CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NHTM
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản.
1.1.2. Khái niệm sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là việc chúng ta có vốn ban đầu là đất, là nước, là giống cây trồng, vật nuôi ta sẽ tự sản xuất nông sản trên chính những gì mình có.
Sản xuất nông nghiệp không chỉ là làm ra lương thực, thực phẩm mà nó còn bao gồm cả khâu sơ chế và chế biến sản phẩm để có thể đƣa ra tiêu thụ bên ngoài thị trường.
1.1.3. Cá nhân sản xuất nông nghiệp
a) Khái niệm cá nhân sản xuất nông nghiệp
Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất được nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
b) Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh doanh kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ đó. Những hộ gia đình mà đất ở đƣợc giao
cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó.
Tài sản chung của cá nhân SXNN gồm tài sản tạo lập nên hoặc đƣợc tặng, cho và các tài sản khác.
Cá nhân SXNN là một lực lƣợng sản xuất to lớn ở nông thôn. Cá nhân SXNN hoạt động trong nhiều ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bên cạnh đó các hộ này còn tiến hành sản xuất kinh doanh ngành nghề phụ. Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nói trên đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cá nhân SX ở nước ta trong thời gian qua.
Tuy nhiên với quy mô sản xuất nhỏ, có sức lao động, có các điều kiện về đất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trường nên hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ chế chính sách về vốn thì kinh tế hộ không thể chuyển sang sản xuất hàng hoá, không thể tiếp cận với cơ chế thị trường.
1.1.4. Cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp
a) Khái niệm cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp
Cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay là NHTM giao hoặc cam kết giao cho cá nhân sản xuất nông nghiệp một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
b) Đặc điểm của cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp Cho vay cá nhân SXNN có các đặc điểm sau:
- Hoạt động tín dụng trong nông nghiệp chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố đặc thù của nông nghiệp.
- Đặc điểm cơ bản trong cho vay nông nghiệp là Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng và động vật nuôi; môi trường
tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng; chi phí tổ chức cho vay cao. Thường tính thời vụ được biểu hiện ở những mặt sau:
+ Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp nhƣ cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch/tiêu thụ tiến hành thu nợ.
+ Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để Ngân hàng tính toán thời hạn cho vay.
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Nguồn trả nợ ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Nhƣ vậy sản lƣợng nông sản thu đƣợc là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Mà sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn.
- Đối với ngân hàng, chi phí tổ chức cho vay cao do phải chi nhiều khoản như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng hay món vay và chi phí phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là:
+ Cho vay đối với hộ nông dân thì phải chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô của từng món vay thường là nhỏ.
+ Số lƣợng khách hàng đông, phân bổ ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ, cũng là yếu tố làm tăng chi phí.
+ Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro tương đối lớn so với các ngành khác.
+ Lãi suất thu hút vốn cho vay nông nghiệp cao do bị giới hạn bởi các nguồn tại chỗ, phải chuyển dịch vốn từ nơi khác làm chi phí vốn tăng lên.
+ Hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, chính đặc điểm này làm ảnh hưởng lớn đến tổ chức cho vay và áp dụng các phương thức, kỹ thuật cho vay.
- Tính pháp lý của cá nhân SXNN là vấn đề cần quan tâm khi quan hệ tín dụng. Mọi thành viên trong hộ tham gia lao động và cùng hưởng thu nhập chung. Về mặt thủ tục pháp lý trong giao dịch ngân hàng, chỉ cần đại diện hộ đứng tên giao dịch với ngân hàng trên cơ sở uỷ quyền của các thành viên trong hộ. Xuất phát từ tính đặc thù này mà mọi thành viên trong hộ gia đình đều liên đới trong quan hệ giao dịch tín dụng.
- Khả năng tài chính của cá nhân SXNN: cá nhân SXNN nhìn chung có khă năng tài chính không mạnh, tài sản bảo đảm tiền vay chủ yếu là quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền trên đất có giá trị không lớn, tính thanh khoản không cao. Mặt khác, nhiều tài sản không có giấy tờ sở hữu hay quyền sử dụng mà có được nhờ chuyển nhượng theo phong tục tập quán địa phương.
Đây là yếu tố cần xem xét khả năng đáp ứng điều kiện về bảo đảm tiền vay.