CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài a. Nhân tố pháp lý

KBNN là một cơ quan nhà nước nên hoạt động dựa trên các văn bản pháp luật. Nếu hệ thống pháp luật về TTKDTM chặt chẽ, đầy đủ và phù hợp với thực tế thì các chủ thể sẽ yên tâm hơn khi tham gia vào hệ thống thanh toán, từ đó khuyến khích các chủ thể tích cực sử dụng hình thức TTKDTM.

Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật về TTKDTM chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn thì các chủ thể e ngại khi sử dụng hình thức TTKDTM. Vì vậy mà cơ sở pháp lý cho hệ thống TTKDTM là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho hoạt động TTKDTM diễn ra thuận lợi, an toàn, các chủ thể yên tâm và tham gia tích cực vào hoạt động TTKDTM.

b. Nhân tố kinh tế

Khi kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, sản xuất hàng hóa phát triển dẫn đến nhu cầu về trao đổi hàng hóa được mở rộng, quá trình mua bán diễn ra thường xuyên hơn, đòi hỏi việc thanh toán phải nhanh chóng, thuận tiện

và an toàn. Để đáp ứng được những yêu cầu đó cần sự phát triển của TTKDTM. Mặt khác, hệ thống TTKDTM phát triển sẽ góp phần làm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho nền kinh tế, thu hút nguồn vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển, nhờ đó mà nền kinh tế sẽ tăng trưởng và phát triển.

Vì vậy nền kinh tế phát triển sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TTKDTM nói chung và TTKDTM qua KBNN nói riêng; ngược lại, khi công tác TTKDTM phát triển sẽ thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển.

c. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ hiện nay có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công tác TTKDTM. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh toán giúp cho việc thanh toán diễn ra nhanh hơn, chính xác, an toàn và do đó hiệu quả hơn. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, các trung gian thanh toán có thể phát triển nhiều dịch vụ thanh toán khác nhau để khách hàng lựa chọn, việc thay thế các chứng từ giấy như trước đây bằng các chứng từ điện tử đem lại nhiều lợi ích không chỉ với người tiêu dùng, tổ chức kinh tế, các đơn vị sử dụng NSNN, ngân hàng, kho bạc,…

và đối với cả nền kinh tế.

Công nghệ hiện đại cho phép các trung gian thanh toán có thể liên kết với nhau thông qua sử dụng chung các mạng công nghệ, giúp cho các trung gian thanh toán mở rộng phạm vi hoạt động, có thể hỗ trợ lẫn nhau không chỉ trong công tác thanh toán mà cỏn trong các hoạt động nghiệp vụ khác.

d. Trình độ dân trí, tâm lý, thói quen của chủ thể thanh toán

Nhu cầu sử dụng TTKDTM chịu sự tác động bởi các yếu tố về trình độ dân trí, tâm lý cũng như thói quen của người sử dụng. Khi trình độ dân trí không cao, người dân không am hiểu nhiều về TTKDTM, e ngại khi sử dụng một phương thức thanh toán mới là TTKDTM; trong khi đó thanh toán bằng

tiền mặt là cách thanh toán truyền thống, đơn giản và dễ thực hiện, vốn dĩ được sử dụng từ trước nay, hình thức này đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và các tổ chức, đơn vị. Khi trình độ dân trí được nâng lên, người dân có điều kiện để tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, lúc này thông tin về TTKDTM được tìm hiểu nhiều hơn, việc sử dụng TTKDTM trở thành tất yếu vì những lợi ích mà nó mang lại. Vì vậy, trình độ dân trí, tâm lý, thói quen của các chủ thể thanh toán có ảnh hưởng đến công tác TTKDTM.

1.3.2. Các nhân tố bên trong

a. Trình độ, sự nhận thức của cán bộ KBNN

Yếu tố con người luôn có tầm quan trọng trong mọi hoạt động. Trong công tác thanh toán, nếu cán bộ KBNN có năng lực, trình độ chuyên môn tốt sẽ tiếp cận nhanh với những quy định về TTKDTM, loại trừ được những thiếu sót và sai phạm. Bên cạnh đó, nếu cán bộ, công chức KBNN nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của công tác TTKDTM qua KBNN bằng cách tuân thủ theo đúng các quy định về TTKDTM, tăng cường ứng dụng công nghệ, kết nối hệ thống thanh toán của ngân hàng… sẽ giúp cho công tác TTKDTM qua KBNN sẽ ngày càng phát triển, phục vụ tốt cho công tác thu, chi NSNN.

Ngược lại, nếu cán bộ KBNN năng lực chuyên môn kém, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác TTKDTM cũng ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả của việc áp dụng các phương thức TTKDTM qua hệ thống KBNN. Vì vậy việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức của hệ thống luôn là mối quan tâm thường xuyên của KBNN.

b. Quy trình, thủ tục thanh toán

Quy trình nghiệp vụ có ảnh hưởng đến công tác TTKDTM. Nếu quy trình nghiệp vụ rõ ràng, được xây dựng và thực hiện một cách khoa học, thủ tục thanh toán được giải quyết đơn giản, nhanh chóng thì công tác thanh toán

tại KBNN sẽ hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đơn vị giao dịch. Vì vậy quy trình nghiệp vụ tại KBNN phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ về từng thủ tục, trình tự công việc thực hiện khoa học; đổi mới các biểu mẫu thanh toán theo hướng đơn giản, thuận tiện cho khách hàng, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận có liên quan; chuẩn hóa các thông tin dữ liệu trong việc trao đổi giữa các bên tham gia thanh toán.

c. Trang bị công nghệ, cơ sở vật chất

Trang thiết bị công nghệ hiện đại luôn là yếu tố cần thiết và quan trọng trong mọi lĩnh vực. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà khối lượng thanh toán qua KBNN ngày càng lớn, đối tượng giao dịch ngày càng nhiều thì đòi hỏi về hiện đại hóa công nghệ là điều tất yếu và hết sức quan trọng, giúp cho việc xử lý công việc nhanh hơn, đảm bảo công tác thanh toán được đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng và thuận lợi. Việc trang bị công nghệ phải đảm bảo tích hợp hệ thống thanh toán của KBNN với hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế để mở rộng mạng lưới thanh toán, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho đối tượng giao dịch, nhờ vậy mà công tác TTKDTM qua KBNN phát triển. Ngược lại, nếu việc trang bị công nghệ không phù hợp giữa hệ thống thanh toán của KBNN và các hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế sẽ làm giảm khối lượng TTKDTM qua KBNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thanh toán và các hình thức thanh toán trong nền kinh tế, trong đó nội dung quan trọng là lý luận về TTKDTM. Thông qua việc giới thiệu về quá trình hình thành hệ thống KBNN, vai trò cũng như chức năng của KBNN; đề tài phân tích về hoạt động TTKDTM qua hệ thống KBNN, các hình thức TTKDTM và hệ thống TTKDTM được sử dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TTKDTM qua KBNN, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động TTKDTM qua KBNN;

qua đó làm cơ sở cho việc đánh giá phân tích thực trạng công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng trong thời gian qua và đề xuất, khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng trong thời gian đến.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)