Sự cần thiết của phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 53)

6. Kết cấu của luận án

2.1.2. Sự cần thiết của phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.2.1. Xuất phát từ vai trò của tiêu chuẩn trong thương mại quốc tế Tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tiêu chuẩn thường được sử dụng làm những điều khoản được chấp nhận chung khi xác lập các quan hệ giao dịch giữa các đối tác. Đặc biệt, khi có tranh chấp, tiêu chuẩn chính là cơ sở kỹ thuật cho việc thảo luận, giải quyết và tài phán.

Có thể đưa ra bốn khía cạnh chính thông qua đó thể hiện việc các tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại quốc tế như sau:

(i). Tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại bằng cách đưa ra dấu hiệu về chất lượng cho người tiêu dùng và các đối tác thương mại. Một hệ thống tiêu chuẩn mạnh có thể cải thiện nhận thức về chất lượng sẽ tạo điều kiện cho cạnh tranh phi giá cả (trong đó các công ty có thể cạnh tranh về các thuộc tính như chất lượng sản phẩm, giao nhận hàng và dịch vụ khách hàng). Cơ hội cho các nhà xuất khẩu trong nước có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài dựa trên chất lượng cũng là một tiềm năng để gia tăng thương mại. Ngoài ra, bằng cách cải thiện tính minh bạch, người mua và người bán có nhiều khả năng đưa ra các quyết định mua hàng tối ưu, có thể giúp tối thiểu các chi phí giao dịch và làm tăng tính cạnh tranh.

(ii). Các tiêu chuẩn quốc tế tạo lập một “ngôn ngữ chung” cho các đối tác thương mại tiềm năng. Tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại khi mà các khác biệt về kỹ thuật được coi là rào cản thương mại được loại trừ. Các tiêu chuẩn quốc tế sẽ đảm bảo tính tương thích, ví dụ về đo lường sản phẩm, truyền tải thông tin và hình thành cơ sở của một tiêu chuẩn chung cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới. Bằng cách tạo ra các đặc tính kỹ thuật được thừa nhận quốc tế, tiêu chuẩn quốc tế giúp hạ thấp các rào cản thương mại và giảm chi phí sản

39

xuất. Những cắt giảm này sẽ được chuyển sang hay ít nhất là chia sẻ với người tiêu dùng dưới dạng giá cả thấp hơn. Điều này được kỳ vọng sẽ làm tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy thương mại quốc tế.

(iii). Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại quốc tế bằng cách hạ thấp các rào cản thương mại, giảm chi phí sản xuất và tạo cơ hội về lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Các rào cản thương mại (thường là kỹ thuật) thấp hơn cho phép các công ty tiếp cận với lượng người tiêu dùng lớn hơn trên toàn cầu, nhờ đó cung cấp cơ hội cho hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Ngoài ra, bằng cách đảm bảo tính tương thích, tiêu chuẩn có thể làm gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ bổ sung. Ví dụ, việc phát minh và không ngừng cải tiến điện thoại di động dẫn đến việc phát triển của các sản phẩm và dịch vụ phụ trợ từ phụ kiện cho đến các thiết bị đi kèm ứng dụng.

(iv). Tiêu chuẩn khuyến khích thương mại bằng cách làm giảm chi phí giao dịch. Các tiêu chuẩn tương thích khuyến khích việc thuê thực hiện các công việc cụ thể trong nước hoặc thậm chí ngoài nước cho các nhà sản xuất bên ngoài hoặc các nhà cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn. Điều này, về bản chất, là sự phân công lao động giữa các công ty dẫn đến sự phân hóa của chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Ví dụ, có thể là giải pháp tối ưu cho một công ty khi ký hợp đồng với một nhà cung cấp có chi phí đầu vào thấp hơn để sản xuất các sản phẩm của mình trong khi chỉ tập trung vào thiết kế, bán hàng và tiếp thị sản phẩm. Các nhà cung cấp được hưởng lợi từ việc tiếp cận thông tin và công nghệ đang được sử dụng trong ngành công nghiệp đó. Nhà thầu chính được hưởng lợi từ việc có thể sản xuất và bán sản phẩm với giá thành đơn vị thấp hơn trong khi vẫn tập trung vào thế mạnh cốt lõi của họ.

Trong thương mại quốc tế, thông thường, các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đề cập đến các tiêu chuẩn quốc gia trong các điều khoản

40

riêng về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) với mục đích thuận lợi hóa thương mại cho các bên tham gia ký kết, thông qua việc nới lỏng các yêu cầu tiếp cận thị trường, tăng cường công khai minh bạch trong quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa. Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam cũng không nằm ngoài phạm vi này.

2.1.2.2. Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế hội nhập

Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày một gia tăng, hội nhập kinh tế quốc tế đã làm xuất hiện các rào cản kỹ thuật trong thương mại. Theo Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (WTO-TBT) thì trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT). Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.

Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (xem biểu đồ 2.1) gồm các văn bản qui định bắt buộc tuân thủ và các tiêu chuẩn mà một quốc gia áp dụng nhằm kiểm soát và hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm không đáp ứng với các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn và sức khoẻ của quốc gia đó. Chính vì

41

vậy, cùng một sản phẩm nhưng mỗi quốc gia có thể lại có các tiêu chuẩn và các qui định riêng và dẫn đến việc tạo ra các rào cản trong lưu thông hàng hoá và thương mại.

Biểu đồ 2.1: Các rào cản kỹ thuật trong thương mại

Trên thế giới, một số nước lợi dụng các biện pháp kỹ thuật và biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật để tạo ra rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu mà biện pháp chủ yếu là áp dụng hàng rào kỹ thuật mới lạ, khó đáp ứng, tiêu biểu là Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước thuộc EU. Chẳng hạn như, tất cả sản phẩm nhập khẩu vào EU phải thỏa mãn điều kiện của “Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật châu Âu” do ba cơ quan đảm nhiệm: Ủy ban Tiêu

42

chuẩn kỹ thuật điện tử Châu Âu, Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu, Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật làm rào cản thương mại phi thuế quan của EU được chia thành năm nhóm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Tại Nhật Bản, Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp quy định các sản phẩm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chế biến nhập khẩu vào Nhật Bản phải có dấu tiêu chuẩn “Japan Agricultural Standard - JAS” (dấu chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản). Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản áp dụng cho tất cả các hàng hóa có liên quan đến thực phẩm, các loại gia vị, dụng cụ chứa thực phẩm, máy móc chế biến thực phẩm. Các quốc gia khi xuất khẩu hàng hóa có liên quan đến thực phẩm vào thị trường Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp thì khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) khá xa lạ. Khái niệm này lần đầu được tiếp cận khi Việt Nam tham gia APEC năm 1998. Đặc biệt, trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO, giai đoạn 2004 - 2006; vấn đề TBT trở thành một trong những nội dung nổi cộm, khi các đối tác đàm phán như Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Nhật Bản... đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh, sửa đổi, ban hành mới các chính sách, luật pháp, cơ chế kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu... nhằm phù hợp với các nguyên tắc và quy định trong Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại của WTO.

Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết tuân thủ toàn bộ nghĩa vụ theo Hiệp định TBT yêu cầu, mà không có thời gian chuyển đổi. Bên cạnh đó, để tăng cường tính dự báo trước và công khai minh bạch, Việt Nam còn cam kết ban hành các quy định nhằm cụ thể hoá các điều khoản liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp.

43

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều cơ hội cũng như thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các hiệp định thương mại tự do mang lại. Theo xu hướng chung, hiện nay việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm bảo vệ thị trường nội địa cũng trở nên ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Có thể thấy, việc quan sát kinh nghiệm của các quốc gia khác đã mang lại những bài học có giá trị cho Việt Nam.

Cụ thể, từ EU, Việt Nam có thể học tập trong việc áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật với 5 tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Nếu Việt Nam có thể áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn này, tình trạng những hàng hóa có chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, những hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ không còn tràn lan trên thị trường như hiện nay.

2.1.2.3. Xuất phát từ yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế và nghĩa vụ thành viên trong một loạt các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam là thành viên.

Hiện nay, Việt Nam là thành viên của 14 tổ chức quốc tế và khu vực (xem Phụ lục 1) về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và năng suất. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và là một trong những nước tham gia vào nhiều khu vực thương mại tự do trong thời gian gần đây, việc hội nhập trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng là điều cần thiết và có tầm quan trọng trong việc góp phần thuận lợi hoá thương mại của Việt Nam với các nước cũng như bảo đảm các lợi ích xã hội hợp pháp khác. Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, ngoài việc tham gia vào các tổ chức chuyên môn chuyên ngành như ISO, IEC, ITU, CODEX, GS1... còn được chủ yếu triển khai trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức, diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực như sau:

44

- Hội nhập về tiêu chuẩn và chất lượng trong ASEAN: bao gồm các nội dung chính: Hài hoà tiêu chuẩn của các nước thành viên ASEAN với tiêu chuẩn quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên; Hài hoà các quy định kỹ thuật cho một số lĩnh vực sản phẩm ưu tiên; Thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá chứng nhận sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng; Thừa nhận lẫn nhau đối với các báo cáo thử nghiệm và hiệu chuẩn; Tăng cường trao đổi thông tin về tiêu chuẩn và kỹ thuật nhằm thuận lợi hoá thương mại; Nâng cao năng lực và tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức chứng nhận và cơ quan công nhận của các nước thành viên; Thúc đẩy đối thoại và hợp tác kỹ thuật giữa ASEAN và các nước đối tác (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Úc, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc...).

- Hội nhập về tiêu chuẩn và sự phù hợp trong APEC: tập trung vào bốn nội dung sau: Hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên; Tham gia vào các hiệp định/thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp; Minh bạch hoá chính sách quản lý tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp; Hợp tác kỹ thuật nhằm củng cố và tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp.

- Hợp tác về tiêu chuẩn và sự phù hợp trong khuôn khổ ASEM: tập trung vào các nội dung: Thúc đẩy việc hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên; Tăng cường hiểu biết lẫn nhau về quy định của các nước thành viên về quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp (thử nghiệm, chứng nhận và công nhận) giữa các nước thành viên; Hợp tác kỹ thuật giữa các nước thành viên nhằm tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp.

- Hội nhập về TCH trong WTO: Tháng 1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO và có trách nhiệm thực hiện các Hiệp định của WTO, trong đó có Hiệp định TBT. Trong văn kiện gia nhập của Việt Nam vào

45

WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết TBT “Đại diện của Việt Nam khẳng định Việt Nam sẽ tuân thủ tất cả các nghĩa vụ trong Hiệp định TBT kể từ ngày gia nhập mà không viện dẫn đến thời gian chuyển đổi. Ngoài ra, với mục đích nâng cao tính minh bạch hoá và khả năng dự báo trước, Đại diện Việt Nam xác nhận rằng Việt Nam sẽ ban hành các biện pháp đã được quy định cụ thể trong các Điều 2.1, 2.2, 5.1, 5.2, 5.4 và Phụ lục 1.1 của Hiệp định TBT. Ban Công tác ghi nhận những cam kết này”. [93]

Các nghĩa vụ thực hiện Hiệp định TBT đối với Việt Nam với tư cách là Thành viên WTO bao gồm: Cam kết thực hiện việc ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp (hợp chuẩn) theo các điều khoản của Hiệp định; Thành lập và vận hành điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; Xác định cơ quan chịu trách nhiệm về thông báo, công bố và các thủ thủ tục nội bộ khác nhằm đảm bảo các nghĩa vụ minh bạch hoá được đáp ứng thường xuyên và liên tục; Cam kết có các quy định về ban hành và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trên cơ sở các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế, đảm bảo không phân biệt đối xử đối với các sản phẩm, không tạo ra các cản trở không cần thiết đối với thương mại quốc tế.

- Các hiệp định/thỏa thuận hợp tác kỹ thuật về TCĐLCL (xem Phụ lục 2): Việt Nam đã ký một số hiệp định/thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và thừa nhận lẫn nhau về kết quả chứng nhận với một số nước như Trung Quốc, Liên bang Nga, Ucraina, Đài Loan... với nội dung chủ yếu đáp ứng các mục tiêu sau: Hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo ra một cơ sở chuẩn mực kỹ thuật chung trong quan hệ thương mại giữa các Bên; Thuận lợi hoá thương mại thông qua việc thừa nhận các kết quả của hoạt động đánh giá sự phù hợp với khẩu hiệu “một lần thử nghiệm, cấp một chứng chỉ, được thừa nhận ở mọi

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)