Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116 - 119)

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

3.2.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, quy mô và mức độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngày càng mở rộng

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã được phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực xét về quy mô và mức độ bao quát, mở rộng đối tượng không chỉ sản phẩm, hàng hóa mà là quá trình, môi trường, các đối tượng trong hoạt động kinh tế - xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như những yêu cầu quản lý cấp bách, được thể hiện qua việc gia tăng số nhóm và phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia trong Khung phân loại tiêu chuẩn (Bảng 3.3 và Bảng 3.4). Bên cạnh đó, việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia cũng được căn cứ trên các chiến lược, quy hoạch phát triển của các ngành cụ thể. Căn cứ vào các nguồn lực và năng lực tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã và đang được triển khai theo những định hướng ưu tiên xác định như: xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế (trong khuôn khổ Chương trình 712), cho các yêu cầu cấp thiết về quản lý và sản xuất, kinh doanh (do các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân đề xuất/yêu cầu); những yêu cầu về hội nhập kinh tế;… Các tiêu chuẩn quốc gia thực sự trở thành những tài liệu kỹ thuật làm cơ sở cho việc đảm bảo, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ Việt Nam.

Thứ hai, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực ngày càng gia tăng

Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực ngày một nhiều hơn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Hiện tại mức độ hài hòa của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đối với các Tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Tiêu chuẩn Điện quốc tế

110

(IEC), Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực Châu Âu (EN)..., đạt trên 50%, mục tiêu đến năm 2020 là 60% nhằm đảm bảo cho vị trí của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế, đóng góp vào mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

Thứ ba, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ngày càng tăng

Với thực trạng như ở Việt Nam hiện nay thì phương pháp chấp thuận hay phương pháp in lại tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực để áp dụng là chưa khả thi. Chính vì vậy phương pháp xây dựng tiêu chuẩn quốc gia mà cụ thể là phương pháp biên dịch chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hiện nay đang là phương pháp chính được sử dụng, số lượng tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng theo phương pháp này cũng tăng nhanh. Cụ thể trong giai đoạn 2007-2016, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực chiếm 62% (hoàn toàn tương đương và tương đương có sửa đổi), trong khi phương pháp soạn thảo lại (không tương đương) chỉ chiếm 38%. Đây cũng là một thuận lợi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn đang là một trong những chủ đề được quốc tế quan tâm.

Thứ tư, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thường xuyên được soát xét, cập nhật bổ sung các đối tượng tiêu chuẩn mới, phù hợp với định hướng thị trường, phục vụ cho nhu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế... Ví dụ, trong giai đoạn 2007- 2015, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia phục vụ cho hai nhiệm vụ lớn. Từ năm 2007-2010, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo Đề án triển khai thực hiện hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại với mục tiêu chính là xây dựng và soát xét hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, kết quả là tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét chiếm tỷ

111

trọng khá lớn (lần lượt là 68,1%-62,5%-47,3%-32,7%). Từ năm 2011-2016, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo Chương trình quốc gia

Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, với mục tiêu chính là xây dựng mới các tiêu chuẩn quốc gia (4.000 TCVN cho giai đoạn 2011-2015 và 2000 TCVN cho giai đoạn 2016-2020), chính vì vậy tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét chiếm tỷ trọng không cao (lần lượt là 14,6%-10,2%-8,5%-7,1%-6,8%-3,4%).

Bên cạnh đó, đánh giá chung cho 5 năm triển khai Đề án TBT giai đoạn 2005-2010, 5338 TCVN và 3000 TCN đã được rà soát nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và của sản xuất kinh doanh, đồng thời hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế. Sau khi rà soát, các tiêu chuẩn không cần thiết đã được loại bỏ, các tiêu chuẩn lạc hậu với trình độ khoa học và kỹ thuật đã được sửa đổi theo hướng hài hoà với tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc tế tương ứng. Trên 1000 TCVN đã được soát xét phục vụ mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý tốt các công trình quốc gia và nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng, an toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường đối với sản phẩm hàng hoá lưu thông trong nước [3].

Thứ năm, việc áp dụng tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định

Mặc dù chỉ là một nghiên cứu ở góc độ nhỏ, theo kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu của Tổng cục TCĐLCL cho thấy tác động khi áp dụng tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ trên 6 % đến 14 % doanh thu bán hàng hàng năm của công ty, khoảng từ 100 đến gần 160 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, một yếu tố nổi bật lên từ các đánh giá là tiêu chuẩn có một tác động đặc biệt lớn khi doanh nghiệp bằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn chủ chốt có thể làm tăng đáng kể lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình. Cùng với công nghệ, tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp dễ dàng tiến vào những thị trường mới, đẩy doanh thu tăng trưởng nhanh. Điều được rút ra từ các tính toán là phần tác động lớn nhất của tiêu chuẩn nằm ở việc tăng lòng

112

tin của khách hàng. Theo ước tính, tác động này đóng góp từ 30 % đến 50 % phần tăng doanh thu [60].

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)