Bối cảnh bên ngoài

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

2.2.1. Bối cảnh bên ngoài

a) Tình hình chung về kinh tế, xã hội

NHNN đã chủ động, linh hoạt điều hành có hiệu quả chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống. Tín dụng tăng trưởng 14% phù hợp với cân đối vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, gắn liền với nâng cao chất lượng, hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh;

Đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,5% so với năm 2017; mặt bằng lãi suất đƣợc duy trì ổn định trong bối cảnh lãi suất thị trường quốc tế gia tăng; Tỷ giá có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở thời điểm cuối năm nhƣng vẫn trong tầm kiểm soát trên cơ sở NHNN chủ động lường đón và linh hoạt điều hành tỷ giá trong biên độ an toàn thông qua tỷ giá trung tâm, đáp ứng đủ các nhu cầu mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối với quy mô đạt 60 tỷ USD; nợ xấu đã xử lý được một bước quan trọng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD giảm về mức 1,89%; sau hơn 1 năm triển khai Nghị quyết số 42 đã xử lý đƣợc 30% tổng nợ xấu.

Đánh giá kinh tế xã hội tỉnh Đăk Lăk đạt tổng sản phẩm 8.886,35 tỷ đồng; tăng trưởng kinh tế 7,8-8%; GRDP bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu 128 triệu USD, tổng kim ngạch nhập khẩu 9

triệu USD; …

Tình hình Kinh tế - xã hội thị xã Buôn Hồ đã có một số dấu hiệu tăng trưởng, sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi. Kết quả một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018 như sau: Tốc độ tăng trưởng bình quân về kinh tế của thị xã đạt 12,59%/năm. Trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 6,55%; công nghiệp - xây dựng 9,6%; thương mại - dịch vụ 18,99%.

Riêng năm 2018, giá trị sản xuất các ngành ƣớc đạt 6.349 tỷ đồng, tăng 4% so với kế hoạch; tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 2.080 tỷ đồng, thu ngân sách đạt trên 281,1 tỷ đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52,44%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới giảm còn 4,68%.

Giá cà phê và tiêu có sự sụt giảm mạnh. Giá tiêu khoảng 40.000 đồng/kg, cà phê giao động ở mức 34.000 đồng/kg. Giá cả hàng hóa bấp bênh đặc biệt là trên những cây trồng chủ lực và cây công nghiệp lâu năm. Chính tình hình đó dẫn đến hoạt động SXNN của cá nhân đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt và thu mua nông sản gặp nhiều khó khăn.

Nhìn qua các chỉ tiêu cơ bản mà tỉnh Đăk Lăk và thị xã Buôn Hồ đạt được ở trên, ta có thể thấy bức tranh kinh tế tại địa phương đã có bước tăng trưởng so với đầu năm, giá trị sản xuất và thu NSNN đã có dấu hiệu hồi phục, phát triển. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế thị xã hiện tại vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, không ổn định. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là chất lƣợng tín dụng.

b) Hoạt động của các TCTD khác trên địa bàn

Chi nhánh luôn nhận đƣợc sự quan tâm ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi của BIDV, NHNN và chính quyền địa phương. Hình ảnh, thương hiệu của chi nhánh ngày càng khẳng định vị thế trên địa bàn.

BIDV đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh nâng cao sức cạnh tranh,

đẩy mạnh phát triển mở rộng nền khách hàng và tăng trưởng mạnh quy mô tín dụng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm trang bị đầy đủ, mạng lưới hoạt động đƣợc củng cố.

So với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn thì chi nhánh có một số lợi thế nhất định do được thành lập trước nên qui mô lớn hơn, nền khách hàng đông đảo và có sự gắn bó nhất định với chi nhánh.

Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động của chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn.

Bắc Đăk Lăk là khu vực địa bàn rộng lớn, dân cƣ thƣa thớt tập trung tại thị xã, một số thị trấn còn lại là sống rải rác ở các vùng xa, đường xá đi lại khó khăn. Hơn nữa chi nhánh có mạng lưới ít phòng giao dịch, cán bộ còn thiếu cũng gây nên khó khăn trong việc đƣa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc và công tác chăm sóc khách hàng.

Hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn còn đối mặt với nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động chƣa cao, khả năng trả nợ yếu làm cho nguy cơ nợ xấu tăng cao từ đối tƣợng khách hàng này vẫn còn tiềm ẩn. Một số doanh nghiệp, cơ sở thu mua nông sản phá sản làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

Tuy nhiên trên địa bàn có hơn 10 tổ chức tín dụng nên sự cạnh tranh thị trường trên địa bàn là rất cao, khách hàng bị chia sẻ bớt. Tình trạng chèo kéo bằng mọi giá, cạnh tranh không làm mạnh để lôi kéo khách hàng tốt của một số ngân hàng trên địa bàn vẫn còn xảy ra.

Hiện nay trên địa bàn thị xã Buôn Hồ và 3 huyện phụ cận có 16 ngân hàng thương mại đang hoạt động bao gồm 31 phòng giao dịch trực thuộc, phân bố nhƣ sau:

STT Tên ngân hàng Thị xã Buôn Hồ

Huyện Krông Buk

Huyện Krông Năng

Huyện EaHleo

1 BIDV Hội sở 1 PGD 1 PGD 1 PGD

2 NH Nông nghiệp 2 PGD 1 PGD 3 PGD 3 PGD

3 NH Sacombank 1 PGD 1 PGD

4 NH Viettinbank 1 PGD

5 NH Đông Á 1 PGD 1 PGD

6 NH Liên Việt 1 PGD 1 PGD 1 PGD

7 HD Bank 1 PGD 1 PGD

8 Ngân hàng OCB 1 PGD

9 NH Kiên Long 1 PGD 10 Ngân hàng ACB 1 PGD

11 Seabank 1 PGD

12 Eximbank 1 PGD

13 Vietcombank 1 PGD 14 Banvietbank 1 PGD

15 MB bank 1 PGD

16 Bảo Việt Bank 1 PGD

Cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống bao gồm tín dụng, chuyển tiền, phát hành thẻ cho các đơn vị chi lương. Các sản phẩm khác vẫn có nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ và không có tính đột phá. Vì tập trung vào một phân khúc thị trường nên sự cạnh tranh diễn ra khá khốc liệt, một số ngân hàng TMCP nhỏ chấp nhận áp dụng chính sách giá cạnh tranh để lôi kéo khách hàng.

Mức sống người dân chưa cao, kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, hoạt động thương mại dịch vụ chưa thực sự phát triển. Những năm gần đây do nhu cầu chuyển đổi, tái canh một số loại cây công nghiệp cao nên hoạt động tín

dụng diễn ra tương đối thuận lợi. Mặc dù bị cạnh tranh mạnh bởi một số ngân hàng TMCP nhƣng BIDV vẫn là ngân hàng có thị phần lớn, thủ tục cho vay nhanh và lãi suất tương đối cạnh tranh. Tuy nhiên ở các mặt hoạt động khác thì sự cạnh tranh trở nên gay gắt thật sự.

c) Tình hình của cá nhân SXNN trên địa bàn

Địa bàn chi nhánh bao gồm Thị xã Buôn Hồ, Huyện KrôngBuk, Huyện KrôngNăng, Huyện EaHleo với nền kinh tế chủ yếu tập trung lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm vừa qua với lợi thế quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn lớn thích hợp nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao: cà phê, tiêu, bơ, sầu riêng...đã kích thích người nông dân đẩy mạnh đầu tư nên nhu cầu về vốn rất lớn. Qua số liệu của chi nhánh có thể thấy mức độ tăng trưởng dƣ nợ và số lƣợng khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh các năm qua có xu hướng tăng mạnh thể hiện rõ tình hình trên. Tuy nhiên việc tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân SXNN vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Trước tình hình giá cả nông sản bấp bênh các năm qua đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Năm 2018 giá tiêu ở mức trên 80.000 đồng/Kg hiện chỉ còn 44.000 đồng/kg, hoặc giá cà phê năm 2018 trung bình trên 36.000 đồng/kg hiện tại chỉ quanh quẩn 33.000 đồng/kg.

Giá cả hàng hóa bấp bênh đặc biệt là trên những cây trồng chủ lực và cây công nghiệp lâu năm nên rất khó chuyển dịch cây trồng. Chính tình hình đó dẫn đến hoạt động SXNN của cá nhân đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt và thu mua nông sản gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, qua đúc kết kinh nghiệm các hộ dân trồng trọt hiện tại đã áp dụng hình thức xen canh nhiều loại cây trồng trên một diện tích đất để giảm thiểu rủi ro về giá cũng nhƣ nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)