CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN SẢN NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC ĐẮK LẮK
2.3.3. Thực trạng các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại Ngân Hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh bắc Đăk lăk
a) Các giải pháp né tránh RRTD
Trong công tác kiểm soát RRTD chi nhánh đã sử dụng các giải pháp né tránh RRTD sau:
- Lựa chọn khách hàng cho vay trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ:
Một trong những công cụ đƣợc đánh giá là hiệu quả nhất trong việc né tránh rủi ro tín dụng của BIDV Bắc Đăk Lăk là thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân nhằm đánh giá cụ thể mức độ rủi ro tín dụng của từng khách hàng thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo bộ giá trị chuẩn do BIDV quy định cho mỗi loại khách hàng. Kết quả chấm điểm, xếp loại khách hàng là một trong những cơ sở quan trọng để áp dụng chính sách tín dụng phù hợp, sàng lọc các đối tƣợng khách hàng quan trọng trong cho vay, đƣa ra quyết định việc có cho vay hay từ chối cho vay đối với khách hàng.
Việc thu thập thông tin về cá nhân SXNN để thực hiện chấm điểm do khách hàng cung cấp thể hiện trên Báo cáo kết quả thu thập thông tin và đánh giá khách hàng thông qua hoặc thông qua hồ sơ, qua xác nhận của chính quyền địa phương, phỏng vấn trực tiếp khách hàng và các nguồn khác, từ đó
sẽ đƣa vào chấm điểm khách hàng và cho kết quả về xếp hạng tín dụng nội bộ cuả khách hàng.
Tuy nhiên, việc thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng tại chi nhánh còn nhiều trở ngại để có thể đạt kết quả xếp hạng chính xác nhất, cụ thể:
Khó khăn trong việc thu thập và xác nhận thông tin của khách hàng vay, đặc biệt là khách hàng vay mới, chủ yếu Chi nhánh chỉ nắm đƣợc thông tin về khách hàng cũ đã có lịch sử quan hệ tín dụng với Chi nhánh
Số lƣợng khách hàng cá nhân SXNN đông và phân tán, việc thu thập thông tin khách hàng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc thu thập thông tin khách hàng đôi khi còn đối phó, chƣa phản ánh thực chất.
Bên cạnh đó việc đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng còn phụ thuộc nhiều vào cảm tính chủ quan của CBTD, chủ yếu dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp do đó có những trường hợp đánh giá không đúng tình hình thực tế của khách hàng, Có những khách hàng tốt nhƣng do cảm tính và thu thập nguồn thông tin không đầy đủ nên CBTD lại đánh giá xếp hạng không tốt và ngƣợc lại có những khách hàng không tốt nhƣng theo chủ quan CBTD lại đánh giá tốt, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng, mất cơ hội đầu tƣ đối với những khách hàng tiềm năng.
- Thẩm định các điều kiện vay vốn, nhận dạng rủi ro tín dụng để đƣa ra quyết định cho vay đối với khách hàng:
Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi nhân sự: Chi nhánh thẩm định tính tuân thủ các quy định pháp luật của khách hàng, tƣ cách đạo đức, lý lịch tƣ pháp của khách hàng cá nhân thông qua hồ sơ pháp lý do khách hàng cung cấp, thu thập từ cơ quan chƣc năng, đối tác, bạn hàng của khách hàng, người thân và các nguồn thông tin khác.
Thẩm định tính hợp pháp của uỷ quyền và thời hạn của uỷ quyền.
- Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng: Chi nhánh chủ động từ chối cho vay đối với những khoản vay có mục đích sử dụng vốn vào những ngành nghề cấm kinh doanh.
- Dự án, phương án sản xuất của khách hàng: việc thẩm định phương án sản xuất của khách hàng là một bước quan trọng nhằm giúp cho ngân hàng có cái nhìn rõ ràng, chi tiết hơn về tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất của cá nhân SXNN, từ đó đánh giá khả năng thu hồi nợ gốc và lãi vay của khách hàng. Đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng đƣa ra quyết định cho vay hay không cho vay, giúp NHTM loại bỏ đƣợc những dự án không đem lại lợi nhuận trong tương lai, gây ra RRTD cho NHTM.
Tuy nhiên, việc thẩm định phương án của khách hàng cá nhân SXNN còn mang tính hình thức, rập khuôn, việc đánh giá rủi ro của khoản vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của CBTD, đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm thì quyết định cho vay chủ yếu dựa vào giá trị TSBĐ.
CBTD không thẩm định kỹ về năng lực tài chính, về nguồn trả nợ của khách hàng, việc xác minh lại thông tin khách hàng cung cấp còn khó khăn. Vì vậy nếu khi khách hàng gặp khó khăn và xảy ra RRTD, Chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ và khă năng xảy ra RRTD là rất cao.
Bên cạnh đó các khoản vay lại, vay mới của khách hàng cũ tại chi nhánh thì CBTD không thực hiện việc tái thẩm định đối với khách hàng mà lấy thông tin từ những năm trước đó có sẵn tại hồ sơ tín dụng, điều này gây rủi ro rất lớn cho các khoản vay khi không nắm bắt đƣợc tình hình tài chính, TSBĐ thực tế của khách hàng.
b) Sử dụng biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay
Hiện tại chi nhánh đang sử dụng một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng sau :
Thứ nhất, sử dụng tài sản đảm bảo nợ vay
Về số tiền cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo là động sản, bất động sản, tài sản hình thành từ nguồn vốn vay,…cho vay tối đa 80% giá trị tài sản; đối với tiền gửi, giấy tờ có giá do BIDV phát hành, cho vay tối đa 100% giá trị tài sản đảm bảo.
Về định giá tài sản đảm bảo, hiện nay chi nhánh thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường và giá trị sổ sách. Việc định giá tại chi nhánh do CBTD thực hiện. Việc định giá theo giá thị trường không có một khung hay văn bản hướng dẫn nào cụ thể nên giá trị tài sản đảm bảo đánh giá không đồng nhất, chỉ dựa trên sự đánh giá chủ quan của cán bộ khi thu thập nguồn thông tin chƣa chính xác, không phải là giá giao dịch thực tế. Vì vậy, công tác định giá tài sản đảm bảo chƣa đạt hiệu quả, tài sản chƣa đƣợc định giá đúng giá trị có thể dẫn dến rủi ro trong cho vay.
Về công tác kiểm tra định giá lại tài sản đảm bảo, chi nhánh tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo 12 tháng/lần, do đó chƣa phù hợp với tình hình thị trường bất động sản như hiện nay, giá trị tài sản đảm bảo sẽ không được đánh giá kịp thời và sẽ chênh lệch so với giá trị thị trường. Việc kiểm tra định giá lại tài sản đảm bảo tại chi nhánh do tổ định giá phụ trách. Tổ định giá do giám đốc chi nhánh thành lập và tự giải tán sau khi hoàn thành công việc. Chi nhánh chƣa có tổ định giá chuyên trách riêng biệt, chỉ thành lập trong thời gian ngắn nhƣ vậy sẽ không kiểm tra sát sao và chính xác đƣợc việc định giá lại tài sản đảm bảo có đúng hay không. Chi nhánh cần có một tổ phụ trách riêng công tác này. Điều này làm cho công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân SXNN bị hạn chế vì tài sản không định giá kịp thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lƣợng tín dụng.
- Thứ hai, tổ chức công tác cho vay nhằm hạn chế RRTD
Hiện nay đối với cho vay cá nhân SXNN chi nhánh đang thực hiện quy trình cấp tín dụng số 1008/BIDV-NHBL ngày 30/01/2019. Quy trình này đã
tách bạch các khâu khởi tạo, thẩm định đánh giá phê duyệt và quản trị tác nghiệp nhằm kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của cá nhân SXNN. Theo quy trình này, các phòng nghiệp vụ độc lập, khách quan trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, qua đó góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.
Phòng quan hệ khách hàng : Thực hiện các công việc tiếp thị, phát triển khách hàng, phát triển các sản phẩm bán lẻ. Đồng thời là bộ phận khởi tạo tín dụng, đề xuất và thiết lập quan hệ tín dụng đối với khách hàng.
Phòng quản lý rủi ro tín dụng : Đối với các khoản vay phải qua thẩm định rủi ro thì phòng quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận quan hệ khách hàng, tiến hành thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng và đề xuất cấp thẩm quyền phê duyệt.
Phòng quản trị tín dụng : Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến giải ngân, thu nợ và kiểm tra giải ngân theo quy định ; đối chiếu số liệu trên hệ thống và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Nhìn chung, việc tách bạch các khâu trong quy trình cho vay giúp cho việc cấp tín dụng đƣợc khách quan hơn. Nhƣng đây là quy trình cho vay chung cho nhiều đối tƣợng, chƣa có một quy trình cụ thể nào áp dụng riêng đối với cho vay cá nhân SXNN nên việc kiểm soát rủi ro cũng có phần nào bị hạn chế.
Thứ ba, kiểm tra và giám sát các khoản vay
Công tác kiểm tra và giám sát khoản vay của chi nhánh đã thực hiện nhƣng hiệu quả chƣa cao. Chi nhánh không có bộ phận riêng biệt là công tác kiểm tra giám sát khoản vay một cách khách quan mà chỉ do CBTD theo dõi trong suốt thời gian vay nên không kịp thời phát hiện rủi ro nếu xảy ra. CBTD thực hiện bằng cách đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ đúng hạn chứ chƣa kiểm tra xem khách hàng sử dụng khoản vay có đúng mục đích hay hiệu quả hay không. Do đó, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ không phát hiện kịp thời các
dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra. Công tác kiểm soát rủi ro tại chi nhánh chủ yếu xử lý khi dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện nhƣ khách hàng không trả nợ đúng hạn,… Nhƣ vậy việc kiểm soát không sát sao sau khi cho vay cũng làm cho việc kiểm soát rủi ro bị hạn chế.
Số lượng cán bộ quan hệ khách hàng ít, địa bàn rộng lớn cũng ảnh hưởng đến việc kiểm tra giám sát khoản vay. Hơn nữa, cán bộ quan hệ khách hàng phải phụ trách nhiều khâu trong quá trình cho vay cũng làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát khoản vay cũng nhƣ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay.
Thứ tư, sử dụng các biện pháp tài chính
Chi nhánh sử dụng các biện pháp tài chính nhƣ lãi suất quá hạn, phí cơ cấu nợ đƣợc thỏa thuận khi kí kết hợp đồng tín dụng khi hộ kinh doanh không thực hiện đúng các cam kết tín dụng nhƣ đã ký trong hợp đồng tín dụng. Mức phí hiện tại chi nhánh áp dụng tương đối thấp nên tính răn đe buộc các cá nhân SXNN phải trả nợ đúng hạn là chƣa cao. Nên có các khoản vay vẫn quá hạn lãi, quá hạn gốc, do khách ý thức đƣợc phí phạt của ngân hàng thấp hơn so với phần chênh lệch lãi suất khi mình không trả nợ. Công tác kiể soát RRTD ở đây là có thể là Chi nhánh cần nâng mức phí phạt lên cao hơn nữa đối với các cá nhân SXNN không trả nợ đúng hạn.
Thứ năm, thực hiện thu nợ trước hạn
Chi nhánh áp dụng biện pháp thu nợ trước hạn bằng cách thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nếu hộ kinh doanh nào vi phạm nghiêm trọng các cam kết cho vay nhƣ sử dụng sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật về việc sử dụng vốn vay và tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của mình đe dọa đến khả năng trả nợ ngân hàng.
Ngoài ra, việc thu nợ trước hạn cũng được chi nhánh áp dụng đối với các cá nhân SXNN có tình hình kinh doanh có dấu hiệu rủi ro. Việc thu nợ trước hạn đối với các cá nhân SXNN này cần đƣợc chi nhánh xem xét kĩ vì nhiều
khi do ảnh hưởng chung của nền kinh tế mà tình hình kinh doanh chỉ bị ảnh hưởng tạm thời.
c) Sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong cho vay - Lập quỹ dự phòng rủi ro
Việc phân loại nợ tại chi nhánh do CBTD thực hiện vào cuối mỗi quý.
Hằng quý dựa vào kết quả phân loại nợ chi nhánh sẽ trích lập rủi ro. Việc phân loại nợ do cán bộ thực hiện thủ công lại dồn vào một số ngày cuối quý nên độ chính xác khi phân loại các nhóm nợ là chƣa cao.
Nhìn chung, việc trích dự phòng RRTD tại chi nhánh thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, việc phân loại nợ tại chi nhánh vẫn chƣa chính xác do CBTD phân nhóm nợ chƣa chính xác dẫn đến việc trích lập dự phòng chƣa thật chính xác. Điều này ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nhƣ đã cam kết.
- Áp dụng mức lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro tín dụng: Tùy vào mức độ rủi ro về ngành nghề hoạt động và uy tín của hộ kinh doanh mà chi nhánh có các quy định, mức lãi suất áp dụng cụ thể. Đối với cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông sản sẽ đƣợc cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn.
d) Thực hiện các biện pháp chuyển giao rủi ro
- Yêu cầu khách hàng vay vốn mua bảo hiểm: Đa số các khoản vay của khách hàng cá nhân SXNN tại chi nhánh đều đƣợc yêu cầu mua bảo hiểm cho khoản vay, bảo hiểm cho tài sản thế chấp nhằm hạn chế bớt rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, chi nhánh chƣa áp dụng triệt để biện pháp này, chƣa kiên quyết trong việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro đối với các tài sản này.
-Yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba: Khi tài sản đảm bảo của cá nhân SXNN vay vốn không đủ để đảm bảo cho nợ vay, hoặc uy tín của khách hàng không đáp ứng đƣợc yêu cầu của Chi nhánh trong cho vay tín chấp, chi nhánh
yêu cầu khách hàng có bảo lãnh của một tổ chức, cá nhân khác để đảm bảo cho nợ vay của mình. Hiện nay, chi nhánh cho vay thanh toán trước tiền mua vật tư hàng hóa mà không yêu cầu bên hưởng thụ phải bảo lãnh ứng trước.
- Bán nợ xấu: Các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng đƣợc đánh giá không có khả năng thu hồi nhƣng thời gian dài sẽ đƣợc Chi nhánh bám cho VAMC.
Đây là biện pháp nhằm loại bỏ những tài sản có rủi ro, để tạo chỗ cho các tài sản khác có tính thanh khoản cao hơn, bán những khoản nợ xấu sẽ giảm đƣợc RRTD và rủi ro lãi suất.
e) Thiết lập nguôn tài chính bên trong để bù đắp thiệt hại RRTD công tác phân loại nợ tại chi nhánh được thực hiện trên chương trình và tuân theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN. Trên cơ sở phân loại nợ, hàng quý chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng rủi ro rín dụng để tạo nguồn tài chính bên trong để bù đắp tổn thất rủi ro xảy ra.
Tuy nhiên việc phân loại nợ và thực hiện trích lập dự phòng vẫn còn nhiều tồn tại dẫn đến kết quả phân loại nợ chƣa chính xác có những khách hàng thực tế đã ở nhóm nợ cao hơn nhƣng vẫn không thực hiện chuyển nhóm nợ, ngoài việc định giá tài sản để loại trừ khi tính mức trích lập dự phòng không chuẩn, không đúng với giá trị thực tế của tài sản bảo đảm. Vì vậy, có nhiều trường hợp vẫn còn sai lệch về kết quả phân loại nợ và số tiền trích lập DPRR cụ thể.