Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
4.2.5. Nhóm giải pháp về mở rộng sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
4.2.5.1. Xã hội hóa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam Trong bối cảnh phát triển và hội nhập, để đáp ứng các nhu cầu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia đang thay đổi nhanh chóng và việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cần dựa trên nhu cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan (các cơ quan quản lý, các tổ chức sản xuất-kinh doanh; các hội, hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức nghiên cứu, triển khai; …) thì yêu cầu xã hội hóa hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam là yêu cầu cần được nghiên cứu và triển khai một cách bài bản và thích hợp.
Việc xã hội hoá hoạt động TCH ở Việt Nam nên được định hướng vào những nội dung sau đây:
- Thứ nhất, mở rộng sự tham gia của các ngành công nghiệp và xã hội vào hoạt động TCH quốc gia và quốc tế: Trong bối cảnh phát triển và hội nhập, để đáp ứng các nhu cầu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia đang thay đổi nhanh chóng và việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cần dựa trên nhu cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan (các cơ quan quản lý, các tổ chức sản xuất - kinh doanh; các hội, hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức nghiên cứu, triển khai;…) thì yêu cầu mở rộng sự tham gia của các ngành công nghiệp và xã hội trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn ở Việt Nam và quốc tế cần được nghiên cứu và triển khai một cách bài bản và thích hợp.
Cụ thể, về thủ tục xây dựng, quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia so với quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế rất nhiều về tính “mở”
ở cả thành phần tham gia xây dựng tiêu chuẩn cho đến công khai những thông tin về quá trình xây dựng tiêu chuẩn. Điều này dẫn đến kế hoạch xây dựng
138
tiêu chuẩn quốc gia không xuất phát từ thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như chưa lôi kéo được sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và do đó doanh nghiệp thường thiếu thông tin về tiêu chuẩn quốc gia và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia sau khi công bố. Chính vì vậy thông tin về toàn bộ quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cần công khai từ khâu kế hoạch cho tới khi công bố chính thức và “mở” để tất cả các bên quan tâm đều có quyền tham gia vào toàn bộ quá trình này từ khâu kế hoạch cho đến khi công bố tiêu chuẩn quốc gia. Cần thiết lập hệ thống thông tin điện tử về quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia để các bên quan tâm đều có thể tiếp cận thông tin và tham gia nếu không có điều kiện tham gia trực tiếp. Chúng ta có thể tham gia một số hệ thống góp ý trực tuyến cho quá trình xây dựng tiêu chuẩn của một số tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và khu vực rất dễ tiếp cận và sử dụng hiện nay để thiết lập hệ thống này cho Việt Nam.
Để cụ thể hoá các lợi ích về kinh tế-xã hội tiềm tàng của TCH, bao gồm khả năng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng, Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia cần phải thiết lập được những cơ chế để thu hút sự tham gia vào quá trình xây dựng TCVN của đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức nghiên cứu, hiệp hội ngành nghề và người tiêu dùng. Cụ thể, cần mở rộng thành phần tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, không cần phải đưa ra quy định giới hạn về số lượng các bên quan tâm tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng tiêu chuẩn quốc gia, đảm bảo mục tiêu tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Những đại diện này có thể tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn với tư cách thành viên các ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia hoặc đặt hàng xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia mà họ cần thiết, bao gồm cả việc cấp kinh phí cho việc xây dựng các tiêu chuẩn này, cũng như đề
139
xuất dự án xây dựng tiêu chuẩn và góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn nhằm bảo vệ quyền lợi của họ và của người tiêu dùng.
- Thứ hai, tăng cường các hoạt động hỗ trợ: Thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”[28] được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 712/2010/QĐ-TTg, ngày 21/5/2010, các hoạt động hỗ trợ như giáo dục-đào tạo, thông tin-tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức, nhận thức và kỹ thuật, nghiệp vụ về TCH như: Phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho doanh nghiệp; Đào tạo nghiệp vụ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, hướng dẫn gần doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm hàng hóa thuộc các ngành chủ lực, tác động nhiều đến xã hội, liên quan đến an toàn, vệ sinh và sức khỏe người tiêu dùng; Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống, công cụ quản lý cho doanh nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận hợp chuẩn đối với các TCVN đã hài hòa, cũng như chứng nhận hợp chuẩn đối với các TCQT, TCKV có liên quan đã được chú trọng tuy nhiên chưa có tính hệ thống và thường xuyên. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy rằng hoạt động này cần phải được triển khai thường xuyên, liên tục và có hệ thống thì mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Để làm tốt việc này, cơ quan tiêu chuẩn quốc gia cần phối hợp chặt chẽ với các hội, hiệp hội chuyên ngành, các tổ chức giáo dục - đào tạo và các cơ quan truyền thông. Hình thức và phương pháp thích hợp cũng là vấn đề quan trọng cần xem xét.
4.2.5.2. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn hóa ở mọi cấp, mọi ngành và đối với mọi thành phần trong cộng đồng xã hội.
Trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, vai trò của người tiêu dùng và các bên liên quan ngày càng quan trọng và được pháp luật quy định
140
những quyền cụ thể như tham gia trực tiếp vào ban soạn thảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mời tham gia góp ý kiến các dự thảo tiêu chuẩn có tác động, ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội, nền kinh tế, có quyền thành lập Hiệp hội, tổ chức xã hội để có một cơ cấu ổn định, có tiếng nói thống nhất, đủ mạnh để tác động đến các chính sách lớn của nhà nước trong hoạt động tiêu chuẩn hóa.
Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam cũng như các bên liên quan khác trong quá trình biên soạn, xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia vẫn đang phải đối mặt, đó là: Yếu về cơ sở hạ tầng để hỗ trợ (công nghệ thông tin, con người ...); Thiếu kinh phí hoạt động nghiệp vụ; Thiếu chuyên môn sâu trong các lĩnh vực tiêu chuẩn cụ thể; Ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp) còn hạn chế, vì vậy khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu kỹ thuật nước ngoài trong lĩnh vực liên quan; Nhận thức, hiểu biết về nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa còn hạn chế; Chưa đủ năng lực tiếp cận các công nghệ mới; Thiếu thông tin khoa học, công nghệ về một lĩnh vực tiêu chuẩn cụ thể.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức của tất cả các bên liên quan về vai trò cũng như những tác động tích cực của của tiêu chuẩn và hài hòa tiêu chuẩn trong thương mại quốc tế. Điều này có thể thực hiện thông qua đào tạo, hội thảo và để các bên liên quan trực tiếp tham gia vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn ở cấp quốc gia và cấp quốc tế theo chiều hướng mới, đó là tham gia có định hướng chiến lược vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc tế thay cho việc chấp nhận một cách máy móc và thụ động các tiêu chuẩn quốc tế.
Hai là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về tiêu chuẩn và nội dung tiêu chuẩn, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về việc áp dụng và được chấp nhận như nhau những tiêu chuẩn quốc gia được hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
Các kết quả thử nghiệm, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia sẽ được chấp nhận quốc tế khi chúng ta tham gia vào các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau, doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục chứng nhận chất lượng một lần, ở một nơi và được chấp nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Việc tuyên truyền phổ biến nội dung
141
tiêu chuẩn cũng cần gắn với tuyên truyền phổ biến về ý nghĩa và lợi ích khi doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc gia và quốc tế để ngày càng mở rộng đối tượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa, để tiêu chuẩn được xây dựng ra sẽ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đưa quá trình xây dựng tiêu chuẩn của Việt Nam hài hòa hơn với quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, để tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, cần tăng cường đầu tư cho các nội dung khác nhau của cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức việc xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn quốc gia.
Cụ thể là đầu tư nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế cũng như các thủ tục khác về đánh giá sự phù hợp cho hàng xuất nhập khẩu, thông tin về thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp hàng xuất nhập khẩu. Để các bên liên quan dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và mức độ tương đương của các tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế chúng ta cần hoàn thiện hơn hệ thống thông tin hiện tại về tiêu chuẩn hiện nay. Cụ thể là: (i), Nâng cấp hệ thống thông tin tiêu chuẩn quốc gia của Tổng cục TCĐLCL để dễ dàng tra cứu, có thể tìm kiếm tiêu chuẩn quốc tế từ tiêu chuẩn quốc gia hoặc tìm kiếm các tiêu chuẩn quốc gia đã có tương đương với tiêu chuẩn quốc tế; (ii) Thiết lập hệ thống thông tin trực tuyến về tiêu chuẩn quốc gia tại các Bộ chuyên ngành; (iii) Nâng cấp hệ thống góp ý trực tuyến cho toàn bộ quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở tham khảo các mô hình của quốc tế của khu vực Châu Âu và của các nước ASEAN.