Nhóm giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 88 - 95)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN SẢN XUẤT NÔNG NGHỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

3.1. ĐỊNH HƯỚNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC ĐAK LĂK

3.2.2. Nhóm giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ

a. Thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đúng quy trình cho vay cá nhân SXNN

Để giảm thiểu đƣợc rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân SXNN thì CBTD cần nghiêm túc thực hiện đúng theo quy trình cấp tín dụng:

- Thực hiện nghiêm túc công tác thẩm định và phân tích tín dụng trước khi cho vay: Đây là giai đoạn cần tìm hiểu các thông tin về khách hàng cá nhân SXNN làm cơ sở việc thẩm định và quyết định cho vay.

- Khi CBTD thẩm định không kĩ càng; kiểm tra sơ sài các điều kiện vay vốn: hồ sơ pháp lý, khả năng tài chính, nhu cầu vay, xác định đúng giá trị TSĐB…của cá nhân SXNN thì rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra. CBTD cần thu

thập thông tin từ nhiều phía để có những thông tin khách quan để đánh giá chính xác về cá nhân SXNN chứ không chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp.

- Rủi ro xảy ra trong giai đoạn này chủ yếu là do những đánh giá không đúng của CBTD về cá nhân SXNN. Vì vậy, muốn hạn chế rủi ro thì chi nhánh cần có điều kiện tiêu chí đánh giá cụ thể đối với cá nhân SXNN, có thể xây dựng chính sách khách hàng riêng cho đối tƣợng cá nhân SXNN.

b. Nâng cao chất lượng thẩm định trong cho vay

- Đảm bảo số lƣợng CBTD đủ, đảm bảo khả năng, thời gian thẩm định khách hàng của mình, tránh việc do không đủ thời gian thẩm định mà CBTD bỏ qua giai đoạn thẩm định sơ sài đối với khách hàng mới hoặc không tái thẩm định đối với các khách hàng cũ.

- Nâng cao chất lƣợng thẩm định và phân tích tín dụng

Các RRTD tiềm ẩn xuất phát rất lớn từ khâu thẩm định và phân tích tín dụng sơ sài, thiếu chính xác từ đó dẫn đến sai lầm khi quyết định cho vay là lựa chọn đối nghịch loại bỏ khách hàng tốt và cho vay khách hàng có nguy cơ rủi ro. Thẩm định và phân tích tín dụng là một giai đoạn hết sức quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Vì vậy khi thẩm định, phân tích tín dụng cá nhân SXNN, Chi nhánh cần chú trọng xoáy sâu vào các vấn đề sau:

o Năng lực tài chính, nguồn trả nợ của cá nhân SXNN

o Phương án kinh doanh: tính khả thi, khả năng sinh lời, rủi ro tiềm ẩn...

o Uy tín, tƣ cách cũng nhƣ năng lực kinh doanh của các cá nhân đặc biệt là chủ cá nhân SXNN.

c. Hoàn thiện công tác thẩm định TSĐB, công tác đảm bảo tài sản nợ vay

Nếu đánh giá đúng về TSĐB cũng giúp cho chi nhánh giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình. Muốn vậy, chi nhánh cần tiến hành một số biện pháp sau:

- Thành lập tổ định giá

Việc cán bộ khách hàng thực hiện hầu hết các công việc trong quá trình cho vay là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng trong công tác cho vay nói chung và cho vay cá nhân SXNN nói riêng. Chi nhánh cần thành lập tổ định giá TSĐB riêng để đảm bảo tính chính xác, khách quan trong việc đánh giá TSĐB để hạn chế đƣợc rủi ro phát sinh trong công tác định giá.

Công tác định giá khi tách riêng với công tác thẩm định, phân tích tín dụng sẽ tránh đƣợc tình trạng cho vay cho vay dựa trên nhu cầu vốn thực tế của khách hàng mà cho vay trên cơ sở giá trị TSĐB.

- Đánh giá lại giá trị TSĐB kịp thời theo diễn biến thị trường bất động sản.

TSĐB có vai trò giúp giảm tổn thất của rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, việc cập nhật giá trị TSĐB theo đúng diễn biến thị trường bất động sản sẽ phản ánh đúng giá trị của TSĐB và số tiền cần phải trích lập dự phòng rủi ro nếu không may có rủi ro xảy ra. Do đó, chi nhánh cần phải thường xuyên, định kì thực hiện công tác đánh giá lại tài sản.

- Tăng cường kiểm tra TSĐB là động sản.

Các tài sản đảm bảo là động sản (phương tiện vận tải, máy móc thiết bị,…) rất dễ hƣ hỏng, giảm giá trị trong qua trình bảo quản, sử dụng. Để hạn chế mất mát, hƣ hỏng cho các tài sản là động sản thì cán bộ khách hàng cần thường xuyên thực hiện kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng quý. Từ đó giúp

chi nhánh kịp thời phát hiện các trường hợp mất mát, hư hỏng để có các biện pháp như thu hồi nợ trước hạn hay các biện pháp thích hợp khác để hạn chế rủi ro xảy ra.

- Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định TSĐB

+ Phân tích, nắm rõ những vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố như giá trị thực và biến động theo giá thị trường, khả năng chuyển nhượng, tính pháp lý của tài sản...

+ Định kỳ tiến hành đánh giá lại giá trị của TSBĐ: trên thực tế hiện nay, TSBĐ giữ vai trò rất lớn trong việc giảm tổn thất tín dụng khi vay, do đó việc cập nhật giá trị của TSBĐ theo thời giá sẽ phản ánh đúng giá trị cũng nhƣ tính thanh khoản của TSBĐ, đảm bảo tính chính xác của số tiền cần phải trích lập dự phòng cụ thể và hạn chế RRTD cho Chi nhánh. Do vậy, Chi nhánh cần thường xuyên thực hiện công tác này, Lãnh đạo Chi nhánh cần quy trách nhiệm cụ thể đến các bộ phận liên quan không thực hiện nghiêm túc hoạt động này.

d. Nâng cao hiệu quả giám sát sau vay vốn nhằm phát hiện và xử lý nợ có vấn đề kịp thời

Chi nhánh cần quan tâm hơn đến công tác kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay nhằm bảo đảm đồng vốn mà ngân hàng tài trợ đƣợc đầu tƣ đúng mục đích và không trái với quy định của pháp luật trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tƣ.

Cán bộ phải luôn ở thế chủ động, giám sát hoạt động, tình trạng công việc và thu nhập của khách hàng, thường xuyên cập nhật thông tin của khách hàng

Cần thường xuyên theo dõi tình hình vườn cây của khách hàng vay vốn chăm sóc cây trồng, đặc biệt là cây tiêu (do dễ bệnh tật) để nắm bắt đƣợc tình hình sớm và có phương án xử lý thích hợp.

Kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng nguyên nhân phát sinh nợ có

vấn đề, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ có vấn đề, đặc biệt là nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm xử lý nợ có vấn đề, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong cho vay. Hiện nay các chế tài xử lý đối với tập thể, CBTD phụ trách khoản vay phát sinh nợ có vấn đề, nợ xấu vẫn chƣa rõ ràng, bởi vậy trong tương lai Chi nhánh cần phải lập ra các chế tài cụ thể gắn liền với trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc để phát sinh nợ có vấn đề, nợ xấu từ đó mới thúc đẩy đƣợc ý thức kiểm soát các khoản cho vay của CBTD nói riêng và tập thể nói chung.

Lên kế hoạch cụ thể các giải pháp thực hiện xử lý nợ đối với từng khoản vay có vấn đề, tránh phát sinh nợ xấu. Căn cứ trên những đánh giá, phân loại về thực trạng của các khách hàng, chủ động xây dựng phương án xử lý cụ thể đối với từng món nợ, sử dụng các phương pháp xử lý tiếp tục khai thác hay thanh lý TSBĐ để thu hồi tuỳ thuộc vào tình hình thực tế sao cho linh hoạt, phù hợp với từng khách hàng cũng nhƣ Chi nhánh nhằm đảo bảo thu hồi nợ với kết quả cao nhất và chi phí hợp lý. Đối với những trường hợp khó khăn trong trả nợ thì kết hợp nắm bắt tình hình và cùng khách hàng bàn bạc để tìm hướng tháo gỡ khó khăn vướng mắc của khách hàng.

Tăng cường hỗ trợ nguồn lực để thu hồi nợ có vấn đề. Xây dựng mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền, các cơ sở ban ngành địa phương nơi khách hàng sinh sống hoặc kinh doanh, nhất là các cơ quan pháp luật để thực hiện thu hồi nợ đối với các khách hàng không chịu hợp tác trong việc thanh toán nợ, động viên khách hàng thực hiện đúng trách nhiệm đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

e. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, xây dựng qui định xếp hạng tín dụng nội bộ đối với cá nhân SXNN

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng thì không thể tránh khỏi việc phát

sinh các khoản nợ quá hạn nợ xấu. Phải đi thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu là việc không mong muốn của ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Trong tình hình nền kinh tế nhƣ hiện nay, để giảm đƣợc nợ quá hạn, nợ xấu là không hề dễ dàng. Để thực hiện tốt việc này chi nhánh cần thực hiện các biện pháp sau:

- Phân loại đúng, chính xác các khoản nợ vào nhóm nợ tương ứng.

Định kì khi phân loại nợ cán bộ quan hệ khách hàng cần phân loại đúng các khoản nợ vào đúng nhóm nợ theo quy định, không làm công việc này cẩu thả, sơ sài dẫn đến việc đánh giá không đúng thực trạng các khảo nợ của chi nhánh làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ. cần có các hình thức xử phạt nghiêm đối với các bộ làm không đúng công việc này.

- Cần có kế hoạch cụ thể để thu hồi với các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng.

Đối với các khoản nợ xấu phải có từng phương án xử lý riêng thích hợp với tình hình thực tế tiếp tục xử lý hay thanh lý tài sản nhằm đƣa lại hiệu quả cao nhất với chi phí phù hợp. Chi nhánh cần phối hợp với khách hàng hay các cơ quan chức năng có liên quan để có phương án thu hồi nợ hiệu quả.

f. Hoàn thiện công tác thu thập, sử dụng thông tin khách hàng cá nhân SXNN

Thông tin tín dụng là cơ sở quan trọng để ngân hàng đƣa ra quyết định cho vay đối với khách hàng, tuy nhiên, hiện nay nguồn thông tin tín dụng của cá nhân SXNN mà Chi nhánh có đƣợc chủ yếu là từ hồ sơ do khách hàng cung cấp, việc xác định tính chính xác của những thông tin của khách hàng cá nhân rất khó, chủ yếu dựa vào sự nắm bắt địa bàn cho vay của CBTD.

Ở nước ta, các CBTD rất khó khăn trong vấn đề nguồn thông tin. Mặc dù, đã có trung tâm thông tin tín dụng CIC, nhƣng các thông tin ở đây còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở các thông tin rằng khách hàng vay vốn của chi nhánh hiện đang có tài khoản tại ngân hàng nào, số dƣ bao nhiêu, quá hạn bao

nhiêu,… Bên cạnh đó, chi phí khai thác thông tin CIC đối với khách hàng cá nhân SXNN là khá lớn do số lƣợng khách hàng lớn, món vay nhỏ lẻ. Chính vì thế Chi nhánh cần tự tìm cách nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin nhƣ:

- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý hành chính thôn, xóm, phường, xã, các tổ chức đoàn thể xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ…) để khai thác thêm nguồn thông tin của khách hàng cũng nhƣ xác nhận các thông tin do khách hàng cung cấp. Các tổ chức trên là các đơn vị quản lý hoặc có quan hệ trực tiếp với đối tƣợng khách hàng cá nhân SXNN trên địa bàn, liên quan đến nhiều khâu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, nắm bắt đƣợc nhiều thông tin quan trọng về tình hình thực tế. Chính vì thế đây là nguồn thông tin rất quan trọng trong quá trình khảo sát thôn tin khách hàng cá nhân SXNN.

- Thu thập thông tin thị trường: CBTD cần phải khai thác thông tin mang tính thị trường về ngành nghề, sản phẩm mà khách hàng đang sản xuất, tình hình cung cầu cảu sản phẩm, giá cả của sản phẩm, sự biến động giá trị của TSBĐ. Hiện nay, cùng với quá trình hội nhập của đất nước với nền kinh tế thế giới, giá cả của hàng hoá có chiều hướng diễn biến rất phức tạp, khó dự đoán hơn rất nhiều. Chính vì thế việc nắm bắt xu hướng giá cả của sản phẩm cho vay cá nhân SXNN tại chi nhánh là đặc biệt quan trọng vì nó quyết định đến nguồn thu, khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó Chi nhánh có thể đƣa ra những quyết định tín dụng cần thiết, kịp thời để hạn chế rủi ro xảy ra.

- Việc cải thiện thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ CBTD rất nhiều trong việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng, việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính sẽ có cơ sở hơn, không chỉ dựa vào chủ quan của CBTD, từ đó kết quả chấm điểm sẽ chính xác hơn.

Chi nhánh cần có quy định chặt chẽ trong việc kiểm soát kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng để tránh tình trạng CBTD chấm điểm theo cảm

tính và theo ý muốn chủ quan nâng điểm xếp hậng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)