất là đất phù sa ngòi suối và thung lũng dốc tụ, thích hợp trung bình với đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất và đất biến đổi do trồng lúa nước, độ dốc dưới 8 độ hoặc từ 8 - 150, thành phần cơ giới từ cát pha, đến thịt nhẹ và đến thịt trung bình, độ dày tầng đất từ dày đến mỏng, có tưới chủ động thì sẽ tốt hơn.
Đất trồng cây CNLN (chè): thích hợp nhất với các loại đất đỏ vàng (Fa, Fs, Fv), thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, giàu mùn, chế độ nước chủ động, độ dốc từ 8 - 150, độ dày tầng đất > 50 cm, pH thích hợp nhất từ 4,5 - 5,5.
Đất cam quýt: tốt nhất là đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất, độ dốc thích hợp nhất là từ 8-150, còn trên 250 là không thích hợp, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tầng đất càng dày càng tốt.
Đất hồng không hạt: thích hợp trên nhiều loại đất, địa hình thích hợp nhất từ 0 - 80, độ dày tầng đất > 60 cm, pH trung tính, ít chua, đất giàu mùn.
3.3.4.2. Phân hạng thích hợp đất đai
Theo FAO (1976): “Phân hạng thích hợp đất đai là công đoạn so sánh đối chiếu giữa yêu cầu của các LUT với đặc điểm, tính chất của các LMU”.
Kết quả phân hạng thích hợp đất đai của huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn được thể hiện tại bảng 3.30
Bảng 3.30. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT huyện Chợ Đồn
LMU LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 LUT7 Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
LMU1 S1 S2 S1 S2 S2 S3 S1 389,85 0,43
LMU2 S1 S2 S1 S2 S2 S3 S1 302,99 0,33
LMU3 S1 S1 S1 S1 S2 S2 S2 452,32 0,5
LMU4 S1 S2 S1 S1 S2 S2 S1 4.521,23 4,96
LMU5 S1 S2 S1 S2 S2 S3 S1 106,78 0,12
LMU6 S2 S2 S2 S3 S3 S3 S3 460,58 0,51
LMU7 S1 S1 S1 S1 S2 S2 S2 750,06 0,82
LMU8 S3 S3 S2 S3 S3 S3 S2 312,25 0,34
LMU9 S1 S2 S1 S1 S2 S2 S1 19,63 0,02
LMU10 S1 S1 S1 S1 S2 S2 S2 12,15 0,01
LMU11 S1 S1 S1 S1 S2 S2 S2 17,2 0,02
LMU12 S2 S2 S2 S3 S3 S3 S3 23,94 0,03
LMU13 S2 S2 S2 S3 S3 S3 S3 26,1 0,03
LMU14 S1 S1 S1 S1 S2 S2 S2 24,63 0,03
LMU15 S1 S2 S1 S2 S2 S3 S1 24,89 0,03
LMU16 S3 S3 S2 S3 S3 S3 S2 20,32 0,02
LMU17 N N N S2 S2 S2 S3 53,53 0,06
LMU18 N N S3 S2 S1 S2 S1 63,21 0,07
LMU19 N N S3 S2 S1 S2 S1 23 0,03
LMU20 N N S3 S2 S1 S2 S1 51,65 0,06
LMU21 N N N S2 S2 S2 S3 1.982,10 2,17
LMU22 N N N N N N N 2.550,83 2,8
LMU23 N N N N N S3 N 3.604,16 3,95
LMU24 N N N S3 S2 S1 S3 1.618,35 1,78
LMU25 N N N N N N N 3.469,35 3,81
LMU26 N N N N N S3 N 4.326,52 4,75
LMU27 N N N N N S3 N 5.126,54 5,63
LMU28 N N N S3 S3 S2 S3 4.032,62 4,42
LMU29 N N N N N S3 N 8.001,36 8,78
LMU30 N N N N N S3 N 6.203,21 6,81
LMU31 N N N S3 S3 S2 S3 4.488,56 4,93
LMU32 N N N S3 S3 S2 S3 7.773,33 8,53
LMU33 N N N N N S3 N 8.818,87 9,68
LMU34 N N N N N S3 N 3.158,68 3,47
LMU35 N N N S3 S2 S1 S3 8.653,86 9,5
LMU36 N N N S3 S2 S1 S3 431,14 0,47
LMU37 N N N S3 S2 S1 S3 87,84 0,1
LMU38 N N N N N N N 1.220,07 1,34
LMU39 N N N N N N N 1.256,65 1,38
LMU40 N N N S3 S2 S1 S3 1156,2 1,27
LMU41 N N N N N S3 N 105,23 0,12
LMU42 N N N S3 S2 S1 S3 528,69 0,58
N N N N N N N N 4.885,18 5,36
Tổng diện tích 91.135,65 100
Ghi chú: LUT1 (Lúa Xuân - Lúa mùa); LUT2 (Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông); LUT3 (Thuốc lá - Lúa mùa); LUT4 (Khoai môn); LUT5 (Chè); LUT6 (Cam quýt); LUT7 (Hồng không hạt).
Bảng 3.31. Tổng hợp diện tích theo các cấp thích hợp của từng kiểu sử dụng đất ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
ĐVT: ha Hạng
thích hợp
LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 LUT7
S1 6.621,73 1.256,36 6.621,73 5.797,22 137,86 12.476,08 5.503,23 S2 510,62 5.875,99 843,19 2.998,00 21.133,44 24.265,22 1.588,93 S3 332,57 332,57 137,86 29.613,78 17.137,70 41.012,27 31.316,84 N 78.785,55 78.785,55 78.647,69 47.841,47 47.841,47 8.496,90 47.841,47 Bảng 3.30 và 3.31 cho thấy: Chợ Đồn là huyện miền núi với địa hình đồi núi là chủ yếu do vậy các LUT1, LUT2 là những kiểu cây trồng hàng năm 2L và 2LM diện tích đất không thích hợp (N) lớn (78.785,55 ha). LUT5 (chè) có diện tích rất thích hợp (S1) là 137,86 ha tập trung tại các đơn vị đất đai 18, 19, 20, các LMU này được phân bố chủ yếu ở xã Bằng Phúc (thuộc tiểu vùng 2), phần lớn diện tích còn lại có mức thích hợp trung bình. LUT6 - cam, quýt có diện tích rất thích hợp (S1) là (12.476,08 ha), điều này rất phù hợp với thực tế của địa phương vì đất đai ở đây chủ yếu là nhóm đất đỏ, thích hợp với trồng cây ăn quả. LUT chuyên màu (khoai môn) có diện tích S1 là 5.797,22 ha, là các LMU có thành phần cơ giới nhẹ, chế độ tưới tiêu chủ động.
Nhìn chung, kết quả phân hạng thích hợp đất đai của các LUT so với đặc điểm các LMU tại Chợ Đồn là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, để đề xuất cơ cấu sử dụng đất hợp lý mang tính hiệu quả cao, bền vững cần có những cơ sở lựa chọn khoa học và các giải pháp đồng bộ.
3.4. Kết quả theo dõi và đánh giá một số mô hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp bền vững tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn