Nhóm giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 133 - 137)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

4.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

4.2.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2035

Tiêu chuẩn có tác động ngày càng sâu rộng đến mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và vì vậy việc hoạch định một chiến lược phát triển thích hợp mang ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vì vậy, phải được xây dựng trên cơ sở phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia theo các định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2035, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế kỹ thuật theo các chiến lược, quy hoạch phát triển đã được Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cũng phải thể hiện sự chú trọng đặc biệt đến định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ chế hoạt động từ quản lý tập trung sang cơ chế mở, minh bạch với sự tham gia tự nguyện của các bên liên quan.

Chính vì vậy, mục tiêu chiến lược cho hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam là: Hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để sớm

127

đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hoá với Tầm nhìn 2035 đối với hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam là: Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cao bằng cách đảm bảo rằng Thu hút sự tham gia của các bên liên quan và các đối tác một cách hiệu quả. Nền tảng vững chắc trong Phát triển con người và tổ chức, Sử dụng công nghệ hiệu quả và tập trung vào Trao đổi thông tin sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu cuối cùng là Các tiêu chuẩn được sử dụng ở mọi nơi.

Để đảm bảo mục tiêu cũng như tầm nhìn nêu trên, cần thực hiện theo các định hướng chiến lược như sau: (i) Cải thiện môi trường pháp lí về tiêu chuẩn và hợp chuẩn; (ii) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế quốc dân và các đối tượng xuất nhập khẩu chính;

(iii) Chú trọng hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, một cách thích hợp, đẩy mạnh việc quảng bá và áp dụng các tiêu chuẩn hài hoà đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên; (iv) Tăng cường việc phổ biến và sử dụng tiêu chuẩn quốc gia tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong quản lý nhà nước.

mua sắm, thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ; (iv) Sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế một cách thích hợp trong các quy chuẩn kỹ thuật;

(v) Xây dựng và triển khai các chương trình tiêu chuẩn hoá đồng bộ trong các lĩnh vực ưu tiên; (vi) Tham gia tích cực có trọng điểm vào hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế và khu vực, đặc biệt là các công việc kỹ thuật thông qua việc tham gia là thành viên P (thành viên chính thức) trong các ban kỹ thuật tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực ưu tiên quốc gia; (vii) Tăng cường giáo dục-đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng hoạt động tiêu chuẩn hóa; (viii) Tăng cường năng lực hoạt động cho các Tổ chức biên soạn tiêu chuẩn và Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.

128

4.2.1.2. Nâng cao sự tiệm cận các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực một cách thích hợp thông qua hài hòa tiêu chuẩn.

Một là, đảm bảo sự tương hợp về lĩnh vực/chủ đề giữa hệ thống TCVN và các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC, Codex và các hệ thống tiêu chuẩn của các tổ chức hoạt động TCH khu vực mà Việt Nam lựa chọn để hài hoà.

Sự tương hợp của hệ thống TCVN và các hệ thống TCQT, TCKV nêu trên đảm bảo rằng hệ thống TCVN sẽ được phát triển theo hướng hài hoà với các hệ thống đó, đồng thời tạo thuận lợi cho việc hoạch định các bước và hoạt động cụ thể trên cơ sở của việc phân tích, so sánh dễ dàng.

Việc tham gia của Việt Nam vào các hoạt động TCH quốc tế của ISO, IEC và Codex (mà nước ta là thành viên) cũng như sự hợp tác với các tổ chức hoạt động TCH khu vực sẽ đảm bảo cho việc chuyển đổi hệ thống TCVN theo hướng tương hợp với các hệ thống tiêu chuẩn đó được thuận lợi cả về khai thác thông tin lẫn bài bản phương pháp luận - nghiệp vụ về xây dựng tiêu chuẩn.

Khi xem xét sự tương hợp giữa hệ thống TCVN và hệ thống tiêu chuẩn của các tổ chức hoạt động TCH quốc tế, ở những lĩnh vực/chủ đề mà các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC và Codex đã có, cần đảm bảo nguyên tắc giành sự ưu tiên cho các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế này.

Hai là, soát xét thay thế các tiêu chuẩn quốc gia hiện có hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực. Các tiêu chuẩn này cần được đưa vào kế hoạch soát xét và xem xét khả năng chấp nhận các TCQT, TCKV đã có thành TCVN ở mức độ phù hợp. Cụ thể là, đối với các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật nên chấp nhận ở mức độ hoàn toàn tương đương như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng các yêu cầu kỹ thuật cho hàng xuất khẩu phù hợp với quy định của quốc tế và dễ dàng được chấp nhận ở thị trường quốc tế.

129

Mặc dù, đối tượng chính yếu được đề cập của luận án này là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, tuy nhiên đối với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành cũng cần được rà soát lại để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về hệ thống quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bởi lẽ các chuẩn mực quốc tế về hệ thống quản lý về truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đều rất nghiêm ngặt, chặt chẽ và bao quát đầy đủ các khía cạnh trong quản lý mà chúng ta nên chấp nhận hoàn toàn không cần sửa đổi. Ngoài ra, quy chuẩn kỹ thuật mang tính bắt buộc áp dụng, do đó nếu nó không nhất quán hoặc có những khác biệt với yêu cầu của quốc tế thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu vì vừa phải đáp ứng quy định của quản lý Nhà nước lại vừa phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu và đôi khi gây lãng phí về tiền bạc và công sức.

Ba là, xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia mới hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế: (i) chúng ta cần đưa vào kế hoạch xây dựng các TCVN trên cơ sở chấp nhận các TCQT, TCKV hiện có, đặc biệt là các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật, bao gồm cả quy định về bao gói, ghi nhãn và các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý, hệ thống truy xuất nguồn gốc và quản lý môi trường, phát triển bền vững vì đây là những tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực toàn cầu và được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các tiêu chuẩn về thuật ngữ, định nghĩa, phân loại cũng cần được hài hòa để thiết lập sự thông hiểu chung và tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại quốc tế; (ii) với các đối tượng cần xây dựng TCVN mới nhưng chưa có TCQT, TCKV thì chúng ta cần nghiên cứu quy định ở các nước phát triển hoặc ở những thị trường xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam về những mặt hàng này để đưa ra quy định nhằm đáp ứng yêu cầu ở các thị trường xuất khẩu và sau đó nên cùng các quốc gia khác đề xuất kế hoạch xây dựng TCQT, TCKV cho lĩnh vực liên quan.

130

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)