RỦI RO TÍN DỤNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NHTM

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NHTM

1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân SXNN

Rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân SXNN: là khả năng xảy ra những mất mát thiệt hại và tổn thất về tài chính mà ngân hàng gánh chịu do khách hàng cá nhân SXNN không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng trễ hạn trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ đúng hạn khi đến hạn các khoản gốc và lãi.

1.2.2. Đặc điểm RRTD trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp RRTD trong cho vay cá nhân SXNN mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, NHTM chuyển giao quyền sử dụng vốn cho cá nhân SXNN, RRTD trong cho vay xảy ra khi cá nhân SXNN gặp phải những tổn thất trong quá trình sử dụng vốn, trong khi đó quá trình SXNN thường có chu kỳ dài, địa

bàn hoạt động của khách hàng rộng nên việc giám sát hoạt động sử dụng vốn vay thường xuyên rất khó thực hiện. Do đó, rủi ro trong quá trình sản xuất nông nghiệp của cá nhân SXNN là nguyên nhân chủ yếu, gián tiếp gây ra RRTD của NHTM.

Biểu hiện của đặc điểm này trong thực tế là ngân hàng thường biết sau, biết không đầy đủ hoặc không chính xác về những thất bại khó khăn trong quá trình hoạt động đầu tƣ, kinh doanh của khách hàng.

Xuất phát từ đặc điểm này, trong kiểm soát RRTD, ngân hàng phải tập trung nghiên cứu thông tin về khách hàng và phải thường xuyên bám sát hoạt động của khách hàng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của rủi ro.

RRTD trong cho vay cá nhân SXNN có tính chất đa dạng và phức tạp:

Các mục đích sử dụng vốn trong cho vay nông nghiệp là vô cùng đa dạng và phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan. Chính vì vậy, RRTD trong hoạt động cho vay này cũng đến từ rất nhiều phía với nhiều nguyên nhân, hình thức biểu hiện khác nhau.

RRTD trong cho vay cá nhân SXNN có tính tất yếu: Tính tất yếu là một đặc điểm cơ bản của RRTD do RRTD luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng, việc cho vay cá nhân SXNN cũng không nằm ngoài đặc điểm này.

Với tính chất các món vay trong cho vay cá nhân SXNN thường nhỏ, số hộ vay vốn lại rất nhiều, do đó việc nắm bắt, theo dõi các thông tin của Ngân hàng đối với từng cá nhân SXNN là điều vô cùng khó khăn. Điều này dẫn đến tình trạng thông tin bất đối xứng làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM cần đánh giá nhằm tìm ra các cơ hội đạt đƣợc những lợi ích xứng đáng với mức độ rủi ro chấp nhận đƣợc khi cho vay cá nhân SXNN.

RRTD trong cho vay cá nhân SXNN rất khó giám sát: Do tính chất phân tán của hộ sản xuất, địa bàn hoạt động trải rộng trên nhiều vùng miền,

đồng thời với tính chất đa dạng phức tạp của mình dẫn đến việc kiểm tra, giám sát của NHTM trong cho vay cá nhân SXNN gặp rất nhiều khó khăn để có thể kiểm soát chặt chẽ các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

1.2.3. Nguyên nhân và tác hại của RRTD trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp

a) Nguyên nhân RRTD trong cho vay cá nhân SXNN

Nguyên nhân rủi ro tín dụng nói chung, rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân SXNN nói riêng, đƣợc chia làm ba nhóm nguyên nhân chính:

- Nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng:

+ Trình độ của khách hàng cá nhân SXNN bao gồm cả trình độ sản xuất và trình độ quản lý của khách hàng. Với một trình độ sản xuất hợp lý và trình độ quản lý có khoa học, khách hàng có thể đạt đƣợc kết quả sản xuất kinh doanh ngoài mong muốn, sẽ có khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng.

Ngƣợc lại thì khả năng trả nợ ngân hàng là khó khăn.

+ Khách hàng cá nhân SXNN sử dụng vốn sai mục đích: đây là yếu tố thuộc về chủ quan của khách hàng. Rất khó để cho ngân hàng kiểm soát từ đầu vì đây là ý định của khách hàng.

Rủi ro do người vay có chủ ý lừa đảo, chây ỳ, trốn: đây là rủi ro rất khó kiểm soát vì nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá đạo đức, tƣ cách của khách hàng vay.

- Nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:

Do chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao.

Hệ thống ngân hàng mở ra ngày một nhiều dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, nới lỏng quy trình cho vay…

Trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế dẫn đến cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng

và phương án vay vốn, từ đó phát sinh những hợp đồng cho vay thiếu an toàn, mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ càng tăng dần trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến khi giám sát và cuối cùng là thu nợ.

- Các nguyên nhân khách quan:

+ Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng: nhƣ thiên tai, dịch bệnh, đây là nhóm rủi ro chính gây nên rủi ro trong cho vay cá nhân SXNN và rủi ro thường gây ra trên diện rộng, tổn thất lớn cho cả khách hàng và ngân hàng.

+ Rủi ro do nguyên nhân từ cơ chế, chính sách: Sự thay đổi chính sách của nhà nước làm ảnh hưởng tới việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm của cá nhân SXNN.

+ Rủi ro do nguyên nhân từ biến động thị trường: trong SXNN biến động thị trường ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SX kinh doanh, từ giá cả nguyên liệu đầu vào nhƣ phân bón, hạt giống, nông cụ…hay biến động giá cả nông sản, tình trạng được mùa, mất giá luôn là nỗi ám ảnh của người sản xuất nông nghiệp.

Rủi ro do môi trường chính trị, xã hội: hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng có nhiều thuận lợi và ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều kẻ hở rất dễ bị lợi dụng gây ra những bất lợi, khó khăn, ngân hàng cho vay gặp nhiều rủi ro.

b) Tác hại RRTD trong cho vay cá nhân SXNN - Đối với ngân hàng bị rủi ro:

+ Giảm thu nhập, tăng chi phí, giảm lợi nhuận: Bản chất của hoạt động ngân hàng là đi vay để cho vay. Khi RRTD xảy ra sẽ làm phát sinh các khoản nợ khó đòi, ngân hàng sẽ không thu đƣợc vốn đã cho cá nhân SXNN vay đồng thời lại phát sinh thêm chi phí quản lý và chi phí giám sát thu nợ. Các

khoản chi phí này thực tế còn cao hơn các khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì đây là khoản thu nhập ngân hàng khó có khả năng thu hồi, đồng thời vẫn trích lập dự phòng cho những rủi ro, làm gia tăng chi phí và dẫn đến việc giảm sút lợi nhuận của NHTM.

+ Giảm khả năng thanh khoản: Các NHTM thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra và dòng tiền vào, các món vay không đƣợc thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến mất cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gởi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các món vay lại không hoàn trả đúng hạn, do đó nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán.

+ Giảm uy tín, có thể phá sản: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả của ngân hàng diễn ra nhiều lần hay thông tin về RRTD của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng thì uy tín của ngân hàng đó trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. Hậu quả là ngân hàng sẽ khó khăn trong việc huy động vốn từ dân cƣ và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp, các ngân hàng khác. Nếu RRTD xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, NHTM mất khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh thua lỗ trầm trọng sẽ dẫn đến khả năng gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho các khách hàng gởi tiền dẫn đến tình trạng đồng loạt rút hết tiền gởi tại NHTM, đẩy NHTM đi tới việc phá sản. RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng.

- Đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế: chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, chuyên đi huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Nguồn gốc những khoản cho vay của NHTM là từ những người gửi tiền vào ngân hàng.

Ngân hàng chỉ làm cầu nối giữa người có tiền nhàn rỗi và người cần vốn. Bởi vậy, khi RRTD xảy ra ở mức đủ lớn, quyền lợi của những người gửi tiền cũng

bị ảnh hưởng. Tổn thất của các ngân hàng ở mức lớn làm gia tăng quan ngại của công chúng dẫn đến hiện tượng người gửi tiền đổ xô đi rút tiền ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội nên một khi sự cố ngân hàng xảy ra, ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn đối với nền kinh tế-xã hội. Sự sụp đổ của một ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng “đô-mi-nô” kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác sụp đổ, làm suy thoái nền kinh tế, giá cả tăng, sức mua giảm sút, gia tăng thất nghiệp, khủng hoảng tài chính, mất ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)