Nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 137 - 140)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

4.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

4.2.2.1. Hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách quản lý nhà nước và thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa

Hoạt động tiêu chuẩn hóa Việt Nam luôn do nhà nước giữ vai trò chủ đạo cả về thể chế, nguồn lực và phát triển, mang đậm dấu ấn của một hệ thống được khởi xướng từ nhà nước theo phương thức tiếp cận từ trên xuống.

Hệ thống này chỉ thích hợp với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước đây, trong đó tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) đều phải bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành.

Trước mắt và còn một thời gian khá dài nữa, chủ thể của hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam sẽ vẫn là nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đa thành phần khi mà các thành phần kinh tế khác đang tham gia tích cực và có đóng góp ngày càng lớn hơn, đối tượng chủ yếu của tiêu chuẩn hoá là các doanh nghiệp với quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn thì chúng ta sẽ phải đối đầu với những bất cập về tiêu chuẩn hóa. Chính vì vậy, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phải được thay đổi từ phương pháp tiếp cận mang tính chất "áp đặt"sang phương pháp mang tính "lôi cuốn", hướng dẫn và tạo sân chơi bình đẳng để các bên liên quan cùng tham gia.

Để hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách quản lý nhà nước và thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa, Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (NSB) - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần phải thiết lập được một diễn đàn công khai, phản ảnh được các ý kiến và quan điểm của các ngành công nghiệp, người tiêu dùng và các bên liên quan trong hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, cụ thể là:

Một là, Thiết lập một cơ chế để phản ánh được các ý kiến của các ngành công nghiệp, người tiêu dùng và các bên liên quan trong hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

131

Hai là, Chuyển giao dần dần nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho các bộ phận khác của xã hội để cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chỉ đóng vai trò của nhà tổ chức "diễn đàn" để đồng thuận các giải pháp tiêu chuẩn hoá ở tầm quốc gia.

Ba là, Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa bằng nhiều hình thức đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Bốn là, Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu công nghiệp, ghi nhãn hàng hóa; ngăn chặn việc lưu thông hàng hóa giả, hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa đã hết hạn sử dụng, hàng hóa không đảm bảo đo lường, hàng hóa độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.

Năm là, Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất-chất lượng; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở trong quá trình sản xuất, kinh doanh; xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000...).

Sáu là, Hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm, hàng hóa cho các cơ sở, doanh nghiệp.

4.2.2.2. Nghiên cứu sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (2006).

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ban hành năm 2006, đến nay đã triển khai áp dụng được hơn 10 năm. Trong thực tiễn áp dụng một số nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế phân công trách nhiệm quản lý

132

nhà nước các bộ ngành, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết quốc tế và khu vực như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) … về loại bỏ rào cản kỹ thuật đưa ra các cam kết, yêu cầu cao hơn các thỏa thuận trước đây về đảm bảo tính minh bạch, thông thoáng của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đòi hỏi các thành viên phải quy định những cơ chế pháp lý, biện pháp cụ thể hơn để các bên có quyền tham gia sâu vào quá trình kế hoạch, xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm thúc đẩy thương mại tự do, cụ thể như sau:

Thứ nhất, mở rộng cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) quy định các cam kết mới cần bổ sung vào Luật Tiêu chuẩn và QCKT (2006): (i) Cam kết hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế; (ii) Việc minh bạch hóa trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật như hợp tác với các thành viên cần đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật, không tạo ra rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế;

(iii) Cho phép các tổ chức, cá nhân của nước thành viên khác tham gia vào quá trình xây dựng, góp ý dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình đánh giá sự phù hợp; (iv) Phải công bố tất cả dự thảo QCVN, quy trình đánh giá sự phù hợp (bao gồm tất cả dự thảo, dự thảo sửa đổi, bản chính thức QCVN và quy trình đánh giá sự phù hợp).

Thứ hai, rà soát, làm rõ trách nhiệm, thẩm quyền các bộ ngành, địa phương trong quy hoạch, kế hoạch, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia nhằm loại

133

bỏ mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khi xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

Thứ ba, trong quá trình hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cũng đã nảy sinh một số vấn đề nghiệp vụ cần được xem xét, giải quyết để đáp ứng các yêu cầu thực tế hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và hoạt động công bố áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cần bổ sung một số vấn đề: (i) quy trình xây dựng, ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với định hướng thúc đẩy xã hội hóa;

(ii) Mở rộng quyền tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của khu vực tư nhân; (iii) Thành lập và hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn chuyên ngành;

(iv) Các quy định về ghi nhãn, mã số mã vạch nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư, nêu rõ trong Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động tiêu chuẩn hóa chỉ sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao để đảm bảo hiệu lực pháp luật cho việc thi hành. Khuyến khích nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn từ khu vực tư nhân.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)