6. Kết cấu của luận án
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của một
Để tìm hiểu kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của một số nước như Trung Quốc (là quốc gia có quá trình phát triển hoạt động TCH tương đồng với Việt Nam), Hàn Quốc, Hoa Kỳ (là những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam hiện nay), tác giả đã tiếp cận đến việc phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia dưới các góc độ khác nhau như cơ chế chính sách, chiến lược phát triển, nguồn tài chính, nguồn nhân lực, sự huy động các bên liên quan trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia… để đúc rút ra kinh nghiệm thực tiễn có thể áp dụng cho Việt Nam.
2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc
Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhưng Trung Quốc đã sớm có những nhận thức đúng đắn về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và sử dụng nó để quản lý, phát triển đất nước với mục tiêu: Phát triển Hệ thống
67
tiêu chuẩn quốc gia toàn diện dưới sự quản lý của nhà nước cùng với việc tăng cường chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài tiên tiến.
Hoạt động TCH ở Trung Quốc được triển khai trong khuôn khổ hệ thống quản lý tập trung kết hợp với sự phân định trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, tổ chức trong hệ thống. Cơ quan quản lý Tiêu chuẩn hoá Trung Quốc (Standardization Administration of the People's Republic of China - SAC) là cơ quan được Quốc vụ viện giao nhiệm vụ quản lý tập trung hoạt động tiêu chuẩn hoá trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Các cơ quan có thẩm quyền tại các Bộ, ngành được giao trách nhiệm quản lý hoạt động TCH trong phạm vi Bộ, ngành mình. Bảng 2.3 mô tả Hệ thống cơ quan quản lý về TCH và Hệ thống tiêu chuẩn Trung Quốc. [84]
Bảng 2.4: Các cấp tiêu chuẩn và
cơ quan quản lý/ban hành tiêu chuẩn tại Trung Quốc Cấp tiêu chuẩn Cơ quan quản lý/
ban hành
Ghi chú Tiêu chuẩn Quốc gia
(National standards)
Cơ quan TCH Nhà nước Cơ quan trung ương: Cơ quan quản lý TCH (SAC);
AQSIQ/SAC
Tiêu chuẩn Ngành (Trade/Industry
standards)
Bộ quản lý chuyên ngành Cơ quan quản lý TCH tại các Bộ, ngành;
- Thông báo cho cơ quan TCH Nhà nước để đăng ký;
- Bị huỷ bỏ khi có TCQG tương ứng.
Tiêu chuẩn Địa phương (Local
standards)
Các cơ quan quản lý TCH ở các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương;
Cơ quan TCH địa phương
- Thông báo cho cơ quan TCH Nhà nước để đăng ký;
- Bị huỷ bỏ khi có TCQG hoặc TCN tương ứng.
Tiêu chuẩn cơ sở (Enterprise's
standards)
Các xí nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp
Các cơ quan quản lý TCH ở các huyện, thành phố.
- Thông báo cho cơ quan TCH địa phương và chính quyền địa phương để đăng ký;
- Nhà nước khuyến khích xây dựng các tiêu chuẩn xí nghiệp để cụ thể hoá các quy định của TCQG và TCN.
68
- Về chiến lược phát triển tiêu chuẩn hóa, Trung Quốc thể hiện sự chú trọng đặc biệt đến định hướng tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường, chính vì vậy tiêu chuẩn cần phải được nhanh chóng rà soát, cập nhật; phải thể hiện thực hành quốc tế và phù hợp với thông lệ quốc tế, do đó rất chú trọng đến sự đổi mới hoạt động TCH ở Trung Quốc, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ chế hoạt động từ quản lí tập trung sang cơ chế mở, minh bạch với sự tham gia tự nguyện của các bên liên quan.
- Về cơ chế chính sách, Luật Tiêu chuẩn hóa của Trung Quốc được ban hành năm 1988 đã thể hiện tinh thần tăng cường các hoạt động tiêu chuẩn hóa theo hướng mở cửa và hội nhập. Trong các điều khoản quy định của Luật đã có thể nhận thấy những thể hiện mang tính đổi mới, hướng hoạt động tiêu chuẩn hoá của Trung Quốc theo hướng chấp nhận và áp dụng thể lệ quốc tế trong lĩnh vực này song vẫn bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. Cụ thể:
Các điều khoản trong luật đã khẳng định và thể hiện rõ rằng hoạt động tiêu chuẩn hoá của Trung Quốc được tiến hành phù hợp với chính sách mở cửa về kinh tế trong khuôn khổ của chính sách hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Luật này cũng khẳng định việc Nhà nước Trung Quốc khuyến khích chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế. Theo điều này, có thể thấy rõ định hướng hài hoà tiêu chuẩn Trung Quốc với tiêu chuẩn quốc tế đã được pháp luật hoá từ rất sớm. Trung Quốc là một trong những nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa đi đầu trong lĩnh vực hài hoà tiêu chuẩn trong nước với tiêu chuẩn quốc tế.
Luật Tiêu chuẩn hoá Trung Quốc quy định việc chia tiêu chuẩn thành 2 loại theo hình thức áp dụng: bắt buộc áp dụng (compulsory standards) và tự nguyện áp dụng (voluntary standards). Theo quy định, các tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ sức khoẻ con người, đảm bảo an toàn cho con người và tài sản, những tiêu chuẩn được viện dẫn trong các luật và văn bản pháp quy là
69
những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, còn lại là tự nguyện áp dụng. Các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng của Trung Quốc có vai trò tương tự các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
Luật này đã khẳng định rằng tiêu chuẩn hoá phải hướng vào việc thúc đẩy sự hợp tác kinh tế và công nghệ với nước ngoài và hoạt động thương mại của đất nước. Trong Luật cũng quy định vai trò của các bên hữu quan đối với hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và trách nhiệm của cơ quan xây dựng tiêu chuẩn đối với việc thành lập các ban kỹ thuật tiêu chuẩn gồm các chuyên gia có năng lực chịu trách nhiệm biên soạn dự thảo tiêu chuẩn và trách nhiệm của cơ quan đó đối với việc thẩm xét dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
- Về nguồn lực tài chính, Trung Quốc cũng định hướng rõ kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia huy động chủ yếu từ sự đóng góp hỗ trợ của các bên chứ không phải từ ngân sách nhà nước.
- Về sự huy động các bên liên quan trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp vào quá trình xây dựng, soát xét tiêu chuẩn quốc gia. Cơ quan/tổ chức tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn phải tổ chức Ban kỹ thuật tiêu chuẩn hoá gồm các chuyên gia chịu trách nhiệm biên soạn dự thảo tiêu chuẩn và tham gia vào việc thẩm tra dự thảo tiêu chuẩn). Hệ thống Ban kỹ thuật do cơ quan quản lý tiêu chuẩn hóa công nhận (approved) nhưng sẽ do các tổ chức, doanh nghiệp đảm nhiệm vai trò thư ký vụ.
- Về sự kết nối giữa tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia, các tiêu chuẩn cơ sở do các công ty chủ động xây dựng và áp dụng trong phạm vi công ty đó. Tiêu chuẩn cơ sở thường lấp chỗ trống cho thị trường trong trường hợp không có Tiêu chuẩn Quốc gia, Tiêu chuẩn Ngành và Tiêu chuẩn Địa phương. Tuy nhiên, các công ty đang kinh doanh ở Trung Quốc được khuyến khích sử dụng/chấp nhận Tiêu chuẩn Quốc gia, Tiêu chuẩn Ngành và Tiêu chuẩn Địa phương nếu có.
70
2.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc cũng áp dụng phương thức xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn từ trên xuống (Top-Down) kể từ năm 1961 khi Chính phủ ban hành Luật TCH công nghiệp. Chính sách về hoạt động TCH do nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã đóng góp nhiều cho việc tăng cường năng lực cạnh tranh của đất nước và đóng vai trò then chốt đối với sự tăng trưởng kinh tế trong suốt quá trình công nghiệp hoá của đất nước.
Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc cũng nhận thức rằng nếu quá lệ thuộc vào chính sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì Hàn Quốc khó mà tiến được xa hơn. Chính vì vậy, trong môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi rất nhanh chóng hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc xác định việc khuyến khích sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và thuyết phục được khu vực này giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động TCH chính là chiến lược phát triển duy nhất để thúc đẩy sự phát triển công nghệ và làm cho Hàn Quốc đứng vững. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng rất chú trọng tham gia vào hoạt động TCH quốc tế.
Chính phủ Hàn Quốc nhận thức rằng, việc tham gia vào xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cũng như xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc và đệ trình lên Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO để xây dựng thành tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng, chính vì vậy, khuyến khích các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc phối hợp để hướng tới việc tham gia sâu hơn trong hoạt động TCH quốc tế.
Để đạt được mục tiêu này, chính phủ và khu vực tư nhân đã liên kết và phối hợp đưa ra các chiến lược phát triển hoạt động TCH hướng vào việc tăng cường hạ tầng TCH của khu vực tư nhân như sau:
Thứ nhất, phát huy năng lực xây dựng tiêu chuẩn của khu vực tư nhân:
Với mục đích xây dựng mạng lưới nguồn lực về con người, thông tin và tổ
71
chức, Hàn Quốc đã lập ra các diễn đàn TCH. Các diễn đàn này đảm bảo cho các chuyên gia từ các ngành công nghiệp, viện nghiên cứu, cơ quan chính phủ và các nhóm quyền lợi khác tập hợp thành cộng đồng, trong đó họ có thể cộng tác với nhau để phát triển năng lực xây dựng tiêu chuẩn và hướng các tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc tới sự thừa nhận quốc tế. Các diễn đàn này chủ yếu được thành lập trong các ngành công nghiệp của "nền kinh tế mới" bao gồm công nghệ thông tin. Các diễn đàn này dựa trên viễn cảnh phát triển công nghệ, khả năng của tiêu chuẩn quốc gia được thừa nhận quốc tế, tính khả thi của việc phổ biến các chính sách chung cho các ngành công nghiệp và hiệu quả kinh tế. Các thành viên của những diễn đàn này đã và đang làm việc rất tích cực để tập hợp các quan điểm của các bên liên quan thông qua các hoạt động nghiên cứu và tối đa hoá việc sử dụng các tiêu chuẩn đã xây dựng thông qua các cuộc họp với nhân sự của các ngành công nghiệp liên quan.
Thứ hai, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia tích cực vào hoạt động tiêu chuẩn hoá: Điều này sẽ hỗ trợ một cách có hệ thống những nỗ lực TCH trong các lĩnh vực trong đó các công ty Hàn Quốc đã có được lợi thế cạnh tranh về công nghệ. Sự hỗ trợ này cũng sẽ góp phần làm cho các tiêu chuẩn quốc gia có tiềm năng trở thành các tiêu chuẩn quốc tế. Hàn Quốc xác định các nhu cầu TCH của các doanh nghiệp và giúp họ xây dựng tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi. Quá trình này sẽ diễn ra như sau: (i) Nghiên cứu nhu cầu TCH. (ii) Xác định các nhiệm vụ cần thiết về TCH. (iii) Mời các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn có tiềm năng tham gia. (iv) Lựa chọn tổ chức xây dựng tiêu chuẩn và hỗ trợ.
Thứ ba, đào tạo nhân sự và phát triển hệ thống công nghệ thông tin để sử dụng rộng rãi hơn: Hàn Quốc cung cấp cho những người chịu trách nhiệm về hoạt động TCH những chương trình đào tạo khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ kiến thức TCH đã có của họ. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn trong các công ty của họ và giúp họ nâng cao năng lực xây dựng
72
tiêu chuẩn. Ngoài ra, phương thức đào tạo này sẽ giúp cho các tập đoàn Hàn Quốc đạt được mức độ phù hợp cao hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Các thành viên này sẽ có khả năng tham gia các diễn đàn, hội thảo và hoạt động để thúc đẩy hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và xúc tiến việc thừa nhận quốc tế đối với tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc.
Thứ tư, nâng cao nhận thức của khu vực tư nhân về tiêu chuẩn hoá:
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thông hiểu về TCH và vai trò của TCH đối với chiến lược kinh doanh của họ. Hàn Quốc hướng đến việc nâng cao nhận thức về TCH đối với giới trẻ - những người sẽ thực hiện hoạt động TCH trong tương lai bằng cách khởi động các chương trình giáo dục đối với công chúng, tách biệt với chương trình đào tạo cho các cán bộ tiêu chuẩn đã được mô tả ở ở trên. Ví dụ như Hàn Quốc đã tổ chức cuộc thi viết luận văn về tiêu chuẩn hóa với hy vọng sẽ tăng cường sự thông hiểu về tiêu chuẩn và tạo lập nền tảng học thuật cho việc xây dựng tiêu chuẩn cho các sinh viên đã tốt nghiệp. Đồng thời, mở rộng phạm vi cuộc thi này tới các doanh nghiệp và viện nghiên cứu tư nhân. Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức về TCH trong công chúng. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã có kế hoạch về chương trình giảng dạy về TCH cho các trường đại học, cao đẳng khoa học công nghệ với nội dung TCH sẽ được giảng dạy với những ví dụ cụ thể.
Thứ năm, điều tra về hiện trạng tiêu chuẩn của khu vực tư nhân ở phạm vi trong nước và nước ngoài và xây dựng cơ sở dữ liệu: Cuộc điều tra này sẽ xác định chính xác lập trường của Hàn Quốc đối với tiêu chuẩn của khu vực tư nhân. Thông qua nhiệm vụ này, Hàn Quốc sẽ có thể tổ chức một cách có hệ thống các dữ liệu về tiêu chuẩn của khu vực tư nhân sao cho người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng thông tin, tăng cường hơn nữa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn của khu vực tư nhân và ngăn ngừa việc xây dựng những tiêu chuẩn không cần thiết. Mục đích của cuộc khảo sát sẽ góp phần nâng cao sự thông hiểu về tiêu chẩn của khu vực tư nhân là nơi sẽ có nhiều nhu cầu hơn
73
đối với các vấn đề TCH cụ thể. Ngoài ra, các hội thảo được tổ chức thường xuyên sẽ tạo cơ hội để thảo luận về tầm quan trọng của việc xây dựng tiêu chuẩn do khu vực tư nhân giữ vai trò chủ đạo và chia xẻ thông tin về tiêu chuẩn quốc gia cũng như về tiêu chuẩn quốc tế.
2.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Hoa Kỳ
Hệ thống tiêu chuẩn hóa của Hoa Kỳ có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, Hoa Kỳ là quốc gia không có cơ quan chính phủ làm đầu mối về quản lý tiêu chuẩn hóa. Cụ thể là là Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (American National Standards Institute - ANSI), một cơ quan phi chính phủ, nhưng chính ANSI lại có thẩm quyền rà soát, ban hành tiêu chuẩn quốc gia, và cũng là cơ quan thay mặt chính phủ Hoa Kỳ tham gia là thành viên của ISO. ANSI là tổ chức có nhiệm vụ đánh giá năng lực và công nhận các tổ chức tiêu chuẩn nào có đủ khả năng xây dựng và ban hành tiêu chuẩn tại Hoa Kỳ. Nếu tổ chức nào được ANSI công nhận và cấp chứng chỉ thì tiêu chuẩn do tổ chức đó xây dựng, ban hành sẽ trở thành tiêu chuẩn quốc gia của Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 400 tổ chức tiêu chuẩn ban hành tiêu chuẩn cho các lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, ở Hoa Kỳ, hoạt động TCH tư nhân là nền tảng cho chất lượng hàng hóa, nhà nước chỉ kiểm soát các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật do tổ chức công bố cho sản phẩm của mình. Vậy, ai là người quản lý chất lượng của các tổ chức đó? Các doanh nghiệp tự áp dụng các công cụ quản lý hoặc thực hiện theo yêu cầu kỹ thật cũng như quy định về chất lượng của các hiệp hội mà họ là thành viên. Các tiêu chuẩn được xây dựng từ các doanh nghiệp và thông qua Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ để ban hành trở thành tiêu chuẩn quốc gia. Hệ thống Tiêu chuẩn hoá với các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đã được thành lập và hiện đang hoạt động tại Hoa Kỳ trong đó có các Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (Standards Developing Organizations - SDO) và