Kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại Ngân Hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh bắc Đăk lăk

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 67 - 73)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN SẢN NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC ĐẮK LẮK

2.3.4. Kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại Ngân Hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh bắc Đăk lăk

a) Cơ cấu nhóm nợ

Thực hiện theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN, những năm qua, Chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ của cá nhân SXNN, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.4. Cơ cấu nhóm nợ cho vay cá nhân SXNN tại BIDV Bắc Đăk Lăk giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Dƣ nợ 1312,4 100% 1643 100% 1745,7 100%

Nợ nhóm 1 1309,6 99,79% 1637 99,63% 1723,75 98,74%

Nợ nhóm 2 0,667 0,05% 4,568 0,28% 13,22 0,76%

Nợ nhóm 3 0,263 0,002% 0,904 0,05% 3,94 0,23%

Nợ nhóm 4 0,263 0,002% 0,471 0,03% 4,24 0,24%

Nợ nhóm 5 0,714 0,05% 0,659 0,04% 2,29 0,13%

2.Nợ xấu 1,240 0,09% 2,033 0,12% 10,47 0,6%

( Nguồn: Báo cáo BIDV Bắc ĐăkLăk) Qua bảng 2.4, kết quả phân loại nợ theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN của Chi nhánh trong thời gian qua cho thấy chất lƣợng tín dụng cá nhân SXNN đã và đang có những cải thiện tích cực, đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Điều này thể hiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân SXNN tại Chi nhánh đã phát huy hiệu quả tốt.

Về mức thay đổi cơ cấu nợ ở các nhóm trong giai đoạn 2016-2018 của Chi nhánh, qua bảng số liệu cho thấy:

Dƣ nợ nhóm 1 tăng dần qua các năm, tuy nhiên mức tăng không đáng kể, chỉ từ 1308.5 tỷ đồng đến 1723 tỷ đồng, nhƣng so với tỷ trọng trong cơ cấu nhóm nợ thì lại giảm. Đến năm 2018 tỷ trọng nợ nhóm 1 chiếm 98.7%.

Tỷ trọng nợ nhóm 2 tăng dần qua các năm, mức tăng tương đối cao (từ 0.05% đến 0.76%), tuy mức tăng nhanh nhƣng tỷ lệ nợ nhóm 2 vẫn thấp trong tổng dƣ nợ của cho vay cá nhân SXNN.

Tỷ trọng nợ nhóm 3, nhóm 4 tăng nhanh qua các năm từ 0.02% lên đến 0.24 %.

Nợ nhóm 5 của Chi nhánh vẫn tồn tại có sự biến động qua các năm, nhìn chung trong giai đoạn 2016 -2018 tỷ trọng nợ nhóm 5 tăng từ 0.05% lên đến 0.133%

Nhìn chung, nợ nhóm 1 vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ cho vay cá nhân SXNN. Với chính sách cho vay cá nhân SXNN hợp lý, tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định qua các năm, tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều có tăng lên nhƣng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và đạt mục tiêu của Chi nhánh đề ra (mục tiêu năm 2018 là < 0.7%), điều đó cho thấy Chi nhánh đã thực hiện tốt việc kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân SXNN. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 nên Chi nhánh cần phải chú trọng nhiều hơn nữa trong công tác xử lý thu hồi các khoản nợ xấu, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh.

Mặc dù nợ nhóm 1 chiếm tỷ trong lớn trong tổng dƣ nợ cho vay cá nhân SXNN, tuy nhiên so với địa bàn và môi trường hoạt động của Chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát nhƣng vẫn còn khá cao. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đồng thời tránh những rủi ro trong thời gian tới Chi nhánh cần phải giảm hơn nữa tỷ lệ nợ xấu. Đây thực sự là một thách thức đối với công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân SXNN tại Chi nhánh và yêu cầu nâng cao chất lƣợng tín dụng cá nhân SXNN là một đòi hỏi cấp bách, thiết thực.

b) Tỷ lệ nợ xấu

Một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM chính là tỷ lệ nợ xấu, vì vậy để có thể đánh giá chính xác chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ thành quả của công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân SXNN của Chi nhánh chúng ta cần phải nghiên cứu về tỷ lệ này.

Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu cho vay cá nhân SXNN tại BIDV Bắc Đăk Lăk năm 2016-2018

ĐVT: Triệu đồng

Năm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chỉ tiêu Số

tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Nợ xấu

CV CNSXNN 1,240 100% 2,033 100% 10,470 100%

Nợ nhóm 3 263 21,2% 904 44,5% 3,940 37,6%

Nợ nhóm 4 263 21,2% 471 23,2% 4,240 40,5%

Nợ nhóm 5 714 57,6% 659 32,3% 2,290 21,9%

Tỉ lệ nợ xấu

(CNSXNN) 0,09% 0,12% 0,6%

(Nguồn: Báo cáo BIDV Bắc ĐăkLăk) Qua bảng 2.5, nhìn chung ta thấy tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh đƣợc tăng khá nhanh, tuy nhiên vẫn khống chế ở mức cho phép và thấp hơn so với tỉ lệ nợ xấu trung bình của toàn hệ thống BIDV Việt Nam. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân SXNN là 0.09%. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu là 0.12%. Năm 2018, tỷ lệ này là 0.6% đạt đƣợc mục tiêu Chi nhánh đề ra là thấp hơn 0.6%.

Điều đó cho thấy chất lƣợng cho vay đang tốt.

Nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 tăng nhanh qua các năm, dƣ nợ nhóm 5 tăng qua các năm nhƣng tỷ trọng của nợ nhóm 5 trong nợ xấu lại giảm từ 57.6%

năm 2016 xuống 21.9% năm 2018. Nhƣ vậy tỷ trọng nợ xấu tăng là do nợ nhóm 3 và nhóm 4 tăng. Điều này cho thấy khả năng xử lý nợ xấu đã phát sinh của Chi nhánh là chƣa hiệu quả. Nó thể hiện ở việc ngay từ khi nợ có nguy cơ tiềm ẩn ở nhóm 2, Chi nhánh phải áp dụng mọi biện pháp xử lý triệt để nhằm tránh chuyển nhóm nợ cao hơn do phụ thuộc vào thời gian xử lý nợ.

Một thực tế cần phải xem xét là tại Chi nhánh khi có nợ xấu phát sinh (nhóm 3) thì lúc đó mới thực hiện phân công cán bộ tiến hành xử lý, nên việc hạn chế nợ xấu chuyển nhóm là khó thực hiện, chỉ khi nợ đã chuyển sang nhóm 5 thì mới dần dần xử lý do còn liên quan đến nhiều yếu tố khách quan nhƣ: ý thức trả nợ của khách hàng, thời gian phát mãi tài sản, biện pháp pháp lý (tòa án, thi hành án...) còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Có một điểm cần lưu ý là do Chi nhánh có địa bàn quá rộng, khối lƣợng công việc tín dụng tại đơn vị quá lớn trong khi nhân sự làm công tác tín dụng lại quá mỏng cũng góp phần làm cho công tác xử lý nợ xấu không đƣợc hiệu quả. Những dấu hiệu trên cho thấy công tác quản lý nợ xấu trong cho vay cá nhân SXNN còn nhiều hạn chế.

Qua đây có thể thấy, bên cạnh việc tăng trưởng tích cực của dư nợ cá nhân SXNN, tỉ lệ nợ xấu đã đƣợc duy trì ở mức thấp là một điều đáng mừng, tuy nhiên tỉ lệ này còn chƣa ổn định nên Chi nhánh cần chú trọng vào công tác xử lý nợ xấu và nâng cao chất cho vay.

c) Tỷ lệ nợ xấu mới phát sinh trong kỳ

Bảng 2.6. Tình hình nợ xấu mới phát sinh trong kỳ cho vay cá nhân SXNN tại BIDV Bắc Đăk Lăk năm 2016-2018

ĐVT: Triệu đồng Năm

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nợ xấu mới

phát sinh trong kỳ

0,787 1,65 8,963

Tỷ lệ nợ xấu mới phát sinh trong kỳ

0,059% 0,1% 0,51%

(Nguồn: Báo cáo BIDV Bắc ĐăkLăk)

Tỷ lệ nợ xấu mới phát sinh trong kỳ tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu phát sinh trong kỳ tăng từ 0,059% năm 2016 lên 0,1% năm 2017, năm 2018 lại tăng mạnh lên đến 0,51%. Năm 2018 tỷ lệ nợ xấu phát sinh tăng lên là do một số khoản nợ trước chưa chuyển nhóm nhưng tới thời điểm hiện tại chưa thể trả nợ nên làm cho nợ xấu tăng lên. Đồng thời những hộ SXNN vay vốn trong năm qua gặp khó khăn nên chƣa hoàn trả đúng thời hạn các khoản nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng cũng dẫn tới phát sinh thêm các khoản nợ xấu.

d) Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro

Bảng 2.7. Tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể trong cho vay cá nhân SX NN ĐVT: Tỷ đồng,%

Năm

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Số liệu Số liệu

Tăng giảm so với 2016

Số liệu

Tăng giảm so với 2017

DPRR cụ thể 0,5265 0,657 1,92

Tổng dƣ nợ 1312,4 1643 1745,7

Tỷ lệ DPRRCT (%) 0,04 0,04 0 0,11 0,07

(Nguồn: Báo cáo BIDV Bắc ĐăkLăk) Qua Bảng 2.6, thể hiện tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể trong cho vay cá nhân SXNN của Chi nhánh năm 2016,2017 là 0.04%, tỷ lệ này qua năm 2018 là 0.11%, tăng 0.07% do trong năm này nợ xấu tăng so với năm 2017. Trong năm 2018 với việc các nhóm nợ tiếp tục tăng nên tỷ lệ trích lập DPRR theo đó mà tăng so với năm 2017 (tăng 0.07%) từ 0.04% lên 0.11%.

Với việc phải trích lập DPRR, Chi nhánh đã có thể nhận thấy một cách rõ ràng nhất những ảnh hưởng trực tiếp của việc không thu hồi được nợ, đồng thời với sự thay đổi theo chiều hướng xấu của nền kinh tế nói chung và thị

trường bất động sản nói riêng đã làm bộc lộ những nhược điểm trong cho vay phụ thuộc quá nhiều vào TSBĐ. Đây cũng là một bài học để các NHTM cũng nhƣ Chi nhánh rút kinh nghiệm, thay đổi tƣ duy cho vay khách hàng phải dựa trên việc đánh giá hiệu quả hoạt động của phương án kinh doanh.

e) Tỷ lệ nợ xoá ròng

Từ ngày thành lập đến nay, hoạt động tín dụng của Chi nhánh chƣa thực hiện xoá nợ cho khoản vay nào của cá nhân SXNN.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)