6. Kết cấu của luận án
2.2.1. Nội dung phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
2.2.1.1.Mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, trước hết thể hiện ở sự mở rộng về quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.
(i) Mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
Mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có nghĩa là hướng tới mục tiêu có đủ tiêu chuẩn quốc gia cho các ngành, lĩnh vực vì sự phát triển của nền kinh tế - xã hội gắn với việc cần có tiêu chuẩn cho mọi đối tượng hiện hữu của hoạt động kinh tế - xã hội. Việc mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia được thể hiện qua động thái thay đổi số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành theo từng lĩnh vực kinh tế - xã hội của khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia qua các năm.
Mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thể hiện ở sự gia tăng về số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm. Khi số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm tăng lên, điều đó thể hiện sự phát triển về quy mô của hệ thống.
Ngược lại, khi số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm giảm đi, thì đó là biểu hiện của sự suy giảm về quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.
47
(ii) Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia còn được thể hiện ở mở rộng độ bao quát của hệ thống này. Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia tức là gia tăng về đối tượng tiêu chuẩn hóa hay sự gia tăng số lượng nhóm và phân nhóm theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia.
Sự gia tăng này có ý nghĩa minh chứng cho sự xâm nhập sâu của tiêu chuẩn vào các khía cạnh cụ thể của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý xã hội của nền kinh tế. Nếu đối tượng tiêu chuẩn hóa ngày càng được mở rộng thể hiện qua số lượng nhóm và phân nhóm của khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia tăng lên, thì điều đó có nghĩa là mở rộng độ bao quát của hệ thống và thể hiện sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. Ngược lại, nếu đối tượng tiêu chuẩn hóa không được mở rộng thêm hay số lượng nhóm và phân nhóm của khung phân loại quốc gia không tăng lên, thì nghĩa là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia không có sự phát triển.
2.2.1.2. Phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự phát triển về chất của hệ thống này và nó được thể hiện trên các khía cạnh sau:
(i) Gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.
Tiêu chuẩn hài hòa (harmonized standards) (hay còn gọi là tiêu chuẩn tương đương) là những tiêu chuẩn về cùng một đối tượng do các cơ quan tiêu chuẩn khác nhau xây dựng/biên soạn nhằm tạo ra tính đổi lẫn cho các sản phẩm, quá trình và dịch vụ, hoặc tạo ra sự thông hiểu lẫn nhau về các kết quả thử nghiệm hoặc các thông tin được cung cấp theo những tiêu chuẩn đó. [5]
48
Thông thường, tỷ lệ hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được tính theo tỷ lệ số lượng tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài so với số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành tại cùng thời điểm. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác nhau của khung phân loại tiêu chuẩn quốc gia sẽ có tỷ lệ hài hòa khác nhau. Việc xác định tỷ lệ hài hòa của từng lĩnh vực, thậm chí từng nhóm và phân nhóm là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho việc định hướng phát triển của từng lĩnh vực ưu tiên hội nhập kinh tế, phát triển thương mại và đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển.
(ii) Gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với phương pháp chấp nhận theo quy định của quốc tế.
Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế là sự phù hợp càng nhiều càng tốt về những quy định và thực hành trong nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, bên cạnh đó lại phải phù hợp hoàn toàn với quy định pháp luật quốc gia hiện hành. Tiệm cận nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo sao cho tiêu chuẩn quốc gia thể hiện được thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, đồng thời lại phải dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên liên quan, đáp ứng các yêu cầu quản lý của nhà nước, hài hòa các lợi ích của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội.
Nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn theo quốc tế chính là phương pháp chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực thành tiêu chuẩn quốc gia. Phương pháp chấp nhận tiêu chuẩn được sử dụng rất đa dạng tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia và việc sử dụng phương pháp chấp nhận cụ thể sẽ quyết định mức độ tương đương giữa TCQG với TCQT, TCKV.. Việc nghiên cứu lựa chọn phương pháp chấp nhận thích hợp có ý nghĩa thúc đẩy quá trình hài hòa tiêu chuẩn nhằm
49
mục đích không những thực hiện được mục tiêu hài hòa mà còn đảm bảo sự phù hợp của tiêu chuẩn hài hòa với thực tiễn sản xuất kinh doanh và bảo vệ lợi ích quốc gia trong những trường hợp cần thiết.
(iii) Gia tăng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế và hủy bỏ phù hợp với các giai đoạn hội nhập.
Bản thân tiêu chuẩn quốc gia không phải là một mục đích tự thân, mà nó luôn luôn được xây dựng tuân theo những yêu cầu đề ra do các nhu cầu của xã hội và trước hết là của nền kinh tế. Chính vì vậy, tiêu chuẩn luôn được thay đổi, làm mới để đáp ứng những yêu cầu hiện tại, đón trước được tương lai theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ví dụ, đối với tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa: cập nhật các thuật ngữ mới xuất hiện liên quan đến đối tượng tiêu chuẩn hóa, cập nhật cách định nghĩa mới; Đối với tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, các chỉ tiêu có thể thay đổi theo trình độ khoa học công nghệ chung, theo sự thay đổi của tập quán thương mại quốc tế và các yêu cầu pháp luật có liên quan.... ; Đối với tiêu chuẩn về ghi nhãn và bao gói, các chỉ tiêu có thể thay đổi theo quy định pháp luật về ghi nhãn và các công nghệ bao gói mới được phát triển; Đối với tiêu chuẩn về phương pháp thử, cập nhật theo các kỹ thuật phân tích mới, thay đổi về xu hướng sử dụng thuốc thử, vật liệu (thân thiện hơn với môi trường).
Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006), theo định kỳ (thông thường là 3 năm), hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cần được xem xét, loại bỏ ra khỏi hệ thống những tiêu chuẩn được coi là lạc hậu ”không phù hợp cho việc sử dụng” vì lý do kỹ thuật hoặc không còn cần thiết khi đã được thay thế bằng một tiêu chuẩn khác hoặc thuộc các đối tượng có thể quản lý dưới dạng các văn bản khác, hoặc cấp khác; xem xét, lựa chọn những tiêu chuẩn quốc gia cần được cập nhật thông tin mới và được tái bản để áp dụng, những tiêu
50
chuẩn này sẽ được đưa vào kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm để soát xét lại. Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu của từng giai đoạn để có những hoạt động cụ thể cho việc hủy bỏ hay soát xét lại các tiêu chuẩn quốc gia.
2.2.1.3. Gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia không phải chỉ được thể hiện ở sự mở rộng về quy mô, độ bao quát của hệ thống và sự phát triển cấu trúc của hệ thống này trong hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn được thể hiện ở sự gia tăng đóng góp của hệ thống vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước có thể được xem xét trên hai phạm vi, vĩ mô và vi mô.
+ Ở phạm vi vĩ mô, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giao nhận hàng và dịch vụ khách hàng; Cải thiện môi trường kinh doanh qua việc đảm bảo tính công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại; Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thông qua việc hạ thấp các rào cản thương mại bằng cách tạo ra các đặc tính kỹ thuật được thừa nhận quốc tế.
+ Ở phạm vi vi mô, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia góp phần giúp các thực thể trong xã hội điều tiết hoạt động của mình, cụ thể: Nhà nước có thể quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua tiêu chuẩn, qua hoạt động công bố tiêu chuẩn, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Người tiêu dùng thì được lựa chọn nhiều sản phẩm với chất lượng tiêu chuẩn, giá thành cạnh tranh, bên cạnh đó tiêu chuẩn sẽ giúp họ giảm bớt tốn kém về thời gian và tiền bạc khi quyết định lựa chọn sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ; tiêu chuẩn cũng sẽ là công cụ bảo vệ họ khi quyền lợi của họ bị xâm phạm khi mua phải sản phẩm,
51
hàng hoá và dịch vụ kém chất lượng. Đối với doanh nghiệp, tiêu chuẩn không chỉ mang lại các lợi ích nội tại (giảm chi phí sản xuất và nghiên cứu, giảm tỷ lệ sản phẩm phi tiêu chuẩn và mức độ rủi ro, tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin,...) mà còn mang lại những lợi ích về cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp, nâng cao vị thế cạnh tranh, thúc đẩy sự hợp tác, liên kết trong sản xuất-kinh doanh; đảm bảo với khách hàng về sự phù hợp của sản phẩm với yêu cầu chất lượng chấp nhận, v.v...
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Để xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế, luận án căn cứ vào nội dung phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã được luận giải nêu trên. Theo đó, bộ chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia bao gồm ba nhóm chỉ tiêu sau:
2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
- Động thái biến đổi số lượng tiêu chuẩn quốc gia theo các lĩnh vực qua các năm
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, bất kỳ ngành nghề nào, số lượng của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đó nói lên sự thăng hoa, phát triển của lĩnh vực đó. Với cách hiểu như vậy, chúng ta có thể đo lường sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia qua số lượng các các tiêu chuẩn quốc gia tăng giảm qua từng năm. Nếu như số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng qua từng năm, chứng tỏ hệ thống này đang phát triển, nhưng nếu số lượng tiêu chuẩn quốc gia giảm đi qua hàng năm thì có nghĩa là hệ thống này đang suy giảm và thụt lùi. Vì vậy, thông qua động thái biến đổi số lượng tiêu chuẩn quốc gia, ta sẽ nhận định được sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đó.
52
- Động thái biến đổi số nhóm và phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia qua các năm Trong những năm nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế tập trung, bao cấp, số lượng các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa rất hạn chế, số nhóm và phân nhóm của mỗi lĩnh vực cũng tương đối ít. Sau khi thực hiện công cuộc Đổi mới và đặc biệt trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển mạnh, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ cũng phát triển cả về lượng và về chất. Do đó, số nhóm, phân nhóm tiêu chuẩn hóa cũng tăng lên không ngừng, đồng thời với sự tăng trưởng về số lượng tiêu chuẩn như phân tích ở trên. Động thái biến đổi số nhóm và phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia qua các năm chính là yếu tố thể hiện sự mở rộng về độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. Sự thay đổi càng lớn chứng tỏ mức độ tiêu chuẩn hóa càng sâu, hoạt động tiêu chuẩn hóa càng thâm nhập vào đời sống kinh tế, xã hội.
2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Có thể đánh giá sự phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế qua các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc hài hòa tiêu chuẩn là rất cần thiết. Hài hòa các tiêu chuẩn về sản phẩm (yêu cầu kỹ thuật) giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí của nhà sản xuất và người tiêu dùng khi chế tạo và sử dụng các thiết bị chuyển đổi, tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Hài hòa tiêu chuẩn về an toàn giúp sản phẩm vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại. Hài hòa tiêu chuẩn phương pháp thử giúp giảm chi phí phân tích, thử nghiệm sản phẩm khi xuất nhập khẩu.
53
Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, Rhj, được tính bằng phần trăm theo công thức:
100
j j
j
S
Rh Sh %
Trong đó:
Shj là tổng số tiêu chuẩn quốc gia hài hòa tại năm thứ j;
Sj là tổng số tiêu chuẩn quốc gia hiện hành tại năm thứ j.
Giá trị Rhj tính được càng cao chứng tỏ mức độ hài hòa càng lớn, sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế, thể hiện sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế (xem Biểu đồ 3.4).
Rhj có thể dùng để tính tỷ lệ hài hòa trong số tiêu chuẩn quốc gia được công bố hàng năm (xem Biểu đồ 3.5), cũng như dùng để tính tỷ lệ hài hòa cho mỗi lĩnh vực (xem Phụ lục 3).
- Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế
Sự hội nhập quốc tế trên lĩnh vực tiêu chuẩn hóa không chỉ ở vấn đề hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, mà còn thể hiện ở phương pháp xây dựng nên các tiêu chuẩn đó. Theo thông lệ quốc tế, phương pháp chấp nhận khi xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm các phương pháp: chấp thuận, in lại, biên dịch và soạn thảo lại. Nếu như phương pháp chấp thuận, in lại hoặc biên dịch (từ các bản tiêu chuẩn tiếng Anh sang tiếng Việt) sẽ cho kết quả là các tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, thể hiện tính hài hòa cao với quốc tế hay nói cách khác thể hiện sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì phương pháp soạn thảo lại để phù hợp với điều kiện kỹ thuật thực tế của quốc gia lại cho kết quả là các tiêu chuẩn không tương đương, và ở một góc độ nào đó sẽ tạo thành các rào cản kỹ thuật. Trên thực tế, tại Việt Nam do vấn đề
54
ngôn ngữ nên không sử dụng phương pháp chấp thuận và phương pháp in lại, chỉ sử dụng phương pháp biên dịch và phương pháp soạn thảo lại.
Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng theo phương pháp k (k là một trong các phương pháp: biên dịch và soạn thảo lại) và được công bố vào năm thứ j, Rkj, được tính bằng phần trăm theo công thức:
100
j kj
kj
M
R M %
Trong đó:
Mkj : là số lượng tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng theo phương pháp k và được công bố tại năm thứ j;
Mj : là số lượng tiêu chuẩn quốc gia được công bố tại năm thứ j.
Giá trị Rkj tính được đối với phương pháp biên dịch càng cao chứng tỏ mức độ tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế càng lớn, điều này cũng tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại và thể hiện tính hội nhập cao. Giá trị Rkj đối với phương pháp soạn thảo lại càng cao chứng tỏ đã có sự điều chỉnh nội dung TCVN phù hợp với tình hình tại Việt Nam; một mặt làm tăng tỷ lệ TCVN không tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, phần nào thể hiện tính “rào cản” đối với thương mại nhưng một mặt lại nâng cao tính khả thi của các TCVN và trong một số trường hợp thì đây lại là giải pháp khả dĩ hơn việc chấp nhận hoàn toàn (biên dịch) tiêu chuẩn quốc tế.
Một cách tổng thể, cả phương pháp biên dịch và phương pháp soạn thảo lại đều sử dụng căn cứ là các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tổng giá trị Rkj của hai phương pháp này càng lớn là tín hiệu tích cực cho thông thương và hội nhập kinh tế; ngược lại, việc xây dựng TCVN không dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (không sử dụng các phương pháp biên dịch, soạn thảo lại), trừ trường hợp đặc thù của Việt Nam (không có tiêu chuẩn quốc tế), sẽ là rào cản cho thương mại và sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.