Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Từ thực tế công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng và những phân tích, đánh giá kết quả, có thể xác định một số nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại chủ yếu như sau:

Một là, cơ chế chính sách về TTKDTM chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế. Việc xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp luật luôn có một độ trễ nhất định; các văn bản pháp lý đều do các cơ quan cấp trên ban hành, các đơn vị cấp dưới như KBNN Đà Nẵng chỉ giữ vai trò tiếp nhận và thực hiện theo quy định, phản hồi và đóng góp ý kiến khi cần sửa đổi, điều chỉnh.

Hai là, chế tài áp dụng cho việc bắt buộc TTKDTM chưa cao. Nghị định số 192/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 54/2014/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN chưa có quy định cụ thể cho hành vi vi phạm TTKDTM qua KBNN.

Ba là, các hệ thống thanh toán điện tử như TTSPĐT, TTLKB, TTLNH mặc dù đã được nâng cấp, cải thiện nhiều nhưng các bước thực hiện trong

chương trình còn tốn nhiều thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, giữa các chương trình chưa có sự đồng nhất với nhau, trong quá trình thực hiện các chương trình có sự sai lệch giữa giao diện đầu ra và đầu vào. Hơn nữa, năng lực kỹ thuật, khả năng xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán điện tử của KBNN còn hạn chế so với các hệ thống thanh toán điện tử hiện đại, đa dạng của hệ thống ngân hàng.

Bốn là, hạ tầng cơ sở về trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán của KBNN Đà Nẵng vẫn còn chưa hiệu quả; việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng chưa thực sự triệt để, chất lượng còn kém. Thông tin quản lý thu NSNN (mục lục ngân sách, thông tin người nộp, thông tin khác tùy theo từng khoản thu như địa chỉ căn nhà, lô đất, loại phương tiện, nhãn hiệu,…) và thông tin thanh toán (số tiền, tên và tài khoản người thụ hưởng..) cùng được tích hợp trên lệnh thanh toán cũng chiếm nhiều dung lượng ảnh hưởng đến tốc độ xử lý và tính ổn định của hệ thống thanh toán, gây ra lỗi đường truyền, dễ phát sinh sai sót do nhập liệu thủ công và gây khó khăn trong công tác trao đổi, đối chiếu giữa KBNN và các đơn vị liên quan.

Năm là, tâm lý và thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã ăn sâu vào nhận thức của khách hàng giao dịch. Một số tổ chức, cá nhân vẫn duy trì thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán nên chưa chấp hành nghiêm các quy định về TTKDTM, vẫn tìm mọi cách để chi tiêu bằng tiền mặt. Đối với các đơn vị thuộc khối an ninh quốc phòng vì lý do bảo mật vẫn thực hiện rút tiền mặt kể cả việc chi lương và giải quyết các hoạt động nghiệp vụ; số tiền mặt mỗi lần giao dịch là khá lớn khiến cho kho bạc phải chuẩn bị lượng tiền mặt lớn để phục vụ, dễ mất an toàn trong thanh toán.

Sáu là, công tác kiểm soát chi trên hồ sơ, chứng từ và việc luân chuyển trên hệ thống, chương trình còn chiếm nhiều thời gian do chứng từ phải luân chuyển qua nhiều bộ phận, đặc biệt là các khoản chi lớn như đầu tư xây dựng

cơ bản vốn nhiều hồ sơ, chứng từ và khâu kiểm soát đòi hỏi phức tạp hơn.

Bảy là, trình độ, kỹ năng của một số cán bộ làm công tác thanh toán trong hệ thống KBNN cũng còn hạn chế do công tác đào tạo, bồi dưỡng cơ bản cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực thanh toán chưa đạt yêu cầu. Đội ngũ cán bộ KBNN chưa đồng đều, một số cán bộ kho bạc đã lớn tuổi nên thao tác kỹ thuật còn chậm không tránh khỏi sai lầm trong quá trình nhập dữ liệu, nhận lệnh và truyền lệnh,…

Tám là, nhân lực của NHTM phục vụ công tác phối hợp thu NSNN còn hạn chế. Hàng ngày, việc xử lý thông tin thu nộp và chuyển tiền thuế vào tài khoản thu NSNN của các NHTM còn nhiều sai sót. Nguyên nhân của hạn chế này là do một số NHTM chưa bố trí đủ nhân lực trong công tác phối hợp thu NSNN, mặt khác những công chức được bố trí thực hiện nghiệp vụ này còn lúng túng do chưa nắm rõ nghiệp vụ thu NSNN.

Chín là, công tác tuyên truyền, vận động thực hiện TTKDTM của cán bộ công chức KBNN chưa hiệu quả. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc TTKDTM còn hạn chế, mỗi người có thể hiểu tầm quan trọng của TTKDTM khác nhau tùy vào sự hiểu biết, quan niệm của cán bộ dẫn đến hiệu quả của công tác TTKDTM chưa cao. Một số cán bộ kiểm soát chi chưa kiên quyết từ chối các khoản chi bằng tiền mặt mà theo quy định là phải chuyển khoản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, đề tài đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng trong giai đoạn 2016-2018, qua đó rút ra những mặt được và chưa được trong công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng. Thời gian qua, KBNN Đà Nẵng đã triển khai và đi vào hoạt động các chương trình thanh toán điện tử như TTLKB tích hợp với hệ thống TABMIS, TTLNH, TTSPĐT; KBNN Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thanh toán, kể cả thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM. Công tác TTKDTM ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng có giao dịch với KBNN Đà Nẵng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp NSNN. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả công tác TTKDTM, vì vậy cần đưa ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)