Khuyến nghị đối với Chính phủ, cơ quan chính quyền các cấp

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 104 - 111)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN SẢN XUẤT NÔNG NGHỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

3.3.3. Khuyến nghị đối với Chính phủ, cơ quan chính quyền các cấp

Trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ hơn nữa hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân SXNN, chính phủ, cơ quan chính quyền các cấp cần phải:

- Hoàn thiện hệ thống chính sách hiện hành, đặc biệt là chú trọng ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn.

+ Cần đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình kênh mương thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất cùa cá nhân SXNN. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước cần tiếp tục đổi mới các chính sách phát triển, quản lý kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện hơn nữa cho nông nghiệp nông thôn phát triển.

+ Cần phát huy hơn nữa các chính sách cho vay vốn đến từng cá nhân SXNN dưới nhiều hình thức khác nhau sát với thực tế của từng địa phương.

Ban hành các chính sách nhƣ chính sách thuế, chính sách đất đai... tạo điều kiện cho nhân dân tổ chức sản xuất tốt và thuận lợi trong vấn đề vay vốn....

+ Cần phải hướng người dân đến sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho cá nhân SXNN phát triển sản xuất theo hướng trang trại trên quy mô lớn phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng địa phương. Ngoài ra cần tổ chức tốt công tác khuyến nông lâm để giúp đỡ bà con nông dân trong việc định hướng giống cây trồng cho phù hợp, cách phòng chống dịch bệnh, cách chăm bón mang lại hiệu quả, cũng nhƣ biện pháp giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch...

- Chính sách của Nhà nước khi thay đổi cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của Nhà nước không được thông báo trước thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Và điều này cũng nằm ngoài khả năng dự báo của ngân hàng, do vậy rủi ro của khách hàng dẫn đến hậu quả ngân hàng phải gánh chịu.

- Tòa án, Thi hành án cấn tiến hành xử lý các vụ kiện đòi nợ và thi hành án đƣợc nhanh chóng, tránh để tồn đọng các vụ kiện để ngân hàng thu hồi các khoản nợ gốc và lãi

Thực tế các vụ kiện dân sự của BIDV Bắc Đăk nói riêng và NHTM nói chung đối với khách hàng nhằm đòi nợ thường kéo dài rất lâu, nhiều thủ tục, công đoạn làm mất thời gian, chi phí, công sức của cả Chi nhánh và khách hàng vay. Bên cạnh đó việc thi hành án sau phán quyết của toà án còn chậm

trễ, kéo dài, tồn đọng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thu hồi nợ gốc, lãi của Chi nhánh. Do đó kiến nghị Toà án cần phải có các phương án xử lý các vụ kiện dân sự của NHTM đối với khách hàng phải đƣợc nhanh chóng, tránh việc kéo dài gây lãng phí thời gian, chi phí của 2 bên, cũng nhƣ sự phối kết hợp của các cơ quan tƣ pháp, tạo khuôn khổ pháp lý cho ngân hàng có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhƣợng quyền sở hữu đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu của cá nhân SXNN.

- Sửa đổi chính sách bảo đảm quyền chủ động của các TCTD khi xử lý tài sản đảm bảo, cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của người cho vay theo nguyên tắc thông thường thì khi người vay không hoàn được nợ, TCTD cho vay đƣợc quyền bán TSBĐ, thế chấp để thanh lý các khoản nợ đó không phải thông bất kỳ cơ quan nào, ngoại trừ hợp đồng tín dụng có tranh chấp.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh của cá nhân SXNN và doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của các NHTM.

KẾT LUẬN

Trên thực tế dù không mong muốn nhƣng các NHTM phải thừa nhận RRTD trong cho vay luôn luôn gắn liền với hoạt tín dụng của ngân hàng. Hậu quả của RRTD vô cùng nặng nề làm giảm thu nhập, thất thoát vốn, tác động xấu đến uy tín vị thế của ngân hàng và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống các NHTM và nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế khó khăn và nhiều biến động nhƣ hiện nay, NHTM phải chịu nhiều nguy cơ, rủi ro lớn trong hoạt động thì RRTD càng trở thành một vấn đề nhức nhối trong công tác quản trị của ngân hàng. Tuy RRTD trong cho vay của ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn nhƣng việc giảm thiểu tác động của nó là việc có thể thực hiện đƣợc. Vì vậy, kiểm soát RRTD là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị của NHTM.

Tuy nhiên do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan nên hoạt động kiểm soát RRTD tại Chi nhánh vẫn còn nhiều mặt hạn chế và những khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính những vướng mắc và khó khăn trong thực hiện nên hoạt động kiểm soát RRTD chƣa đạt đƣợc chất lƣợng theo yêu cầu, còn nhiều tồn tại đã dẫn đến chất lƣợng tín dụng giảm. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với các NHTM mà còn đòi hỏi sự quan tâm đúng mức, kịp thời và sự phối hợp giải quyết của các cơ quan chức năng.

Nội dung đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng tình hình kiểm soát RRTD, trong đó nhấn mạnh đến cho vay đối tƣợng là cá nhân SXNN tại BIDV Bắc Đăk Lăk để tìm ra các ƣu điểm, nhƣợc điểm và những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện góp phần nâng cao chất lƣợng kiểm soát RRTD của Chi nhánh. Nội dung đề xuất các giải pháp hoàn thiện đặc biệt chú trọng vào những nội dung trong phạm vi mà tại chi nhánh có thể thực hiện đƣợc, ngoài ra còn có một số đề xuất đối với

BIDV Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.

Những kết quả nghiên cứu luận của văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân SXNN tại Chi nhánh, tạo môi trường tín dụng an toàn và hiệu quả để Chi nhánh đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh cao nhất, đủ sức cạnh tranh với các NHTM trong và ngoài nước.

Trong quá trình hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, cung cấp tài liệu, sự chỉ bảo tận tình của Giảng viên hướng dẫn là PGS.TS.

Võ Thị Thuý Anh. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho sự giúp đỡ từ cô.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu nhƣng do thời gian nghiên cứu có hạn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố cho nên luận văn chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận đƣợc những lời góp ý của Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và các bạn bè đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Tuấn Anh (2018), Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Đắk Lắk, luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng.

[2] Phạm Bá Hoà (2016), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại NHTMCP Sài gòn – CN Đăk Lăk, Luận văn thạc sỹ.

Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng.

[3] Tô Ngọc Hƣng, Nguyễn Đức Trung (2017), “Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn: từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 21-2017.

[4] Đặng Thành Long (2016), Phân tích tình hình cho vay sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ.

Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng.

[5] Nguyễn Thị Nhật Minh (2018), Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đắk Lắk, luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng.

[6] Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2016), Công văn số 4749/BIDV-NHBL ngày 24/06/2016 “V/v Hướng dẫn cấp tín dụng mục đích sản xuất kinh doanh đối với khách hàng bán lẻ”

[7] Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Đức Anh (2017), “Đánh giá khả năng tiếp cận tiếp cận tín dụng của cá hộ gia đình nông thôn và một số khuyến nghị”, Tạp chí ngân hàng, số 1 và 2 năm 2017.

[8] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 30/12/2016 “V/v Quy định về

hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”.

[9] Nguyễn Thị Như Phương (2018), Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro rín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất - kinh doanh nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh phú yên, luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng.

[10] Hoàng Văn Thái (2015), Kiểm sót rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Krông Năng. Luận văn thạc sỹ.

Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)