Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 45)

6. Kết cấu của luận án

2.1.1. Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đưa ra định nghĩa về tiêu chuẩn như sau:

Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách đồng thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Tiêu chuẩn phải được dựa trên các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm và nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho cộng đồng” [5]

Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (WTO/TBT) cũng đưa ra định nghĩa về tiêu chuẩn là:

Tiêu chuẩn là tài liệu do một cơ quan được thừa nhận ban hành để sử dụng chung và nhiều lần, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình và phương pháp sản xuất có liên quan mà việc tuân thủ là không bắt buộc. Tài liệu này cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuận ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, yêu cầu về dán nhãn hoặc ghi nhãn được áp dụng cho một sản phẩm, quá trình hoặc phương pháp sản xuất”. [52]

30

Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006) giải thích từ ngữ như sau:

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. [24]

Từ điển Tiếng Việt năm 1998 cũng nêu định nghĩa về Tiêu chuẩn: “Điều quy định làm căn cứ để đánh giá” [51, tr.956].

Từ những khái niệm trên đây, có thể khái quát tiêu chuẩn là một loại hình văn bản chuyên dạng với những đặc điểm sau đây:

(i) Về khía cạnh bản chất, tiêu chuẩn là văn bản kỹ thuật và được tự nguyện áp dụng. Tiêu chuẩn chỉ trở thành văn bản pháp quy kỹ thuật và bắt buộc áp dụng khi được quy định áp dụng bằng văn bản pháp quy hoặc bằng văn bản thoả thuận giữa các pháp nhân. Đối tượng của tiêu chuẩn bao gồm:

sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; quá trình; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội.

(ii) Về khía cạnh xây dựng, tiêu chuẩn được thiết lập theo nguyên tắc thoả thuận/đồng thuận, công khai và minh bạch. Đặc điểm này là cơ sở cho việc tiến hành xây dựng tiêu chuẩn thông qua các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn với thành phần gồm đại diện của các bên liên quan đồng quyền lợi.

(iii) Về khía cạnh công bố, tiêu chuẩn được xây dựng và công bố bởi một tổ chức được thừa nhận. Điều này đảm bảo rằng tiêu chuẩn là một văn bản chính thức, được xây dựng theo quy trình, thủ tục quy định.

(iv) Về khía cạnh áp dụng, tiêu chuẩn được sử dụng chung và lặp đi, lặp lại nhiều lần. Do đó, tiêu chuẩn là văn bản được phổ biến rộng rãi để mọi

31

người, mọi tổ chức liên quan áp dụng trong phạm vi áp dụng được quy định và trong thời gian có hiệu lực.

(v) Về khía cạnh tính mục đích, tiêu chuẩn được áp dụng để nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Chính vì vậy, tiêu chuẩn không phải là văn bản bất biến mà nó cần được soát xét, sửa đổi, thay thế vào những thời gian thích hợp. Mặt khác, tiêu chuẩn chỉ đưa ra những quy định

“ngưỡng” chung phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ trong từng thời kỳ và các điều kiện áp dụng (luật pháp, địa lý, hạ tầng cơ sở, v.v...) chứ không hẳn là cao nhất.

(vi) Về khía cạnh cơ sở khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn thường được xây dựng dựa trên các kết quả của các nghiên cứu khoa học, công nghệ và kinh nghiệm nên chúng là những văn bản kỹ thuật chứa đựng những bí quyết công nghệ (know-how) tin cậy đối với người sử dụng.

- Khái niệm tiêu chuẩn quốc gia

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đưa ra định nghĩa về các cấp tiêu chuẩn trong đó nêu định nghĩa về tiêu chuẩn quốc gia như sau: “Tiêu chuẩn được Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi”. [5]

Theo Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (European Telecommunications Standards Institute - ETSI), tiêu chuẩn quốc gia được định nghĩa như sau: “Tiêu chuẩn được Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và công bố rộng rãi”. [101]

Theo Cơ quan tiêu chuẩn Australia: “Tiêu chuẩn quốc gia do Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hoặc các cơ quan được công nhận khác xây dựng. Tiêu chuẩn quốc gia Australia (ký hiệu là AS) được xây dựng trong phạm vi Australia hoặc được chấp nhận từ các tiêu chuẩn quốc tế”. [102]

Theo Luật Tiêu chuẩn (năm 2008) của Nam Phi:

32

Tiêu chuẩn quốc gia Nam Phi là tiêu chuẩn được Cơ quan Tiêu chuẩn quốc gia Nam Phi phê duyệt theo Luật này. Tiêu chuẩn là tài liệu đưa ra việc sử dụng chung và lặp lại, các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc điểm cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình và phương pháp sản xuất bao gồm thuật ngữ, ký hiệu, yêu cầu về bao gói, ghi nhãn hoặc dán nhãn khi áp dụng cho một sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc phương pháp sản xuất. [96]

Như vậy, định nghĩa về tiêu chuẩn quốc gia (một số nước còn gọi là tiêu chuẩn nhà nước) về cơ bản là giống nhau, là tiêu chuẩn do các Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tổ chức xây dựng và phổ cập rộng rãi. Tuỳ theo cơ chế quản lý ở mỗi nước, tiêu chuẩn được công bố hay được ban hành theo một thể thức nhất định. Tiêu chuẩn được công bố/ban hành sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên được gọi là tiêu chuẩn quốc gia, được mang ký hiệu đã đăng ký với tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và thông báo với tất cả các nước.

Bảng 2.1. Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của một số nước

Trong ASEAN Một số nước khác

Quốc gia Ký hiệu (Số lượng TCQG)

Quốc gia Ký hiệu (Số lượng TCQG) Việt Nam

Thái Lan Malaysia Singapo Indonesia

Philipin Cambodia

TCVN (9.550) TIS (2.936) MS (6.062) SS (1.300) SNI (9.039) PS (5.005) CS (625)

Nga Anh Nhật Úc Hàn Quốc Trung Quốc

Hoa Kỳ

GOST R (26.293) BS (30.793) JIS (10.399) AS (6.000) KS (20.392) GB (21.025) ANSI (9.915)

Nguồn: Xử lý của tác giả từ các web-site và tài liệu - Khái niệm hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Đề cập đến khái niệm về hệ thống, trong Từ điển Tiếng Việt năm 1998, hệ thống được định nghĩa là: “Phương pháp, cách thức phân loại, sắp xếp sao cho có trật tự logic” [51, tr.418]. Trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000,

33

hệ thống được định nghĩa là “Tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay tương tác” [8]. Như vậy, có thể hiểu Hệ thống là tập hợp gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung.

Với đối tượng của tiêu chuẩn bao gồm: sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; quá trình; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia được một số tổ chức định nghĩa như sau:

Pháp lệnh của Hội đồng Tiêu chuẩn của Canada (Standards Council of Canada Act) đưa ra khái niệm: “Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (National Standards System) là hệ thống xây dựng, xúc tiến và thực hiện các tiêu chuẩn tự nguyện ở Canada” [76].

Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) đưa ra giải thích:

Được hình thành trong hơn một thế kỷ qua sự thay đổi của lịch sử, văn hoá và giá trị của quốc gia này, hệ thống tiêu chuẩn của Hoa Kỳ phản ánh một xã hội định hướng thị trường và đa dạng hóa.

Đây là một hệ thống phân cấp được phân chia tự nhiên thành các khu vực công nghiệp và được hỗ trợ bởi các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn khu vực tư nhân độc lập. Đây là một hệ thống theo nhu cầu, trong đó các tiêu chuẩn được xây dựng để đáp ứng các mối quan tâm và nhu cầu cụ thể được thể hiện bởi ngành công nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng. Đó là một hệ thống tự nguyện, trong đó việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn được định hướng bởi nhu cầu của các bên liên quan [98].

Theo Đạo luật khung về tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc [103] cũng nêu: Tiêu chuẩn quốc gia là tiêu chuẩn công về khoa học và công nghệ mà quốc gia áp dụng thống nhất để tăng tính chính xác, hợp lý và mang tính quốc tế trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc được phân loại theo các lĩnh vực của nền kinh tế và được ký hiệu bằng

34

các chữ cái theo trật tự bảng chữ cái, ví dụ: Tiêu chuẩn cơ bản (A); Cơ khí (D); Điện - Điện tử (C); Kim loại (D); Hầm mỏ (E); Xây dựng (F) ...

Đối với Việt Nam, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là hệ thống tiêu chuẩn đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ cho mọi đối tượng của nền kinh tế-xã hội, được sắp xếp theo các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia là một nhóm các đối tượng tiêu chuẩn quốc gia có liên quan với nhau (ví dụ như: lĩnh vực giao thông, lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực hóa chất, lĩnh vực thực phẩm; lĩnh vực may mặc, lĩnh vực luyện kim, v.v...). Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia được xác định theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa [1].

Mỗi lĩnh vực có một mã hiệu gồm hai chữ số (cấp 1). Các lĩnh vực được phân chia làm các nhóm (cấp 2). Các nhóm lại được chia nhỏ hơn nữa thành các phân nhóm (cấp 3). Trong mỗi lĩnh vực cụ thể như cơ khí, luyện kim, giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất, dầu khí, khoáng sản, nông nghiệp, thực phẩm, hàng tiêu dùng, môi trường, điện, điện tử, công nghệ thông tin ... bao gồm các loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản.

Như vậy có thể khái quát lại: Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là tổng thể các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội, được phân loại, sắp xếp theo các ngành, lĩnh vực của xã hội, được áp dụng thống nhất để tăng tính chính xác, hợp lý. Các tiêu chuẩn quốc gia thường được áp dụng tự nguyện.

- Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế

+ Khái niệm phát triển trong triết học: Trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển

35

không đồng nhất với khái niệm vận động nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của sự vật.

Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên.

Cụ thể hơn, phát triển được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt năm 1998 là: “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [51, tr.743].

Phát triển được định nghĩa trong Từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn...” (The gradual growth of something so that it becomes more advanced, stronger ...) [94].

+ Khái niệm phát triển trong kinh tế: “Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến, toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia”. [53]

Phát triển kinh tế, nếu xét theo khía cạnh các bộ phận cấu thành, thì nó bao gồm hai lĩnh vực của nền kinh tế, đó lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội.

Phát triển lĩnh vực kinh tế bao gồm hai quá trình, đó là sự lớn lên của nền kinh tế hay tăng trưởng kinh tế và quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Phát triển lĩnh vực xã hội được thể hiện trên nhiều phương diện, song nhìn tổng quát thì đó là sự bảo đảm tiến bộ xã hội cho con người.

Ta có thể phác họa “công thức” phát triển kinh tế như sau:

Phát triển

kinh tế = Tăng trưởng

kinh tế + Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế + Tiến bộ xã hội Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự phát triển về lượng của nền kinh tế, còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội thể hiện sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Đó là sự thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế

36

và mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế đó là mang lại tiến bộ xã hội cho con người.

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để thực hiện tiến bộ xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là dấu hiệu để đánh giá các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia không phải là tăng trưởng kinh tế, hay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là sự tiến bộ xã hội.

Từ những phân tích về khái niệm phát triển nêu trên và khái niệm hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, có thể hiểu: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là sự tăng lên về số lượng (chiều rộng) và nâng cao về chất lượng (chiều sâu) của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

Theo đó, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế là sự tăng lên về số lượng (chiều rộng) và nâng cao về chất lượng (chiều sâu) của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế về chiều rộng thể hiện ở:

(i) Mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia: Sự mở rộng này thể hiện ở việc gia tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm. Nếu số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm không tăng lên mà lại giảm đi thì không thể nói là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có sự phát triển.

(ii) Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong các hoạt động kinh tế xã hội thể hiện ở việc có đủ đối tượng tiêu chuẩn quốc gia cho các ngành, lĩnh vực hay không. Nếu đối tượng tiêu chuẩn quốc gia không được mở rộng thêm qua các năm, tức là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia không có sự phát triển.

Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế về chiều sâu thể hiện ở:

(i) Sự phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn

37

quốc tế, tiêu chuẩn khu vực để đảm bảo sự tương thích về kỹ thuật giữa các cấp tiêu chuẩn tăng lên qua các năm. Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia theo đúng quy định quốc tế tăng lên và tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế và hủy bỏ phù hợp với các giai đoạn hội nhập để đáp ứng sự phát triển về khoa học kỹ thuật ngày càng tăng lên, thì đó là biểu hiện của sự phát triển cấu trúc hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại.

(ii) Sự gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế cuối cùng phải được thể hiện ở sự gia tăng phần đóng góp của hệ thống này vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu cuối cùng của phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia không phải là gia tăng số lượng và mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, cũng không phải là phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, mà là gia tăng sự đóng góp của việc phát triển hệ thống này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Tóm lại, có thể phác họa “công thức” phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

Phát triển hệ thống tiêu chuẩn

quốc gia trong hội nhập kinh tế

quốc tế

=

Gia tăng số lượng và mở

rộng độ bao quát của hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia

+

Phát triển cấu trúc của hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội

nhập kinh tế quốc tế

+

Gia tăng sự đóng góp của hệ

thống tiêu chuẩn quốc gia

vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)